Thứ bảy, 12 Tháng mười, 2024

PHẢN ỨNG KHÁC NHAU CHUNG QUANH PHÉP LẠ CHỮA NGƯỜI PHỤ NỮ CÒNG LƯNG (Bài suy niệm Thứ 2 tuần XXX TN) – Mai Thi

 

PHẢN ỨNG KHÁC NHAU

CHUNG QUANH PHÉP LẠ CHỮA NGƯỜI PHỤ NỮ CÒNG LƯNG

(Bài suy niệm Thứ 2 tuần XXX TN)

 

 

Chung quanh phép lạ Chúa Giêsu chữa người phụ nữ bị còng lưng 18 năm khỏi bệnh trong ngày sabát đã có nhiều phản ứng khác nhau, nhiều cảm xúc khác nhau, nhiều xung đột nảy sinh…. Dựa trên trình thuật Tin mừng hôm nay (Lc 13, 10-17) lần lượt chúng ta xem các phản ứng đó như thế nào, từ đó ứng dụng sứ điệp Lời Chúa muốn dạy chúng ta điều gì ngang qua chính cuộc đời Kitô hữu của mình.

  1. Người đàn bà còng lưng.

Cũng giống như những người bị cảnh tù đày, ai bị đau bệnh, nhất là bệnh nặng mới thấy yếu tố thời gian quan trọng đến như thế nào. Nếu thời gian trôi đi một cách bình thường êm ả hay chẳng có gì phải quan tâm đối với người an vui khỏe mạnh thì trái lại đối với người mắc bệnh là cả một nỗi sợ hãi, khiến nó trở thành dài hơn vì đó là thời gian của đau khổ, thử thách và chán nản. Quãng thời gian dài như vô tận ấy có thể giết chết mọi niềm hy vọng, mọi khao khát được chữa lành để rồi nếu không bi quan thất vọng thì bệnh nhân cũng đành cam chịu số phận hẩm hiu của mình để sống và chết với nó.

Người phụ nữ trong trình thuật Tin mừng hôm nay cũng cảm thấy rất đau buồn vì bệnh tật mà bà đã phải chịu suốt 18 năm qua.

Hình ảnh người đàn bà bị còng lưng 18 năm trời xuất hiện trước mắt chúng ta, cho thấy nỗi đau lớn lao và dai dẳng mà bà phải cam chịu trong suốt quãng thời gian dài như vậy, thật đau khổ! Không những đau đớn về phần xác bà còn bị đau khổ tủi nhục về tinh thần: vì bị loại ra ngoài nếp sống chung của cộng đồng, bị coi rẻ hơn cả con bò, con lừa.

Bà cũng lo sợ vì bị những người có chức quyền ngăn cản và từ chối. Do luật cấm nên tất cả các bà không được vào gian chính của hội đường mà phải đứng ở cuối, hoặc ở một gian bên cạnh, có song chắn. Chính vì vậy dường như không bao giờ bà có cơ hội hay không thể mơ điều gì tốt đẹp hơn khả dĩ có thể thay đổi tình thế, nhất là được chữa lành bệnh tật.

Tuy nhiên Chúa Giêsu đã thấy bà, chạnh lòng thương bà, quyết định giải thoát bà khỏi cảnh khổ đau tinh thần cũng như thể xác, mặc dù việc chữa bệnh của Chúa Giêsu không được phép làm trong ngày sabát.

Sự việc người phụ nữ còng lưng 18 năm được Chúa Giêsu chữa khỏi quả là một niềm vui lớn lao: không chỉ cá nhân bà mà cho tất cả mọi người. Ngay sau khi được chữa lành bệnh mà khổ chủ không 1 lời yêu cầu hay van xin…. bà vô cùng vui sướng, lớn tiếng tôn vinh và ngợi khen lòng thương xót của Thiên Chúa.

  1. Lòng xót thương của Thiên Chúa đang ở giữa chúng ta.

Chúa Giêsu biết rõ tình trạng bệnh tật của bà. Người trông thấy người đàn bà tật nguyền đáng thương ấy. Người không đợi cho bà này cất tiếng kêu xin, nhưng chính Người đã gọi bà lại và chữa cho bà khỏi bệnh. Rõ ràng triều đại Thiên Chúa đã hiện diện: lòng thương xót và ơn cứu độ của Thiên Chúa bao giờ cũng đi bước trước và bất chấp tất cả.

Hành động “thấy” và “chạnh lòng thương” của Chúa Giêsu cho thấy Người đã thấu hiểu nỗi đớn đau khổ cực của bà: đau khổ của một con người luôn luôn cảm thấy thấp bé và thua kém kẻ khác, đau khổ của một con người bị kẻ khác khinh thường và ruồng bỏ, đau khổ vì bị tội lỗi thống trị, phải luôn luôn nhìn xuống đất, không bao giờ dám nhìn mặt của người đối thoại, cũng như hoàn toàn không có khả năng để nhìn trời cao.

Ngang qua phép lạ chữa lành người phụ nữ còng lưng, Chúa Giêsu muốn công bố một luật mới, trổi vượt hơn các qui định cứng nhắc phải giữ trong ngày sabát. Tình thương yêu của Thiên Chúa đối với nhân loại là trên hết và vô tận: bà này là con cháu Abraham, và xứng đáng được quan tâm. Đàng khác người phụ nữ này cũng cần được cởi trói khỏi ách nô lệ của tà thần cho dù đó là ngày sabát: “Đức Giêsu thấy bà, liền gọi đến và bảo: “Này bà, bà đã được giải thoát khỏi tật nguyền!”. Rồi Ngài đặt tay trên bà ấy, tức thì bà đứng thẳng lên và tôn vinh Thiên Chúa”.

Như vậy, khi Chúa Giêsu đến trần gian Người mặc cho luật lệ một tinh thần mới, đó là: yêu thương, liên đới và tha thứ. Luật nào không nhằm phục vụ hạnh phúc con người là luật giết chết, lỗi thời… vì “ngày sabát vì con người chứ con người không phải vì ngày sabát”.

  1. Ông trưởng hội đường và những người chống đối.

Khi chứng kiến phép lạ xảy ra ông trưởng hội đường tức tối vì Chúa Giêsu công khai vi phạm ngày sabát. Lẽ ra ông là người “quản lý ân huệ Thiên Chúa” phải tạo mọi điều kiện và vui mừng với kẻ được ơn thì trái lại do ghen ghét và sợ hãi ông tìm cách ngăn cản và bực tức với Chúa Giêsu. Ông sợ uy tín của Chúa Giêsu được gia tăng và sự hâm mộ của người ta dồn hết cho Chúa.

Ông trưởng hội đường vì thuộc về nhóm người Dothái thủ cựu nên coi ngày hưu lễ là tuyệt đối, không được làm điều luật không cho phép: ông lên tiếng phản đối việc chữa lành trong ngày sabát. Vì bám chặt vào mặt chữ của luật nên ông trở thành kẻ giả hình, sống vô cảm trước nỗi đau khổ của người khác, coi người ta không bằng con lừa con bò.

  1. Đám đông vui mừng, ca ngợi, tôn vinh Chúa.

Đám đông đang nghe Chúa Giêsu giảng dạy và nhất là chứng kiến phép lạ nhãn tiền như vậy họ vui mừng, ngợi khen và tôn vinh Thiên Chúa. Sở dĩ tâm hồn họ bằng an vui sướng vì họ đã biết rung động trước nỗi đau của đồng loại, họ ý thức sự yếu hèn bất xứng của bản thân, họ nhận ra tình thương Thiên Chúa lớn hơn tất cả.

Tóm lại, thái độ và tâm tình của người phụ nữ bệnh tật vừa được chữa lành cũng như của đám đông dân chúng đã đụng chạm được lòng thương xót và ý muốn của Thiên Chúa. Chúa Giêsu muốn chúng ta học với Người bài học cảm thông, yêu thương và mong chúng ta sống thái độ như người phụ nữ bệnh tật cũng như của đám đông dân chúng. Một khi biết nhận ra ân huệ Chúa ban cho đồng loại, biết vui mừng với họ… chứng tỏ mình đã xác tín mạnh mẽ và cảm nghiệm sâu sắc món quà Chúa trao ban cho chính mình còn lớn lao hơn nhiều.

Chúa Giêsu muốn chúng ta sống giới luật căn bản nhất là luật yêu thương. Thiên Chúa vui thích tình yêu thương và lòng mến chúng ta dành cho Chúa và cho nhau. Sự ghen tị, thói vô cảm của ông trưởng hội đường và những người chống đối luôn là điều ngăn cản chúng ta sống lề luật đích thực của Thiên Chúa. Mỗi người chúng ta đều mang đủ thứ bệnh tật: thể xác, tinh thần, tâm linh…. xin Chúa thương “thấy” được con người thật của chúng ta, xin Chúa hãy đụng chạm đến cuộc đời chúng ta ngõ hầu chúng ta được Chúa cất đi những đau khổ và gánh nặng cuộc đời nhờ đó chúng ta sống đích thực cuộc đời của những người con cái Thiên Chúa: vui tươi, phấn khởi, tự do và hạnh phúc.

 

Mai Thi

 

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

BÀI VIẾT MỚI

spot_imgspot_img

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Thứ 7 Tuần XXVII Thường Niên – Lc11,27-28 Hạnh phúc thật

HẠNH PHÚC THẬT Lm M. Phêrô Khoa Lê Trọng Ngọc, Phước Sơn Trước cử tọa thật đông đảo đang nghe Đức Giêsu giảng dạy với những...

Thứ 6 Tuần XXVII Thường Niên – Lc 11,15-26 Đức Giêsu đầy quyền năng và nhân ái

  ĐỨC GIÊSU ĐẦY QUYỀN NĂNG VÀ NHÂN ÁI Lm M. Phêrô Khoa Lê Trọng Ngọc, Phước Sơn Giữa bao thử thách gian truân và đau khổ...

Thứ Năm Tuần XXVII Thường niên (Lc 11,5-13) Chẳng lẽ Chúa cũng “xin” “cho”?

Thứ Năm Tuần XXVII Thường niên (Lc 11,5-13) Chẳng lẽ Chúa cũng “xin” “cho”? Lm. Gioan Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist. Tin Mừng hôm nay là những...

Thứ 5 Tuần XXVII Thường Niên – Lc 11,5-13 Kiên trì cầu nguyện

  KIÊN TRÌ CẦU NGUYỆN Lm M. Phêrô Khoa Lê Trọng Ngọc, Phước Sơn Sau khi Đức Giêsu dạy thể thức cầu nguyện với Kinh Lạy Cha,...

Thứ Ba, Tuần XXVII Thường Niên (Lc 10,38-42) Phục vụ Chúa hay phục vụ tôi?

Thứ Ba, Tuần XXVII Thường Niên (Lc 10,38-42) Phục Vụ Chúa Hay Phục Vụ Tôi? Lm. Gioan Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist. Tin Mừng hôm nay cho...

Thứ Ba, Tuần XXVII Thường Niên – Lc 10,38-42 Gia đình Bêtania đón tiếp Chúa

GIA ĐÌNH BÊTANIA ĐÓN TIẾP CHÚA Lm M. Phêrô Khoa Lê Trọng Ngọc, Phước Sơn Lời Chúa hôm nay tường thuật cho chúng ta việc Đức...

Thứ 7 Tuần XXVI Thường Niên – Lc 10,17-24 Niềm vui và hạnh phúc đích thực

  NIỀM VUI VÀ HẠNH PHÚC ĐÍCH THỰC Lm M. Phêrô Khoa Lê Trọng Ngọc, Phước Sơn Sau cuộc thực tập ra khơi với bao thành quả...

Thứ 2 Tuần XXVI Thường Niên – Lc 9,46-50 Ai là người lớn nhất

  AI LÀ NGƯỜI LỚN NHẤT Lm M. Phêrô Khoa Lê Trọng Ngọc, Phước Sơn Bối cảnh: Đoạn Tin Mừng hôm nay nằm trong giai đoạn Đức Giêsu...

Thứ 7 Tuần XXV Thường Niên – Lc 9, 43-45 Con Người sắp bị nộp

  CON NGƯỜI SẮP BỊ NỘP Lm M. Phêrô Khoa Lê Trọng Ngọc, Phước Sơn Sau thời gian, Đức Giêsu công khai loan báo Tin Mừng Nước...

Thứ 6 Tuần XXV Thường Niên – Lc 9,18-22: Thầy là ai?

  THẦY LÀ AI? Lm M. Phêrô Khoa Lê Trọng Ngọc, Phước Sơn Câu hỏi: Đức Giêsu là ai? Được đặt ra không phải chỉ trong thời...

Thứ 5 Tuần XXV Thường Niên – Lc 9,7-9 Hai con người

  HAI CON NGƯỜI Lm M. Phêrô Khoa Lê Trọng Ngọc, Phước Sơn Với đoạn Tin Mừng chúng ta vừa nghe thật quá vắn, vỏn vẹn...

Thứ 4 Tuần XXV Thường Niên, Lc 9,1-6: Ra khơi

    RA KHƠI Lm M. Phêrô Khoa Lê Trọng Ngọc, Phước Sơn Bối cảnh: Như chúng ta đã biết: Thánh sử Luca đã tường thuật cho chúng ta...