Thứ Bảy, 27 Tháng Bảy, 2024

Niềm Tin Được Củng Cố Qua Cộng Đoàn (Pt. Salesio Đỗ – CĐ Châu Thủy)

Niềm Tin Được Củng Cố Qua Cộng Đoàn

Pt. Salesio ĐỗCĐ Châu Thủy

Khi đọc truyện các Thánh, chúng ta được kể cho biết vị này, vị kia, nhờ công đức, sự thánh thiện, và niềm tin của mình, được Chúa ban ơn làm phép lạ, nghĩa là phục sinh cho kẻ này người nọ từ cõi chết sống lại, và Giáo hội là Mẹ, với sự khôn ngoan của mình đã chứng thực và chúng ta cũng tin điều đó. Tuy nhiên, dù cho các Ngài có công đức đến đâu, cũng không thể làm cho kẻ chết sống lại, nếu không tin rằng Đức Giêsu Kitô đã sống lại từ cõi chết, nghĩa là Người đã Phục Sinh. Người đã Phục Sinh và đã thoả mãn sự cứng lòng tin của ông Tôma mà mỗi chúng ta được chúc phúc: “Phúc cho những ai không thấy mà tin”.

Tại sao ông Tôma lại không tin Chúa đã Phục Sinh, mặc dù đã được Chúa Giêsu tiên báo. Hơn nữa, chính các tông đồ, những người anh em thân tín nhất của ông cũng đã báo tin và làm chứng rằng Chúa đã sống lại, nhưng Tôma vẫn không tin. Tại sao Tôma lại không tin? Trong khi Chúa Phục Sinh hiện ra với các Tông đồ, Toma vắng mặt, vậy ông đã đi đâu? Qua đó cho ta thấy, một trong những khuyết điểm lớn nhất của Tôma là ông đã tự tách mình ra khỏi các Tông Đồ, khỏi đời sống cộng đoàn. Trong sự choáng váng, thất vọng, chán nản và, trong tâm trạng hoài nghi, đau khổ, ông đã không cùng chia sẻ với các tông đồ, nhưng đã tự nhốt mình trong sự cô đơn, tuyệt vọng và xa lánh anh em. Có lẽ, Ông Tôma muốn lãng quên đi sự phiền muộn và đau khổ nên đã đánh mất cơ hội gặp Chúa Phục Sinh. Nếu ông Toma ở lại để cùng chia sẻ với các Tông đồ sự hoang mang, nỗi sợ hãi và đau khổ sau biến cố tử nạn của Thầy mình, thì ông đã nhận ra Đấng Phục Sinh sớm hơn và niềm tin của ông cũng s ẽđược sớm củng cố.

Phúc âm cho ta biết, ông Tôma là người chính trực và có tính thực tế hơn các tông đồ khác. Bởi đó, niềm tin của ông vào Chúa Phục Sinh cũng phải đựơc chứng thực bằng sự khả giác. Nghĩa là, ông phải đích thân “mắt thấy, tay sờ”, như lời Ngài đã nói với các Tông đồ: “Nếu tôi không thấy dấu đinh ở tay Người. Nếu tôi không xỏ ngón tay vào lỗ đinh và không đặt bàn tay vào cạnh sườn Người, tôi chẳng có tin”. Đó là lập trường của Tôma, Ông không tin vào dư luận. Và rồi tám ngày sau, khi đã nguôi ngoai nỗi buồn, ông đã trở về, trở về hiệp thông với các Tông đồ. Lúc này, chính Chúa phục sinh đích thân đến gặp gỡ Tôma, và củng cố niềm tin cho ông. Ngài gọi đích danh Tôma, và mời gọi ông: “Hãy đặt ngón tay con vào đây và hãy nhìn xem tay Thầy. Đưa tay ra và đặt vào cạnh sườn Thy. Đừng cứng lòng nữa nhưng hãy tin”. Cuộc gặp gỡ này là một ân huệ, và Chúa Giêsu cho Tôma được diễm phúc đụng chạm vào “Thánh Thể” đầy thương tích của Người. Đấng Phục Sinh cho ông đụng chạm vào các vết đinh, tức là Ngài cho ông được đụng chạm đến những dấu tích yêu thương của Ngài, được đụng chạm đến lòng thương xót của Ngài; và khi xỏ bàn tay vào cạnh sườn bị đâm thâu của Chúa, Tôma sẽ được đụng chạm đến trái tim yêu thương của Thiên Chúa Cha, chính cuộc tiếp xúc này đã làm cho đức tin của Tôma được hồi sinh và được vững mạnh. Niềm tin này càng được xác tín hơn khi Ngài tuyên xưng: “Lạy Chúa tôi, Lạy Thiên Chúa của tôi”. Tại sao ông Tôma có được niềm tin sâu sắc như vậy? Thưa, nhờ ông đã biết bỏ mình và quay về hiệp thông với cộng đoàn, với các Tông đồ là những người anh em thân tín nhất, đã cùng ông vừa trải một cơn “ác mộng”.

Đời sống cộng đoàn là một bảo đảm cho niềm tin của chúng ta. Hơn nữa, trong Tu luật Thánh Tổ Biển Đức, với kinh nghiệm sống đan tu, ngài nói: “đan sĩ sống cộng tu, nghĩa là sống thành cộng đoàn, là anh dũng nhất”. Tại sao vậy? Thưa, vì chính nơi cộng đoàn, mọi người đều phải bỏ ý riêng, từ bỏ chính mình, để cùng nhau nhận ra Chúa Phục Sinh luôn hiện diện, và được Người củng cố đức tin. Chúng ta là Kito hữu nói chung, cách riêng với những người sống đời thánh hiến; và đặc biệt, chúng ta là đan sĩ, là người tin vào Đức Giêsu Kito Phục Sinh, song đức tin của chúng ta vẫn bị tấn công bởi thế gian và ma quỷ, bị đe dọa bởi khoa học và các chủ thuyết, nhất là niềm tin vào mầu nhiệm phục sinh vẫn đang là một thách thức cho chúng ta, nhất là người trẻ, các đan sĩ trẻ đang sống trong thế giới “hỗn tạp” này. Vì vậy, để có thể đứng vững trong đức tin, mà không có sự ngờ vực như Toma trước khi gặp Chúa Phục Sinh, trước hết chúng ta cần phải trở về trong sự hiệp thông và hiệp nhất với Giáo Hội, với hội dòng, và cộng đoàn, cùng với anh chị em cùng chung sống.

Vậy, để biến cố Phục Sinh không bị mai một và đi vào lãng quên, mỗi người chúng ta hãy mở toan cõi lòng mình, để Chúa Phục Sinh bước vào và ban cho ta Đức tin, Ân sủng và Bình an. Vì chính khi ta mở toan cõi lòng đang bị khép kín bởi sợ hãi, đau khổ và hận thù, cũng là lúc ta được Chúa Phục Sinh biến đổi cuộc đời mình. Và hãy lắng tai lòng nghe Chúa Phục Sinh đang nói với ta: “Đừng cứng lòng nữa, nhưng hãy tin”. Xin cho chúng ta có niềm tin tuyệt đối nơi Chúa Giêsu Phục Sinh, một niềm tin không cần bằng chứng như ông Tôma, nhưng nhờ cảm nhận bằng trái tim chân thành trong sự hiệp nhất và hiệp thông với cộng đoàn. Được như vậy, chúng ta sẽ trở nên những chứng nhân của Chúa Giêsu Phục Sinh trong chính đời sống và ơn gọi của mình.

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

BÀI VIẾT MỚI

spot_imgspot_img

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Chúa Nhật XVII TN, B, Ga 6,1-15: Từ những điều bé nhỏ

  TỪ NHỮNG ĐIỀU BÉ NHỎ (2V 4,42-44; Ep 4,1-6; Ga 6,1-15) M. Tân Trang, Vĩnh Phước Sự kiện xảy ra gần biển hồ Galile, lúc sắp đến...

Chúa Nhật XVI, Thường niên, Năm B, Mc 6,30-34: Con chiên –  Mục tử

Chúa Nhật XVI, Thường niên, Năm B, Mc 6,30-3 Con chiên -  Mục tử Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Lời Chúa hôm nay gợi lên cho chúng...

Chúa Nhật XVI TN, B: Tình yêu và lòng thương xót của Thiên Chúa

  TÌNH YÊU VÀ LÒNG THƯƠNG XÓT CỦA THIÊN CHÚA FM. Paul Nguyễn, PV Chiêm ngưỡng dung mạo lòng thương xót của Đức Giêsu qua trình thuật...

Chúa Nhật XVI TN, B, Mc 6,30-34: Cần lánh riêng ra một nơi

    CẦN LÁNH RIÊNG RA MỘT NƠI (Mc 6,30-34) M. Pacômiô Nguyễn Sơn Vinh, Phước Hiệp Theo quan niệm của Kitô giáo, con người gồm xác và hồn....

Chúa Nhật XVI TN, B, Mc 6,30-34: “Hãy tìm nơi thanh vắng mà nghỉ ngơi”

     “HÃY TÌM NƠI THANH VẮNG MÀ NGHỈ NGƠI” (Mc 6,30-34) Đức Minh, Phước Lý Tin Mừng Chúa nhật XVI hôm nay tường thuật về cuộc hội ngộ...

Chúa Nhật XV TN, B, Mc 6,7-13: Thực hiện lệnh truyền của Chúa

THỰC HIỆN LỆNH TRUYỀN CỦA CHÚA (Mc 6,7-13) Lm. Trần Văn Long, Fatima Đôi khi nhìn những người ăn xin, những người tàn tật trên đường phố,...

Lễ thánh Biển Đức, Mt 19,27-29: Con đường đi tới hạnh phúc

CON ĐƯỜNG ĐI TỚI HẠNH PHÚC (Cn 2,1-9; 1Cr 1,26-31; Mt 19,27-29) M. Gioan Tân, Thiên Phước Có thể nói hạnh phúc là mục đích sống và...

Chúa Nhật XIV Thường niên, Năm B, Mc 6,1-6: Kitô hữu – Ngôn sứ giữa đời

Chúa Nhật XIV Thường niên, Năm B, Mc 6,1-6 Kitô hữu - Ngôn sứ giữa đời Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist “Ngôn sứ có bị rẻ rúng...

Chúa Nhật XIV TN, B, Mc 6,1-6: Không nhận ra Chúa

    KHÔNG NHẬN RA CHÚA (Mc 6,1-6) Tùng Linh, Phước Lý Năm 1958, sau khi Đức Giáo Hoàng Piô XII qua đời, các báo chí mô tả ngài...

Chúa Nhật XIII Thường niên, Năm B, Mc 5,21-43: Hai phép lạ của lòng tin

Chúa Nhật XIII Thường niên, Năm B, Mc 5,21-43 Hai phép lạ của lòng tin Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Tin không chỉ là loan tin,...

Chúa Nhật XIII TN, B, Mc 5,21-43: Hai cái đụng

  HAI CÁI ĐỤNG (Mc 5,21-43) M. Bosco, PS Đức tin của con người là yếu tố có thể tác động đến Thiên Chúa. Các phép lạ xảy...

Chúa Nhật XIII TN, B, Mc 5,21-43: “Đừng sợ, chỉ cần tin thôi”

    „ĐỪNG SỢ, CHỈ CẦN TIN THÔI“ (Mc 5,21-43) Đăng Khoa, Phước Lý "Đừng sợ, chỉ cần tin thôi". Đó là lời trấn an của Chúa Giêsu trước...