Chủ Nhật, 8 Tháng mười hai, 2024

Ở LẠI TRONG TÌNH THƯƠNG CỦA THIÊN CHÚA (Bài Suy niệm Thứ 5 tuần V PS) – Mai Thi

 

Ở LẠI TRONG TÌNH THƯƠNG CỦA THIÊN CHÚA

(Bài Suy niệm Thứ 5 tuần V PS)

 

Đức nguyên Giáo hoàng Bênêđictô XVI đã viết thông điệp đầu tiên của mình mang tên: “Thiên Chúa là tình yêu”. Nhà thần học Ratzinger khởi sự triều đại trong tư cách là đấng kế vị thánh Phêrô muốn long trọng khẳng định với thế giới xác tín vô cùng quan trọng mà thánh sử Gioan đã xác nhận: “Thiên Chúa là tình yêu” (1Ga 4, 8. 16).

Tình yêu của Thiên Chúa là bản chất, là nền tảng và kiểu mẫu của tất cả mọi loại tình yêu. Nếu Thiên Chúa là Đấng luôn đi bước trước trong tình yêu đối với con người thì Ngài cũng mời gọi và ước mong con người đáp lại tình yêu của Ngài bằng cách “yêu Chúa hết lòng, hết linh hồn và hết sức lực”; đồng thời “yêu tha nhân như chính mình”.

Nội dung bài Tin mừng hôm nay (Ga 15, 9-11) như một dòng chảy tình yêu từ Thiên Chúa đến chúng ta. Chính Đức Giêsu Kitô, hiện thân của Đấng có tên là tình yêu, Người là trung gian duy nhất giữa Thiên Chúa và loài người, Người “là đường, là sự thật và là sự sống”, mạc khải cho chúng ta về cách thế Thiên Chúa yêu thương chúng ta. Tình yêu Thiên Chúa là tình yêu duy nhất, liên kết và trao ban trọn vẹn; khởi đi từ Chúa Cha sang Chúa Con, để rồi Chúa Con lại trao cho chúng ta. Tình yêu của Thiên Chúa Cha dành cho Chúa Con và Chúa Con chuyển giao cho chúng ta là tình yêu tương tác giữa cho và nhận: Như “Chúa Cha yêu mến Thầy thế nào, Thầy cũng yêu mến anh em như vậy” (Ga 15, 9). Và một khi nhận được tình yêu của Chúa, chúng ta lại có nghĩa vụ trao ban cho người anh chị em: “yêu tha nhân như chính mình”.

Chúa Cha dành tình yêu cho Người Con thế nào thì Người Con cũng dành tình yêu cho chúng ta như vậy. Khát khao của Đức Giêsu Kitô là được trao ban tình yêu Người đã nhận được từ Chúa Cha cho chúng ta. Con Thiên Chúa đã không ngại trở thành con người để chúng ta được trở nên Thiên Chúa, theo cách lập luận của thánh Irênê. Muốn nên giống nhau, khao khát được trao ban, muốn “ở lại trong nhau” là ngôn ngữ và định luật của tình yêu, xưa nay vẫn thế. Chính vì vậy Đức Giêsu quả quyết với chúng ta: “Chúa Cha yêu mến Thầy thế nào, Thầy cũng yêu mến anh em như vậy” (Ga 15, 9) vì “Ta và Cha Ta là một” (Ga 10, 30). Như vậy, ở lại trong tình thương của Thầy cũng có nghĩa là ở lại trong tình thương của Chúa Cha.

Ba đặc tính của tình yêu Thiên Chúa Cha như một bảo đảm chắc chắn để chúng ta được thuộc về Ngài, được ở trong tình yêu của Ngài và được hạnh phúc trong Ngài.

– Thứ nhất: Tình yêu của Chúa Cha là một tình yêu phổ quát, không loại trừ ai: Đấng “cho mặt trời mọc lên soi sáng kẻ xấu cũng như người tốt, và cho mưa xuống trên người công chính cũng như kẻ bất chính” (Mt 5, 45).

– Thứ hai: Tình yêu của Chúa Cha là một tình yêu hy sinh, cốt để chúng ta được sống và sống hạnh phúc. Ngài đã trao ban tất cả, hy sinh tất cả vì chúng ta và để cứu độ chúng ta: “Thiên Chúa yêu thế gian đến nỗi đã ban Con Một, để ai tin vào Con của Ngài thì khỏi phải chết” (Ga 3, 16).

– Thứ ba: Tình Yêu của Chúa Cha là một tình yêu tha thứ. Đọc trong Tin mừng ta sẽ thấy phẩm tính tuyệt vời này của Thiên Chúa. Dụ ngôn “Người cha nhân hậu” là áng văn bất hủ mô tả tình yêu của Thiên Chúa như một người cha nhân từ và kiên nhẫn đối với các đứa con bất hảo.

Thánh Gioan khẳng định: “Thiên Chúa là tình yêu” (1Ga 4, 8. 16) và tình yêu đó diễn tả qua 2 động từ “trao ban” và “ở lại”, bao nhiêu tình yêu của Cha được dành hết cho Con: “Chúa Cha yêu Người Con và cho Người Con thấy mọi điều mình làm” (Ga 5, 20a) và cũng một cách như vậy tình yêu của cả Cha và Con đã dành hết cho nhân loại: “Thiên Chúa yêu thế gian đến nỗi đã ban Con Một, để ai tin vào Con của Người thi khỏi phải chết” (Ga 3, 16).

Giống như cách hành xử của Chúa Cha, tình thương mà Đức Giêsu dành cho các môn đệ và cho mọi người là một tình yêu vô điều kiện, yêu đến cùng, một tình yêu “hiến mạng vì bạn hữu”, diễn tả qua hành vi rửa chân và ơn huệ Thánh Thể, được hoàn tất nơi mầu nhiệm Thập Giá. Tình yêu này đến từ tình yêu của Ba Ngôi Thiên Chúa.

Khi Đức Giêsu mời gọi các môn đệ “Hãy ở lại trong tình yêu của Thầy”, Người cũng đề nghị các ông và tất cả chúng ta sống giới răn mới, giới răn yêu thương. “Đây là giới răn của Thầy:”Các con hãy yêu thương nhau như Thầy đã yêu thương các con” (Ga 15, 12). Quả thật, chúng ta không chỉ hiệp thông với Chúa mà không có tình hiệp thông với anh chị em mình. Nếu Đức Giêsu ở lại trong chúng ta, thì chúng ta cũng được mời gọi ở lại trong Người. Tuy nhiên rất nhiều khi chúng ta cứ nghĩ và “tìm cách” ở lại trong tình yêu của Thầy nhưng ít khi chúng ta nghĩ Chúa đã và đang ở lại với chúng ta và trong chúng ta: Đức Giêsu sẽ mãi mãi ở lại với chúng ta qua Bí tích Thánh Thể và Lời của Người.

Như vậy, đã mang danh là người môn đệ của Đức Giêsu, những người tận hiến cuộc đời cho một mình Chúa trong đời thánh hiến, mỗi chúng ta được mời gọi trở nên chứng nhân tình yêu của Thiên Chúa trong môi trường chúng ta đang sống. Như tình yêu của Chúa Cha dành cho Chúa Con và như tình yêu chúng ta nhận được từ Chúa Con, chúng ta có nghĩa vụ “dâng tặng” lại cho tha nhân. Và một khi chúng ta đáp lại tình yêu của Thiên Chúa và thực thi giới luật yêu thương đối với mọi người, là chúng ta đang được hưởng niềm vui Chúa hứa ban như phần thưởng lớn lao vì đã ở lại trong tình thương của Ngài.

 

Mai Thi

 

 

 

 

 

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

BÀI VIẾT MỚI

spot_imgspot_img

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Ngày 3-12, lễ kính thánh Phanxicô Xaviê, Linh mục (Mc 16,15-20) Đi tìm vinh quang thật

Ngày 3-12, lễ kính thánh Phanxicô Xaviê, Linh mục (Mc 16,15-20) Đi Tìm Vinh Quang Thật Lm. Gioan Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Bản chất của Hội...

Kính thánh Phanxicô Xaviê, Mc 16,15-20

  KÍNH THÁNH PHANXICÔ XAVIÊ Lm M. Phêrô Khoa Lê Trọng Ngọc, Phước Sơn Đôi nét tiểu sử: Thánh Phanxicô Xaviê sinh năm 1506 tại Điên Xaviê thuộc...

Thứ 7, Tuần XXXIV, Kính Thánh Anrê Tồng đồ, Mt 4, 18-22

KÍNH THÁNH ANRÊ TÔNG ĐỒ Lm M. Phêrô Khoa Lê Trọng Ngọc, Phước Sơn Đôi nét về tiểu sử: Thánh Anrê quê ở Betsaida và là một...

Ngày 30.11 – Lễ kính thánh Andre Tông đồ

  HÀNH TRÌNH ƠN GỌI (Mt 4, 18-22) M. Kolbe, Phước Hiệp Lễ thánh Andre Tông đồ, là dịp để chúng ta suy niệm về tiếng gọi...

Thứ 6 Tuần XXXIV TN, Lc 21,29-33 Trời mới đất mới

TRỜI MỚI ĐẤT MỚI Lm M. Phêrô Khoa Lê Trọng Ngọc, Phước Sơn Bối cảnh: Với bài diễn từ “Cánh Chung” Đức Giêsu tiên báo thành Giêrusalem...

Thứ Năm Tuần XXXIV TN – Lc 21,20-28 Giêrusalem bị tàn phá

  GIÊRUSALEM BỊ TÀN PHÁ Lm M. Phêrô Khoa Lê Trọng Ngọc, Phước Sơn Bối cảnh: Để chúng ta biết được phần nào đoạn Tin Mừng của thánh...

Thứ 4 Tuần XXXIV TN – Lc 21,12-19 Vì danh Thầy anh em sẽ bị bắt nộp và ngược đãi

  VÌ DANH THẦY ANH EM SẼ BỊ BẮT NỘP VÀ NGƯỢC ĐÃI Lm M. Phêrô Khoa Lê Trọng Ngọc, Phước Sơn Bối cảnh: Các môn đệ cũng như...

Thứ Bảy, Tuần XXXIII, Thường niên (Lc 20,27-38) Tôi tin có sự sống đời đời

Thứ Bảy, Tuần XXXIII, Thường niên (Lc 20,27-38) Tôi Tin Có Sự Sống Đời Đời Lm. Gioan Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Chúng ta đang sống trong...

Thứ 6 Tuần XXXIII TN, Lc 19,43-48: Thanh tẩy nhà Cha

THANH TẨY NHÀ CHA Lm M. Phêrô Khoa Lê Trọng Ngọc, Phước Sơn Bối cảnh: Vào dịp trẩy hội đền Giêrusalem mừng lễ Vượt qua hơn hai...

Thứ 5, Tuần XXXIII TN, Mt 12,46-50: Ai thuộc về gia đình Đức Giêsu

    AI THUỘC VỀ GIA ĐÌNH ĐỨC GIÊSU Lm M. Phêrô Khoa Lê Trọng Ngọc, Phước Sơn Bối cảnh: Sau những lời khiển trách các người cứng tin,...

Thứ 5 Tuần XXXIII TN, Lc 19,41-44: Chúa Giêsu than khóc thành Giêrusalem

CHÚA GIÊSU THAN KHÓC THÀNH GIÊRUSALEM Lm M. Phêrô Khoa Lê Trọng Ngọc, Phước Sơn Từ Giêrikhô, Đức Giêsu đã cuốc bộ suốt quãng đường...

Thứ 4 Tuần XXXIII TN – Lc 19, 11-20 Dụ ngôn mười yến bạc

DỤ NGÔN MƯỜI YẾN BẠC Lm M. Phêrô Khoa Lê Trọng Ngọc, Phước Sơn Bối cảnh: Dụ ngôn mười yến bạc này được Đức Giêsu kể...