Thứ Năm, 25 Tháng Tư, 2024

PHẢN ỨNG – Suy niệm Thứ Hai, Tuần XII TN – Vp. Duyên Thập Tự

TN-079-TUẦN XII-thứ Hai

PHẢN ỨNG

(St 12,1-9 / Mt 7,1-5)

VP Duyên Thập Tự Lê Văn Đoàn

Phản ứng là một hoạt động thiết yếu cho sự sống. Một xác chết không thể phản ứng trước một tác động nào từ bên ngoài. Phản ứng cũng là dấu hiệu của sự sống. Ngay thảo mộc cũng cần phải có phản ứng tốt với ánh sáng, với nước, với nhiệt độ, với các loại phân bón, để duy trì và phát triển sự sống. Động vật thì đương nhiên rồi, không những phản ứng thể lý mà cả tâm lý nữa. Chúng ta thấy rõ phản ứng của con chó khi nó thấy chủ, hay con mèo khi được vuốt ve. Đối với con người, phản ứng có nhiều cấp độ và trong những phạm vi khác nhau. Nếu có những phản ứng thuộc thể lý khi một loại thực phẩm nào đó được tiếp thu để trở thành dưỡng chất nuôi sống thân xác, thì cũng có những phản ứng thuộc tâm lý và tâm linh, kích thích bởi những đối tượng bên ngoài, để diễn tả những gì cảm nhận ở bên trong. Về phương diện tâm lý và tâm linh, có những phản ứng tiêu cực và những phản ứng tích cực. Một cách chung nhất, phản ứng tiêu cực là loại trừ, phản ứng tích cực là đón nhận.

Hai bài đọc Kinh Thánh hôm nay, không trực tiếp đề cập đến vấn đề “phản ứng”, nhưng những yếu tố được nêu lên, một cách nào đó, ghi dấu của sự đáp trả đối với các hoạt động của tác nhân.

 1. PHẢN ỨNG TIÊU CỰC

Chúng ta tiếp tục suy niệm về Bài Giảng Trên Núi trong Tin Mừng theo thánh Mát-thêu. Trong trích đoạn hôm nay, chương 7 từ câu 1 đến 5, Chúa Giêsu khuyên các môn đệ đừng xét đoán, và Chúa cũng nêu lên vấn đề của con mắt với cái nhìn của nó.

“Khi ấy, Chúa Giê-su nói với các môn đệ rằng: “Anh em đừng xét đoán, để khỏi bị Thiên Chúa xét đoán, vì anh em xét đoán thế nào, thì anh em sẽ bị xét đoán như vậy; và anh em đong đấu nào, thì Thiên Chúa cũng sẽ đong đấu ấy cho anh em”. Trong câu nói này, chúng ta thấy hai vấn đề được nêu lên: trước hết, Chúa khuyên không nên xét đoán; sau đó, Chúa lại nói đến việc sẽ bị Thiên Chúa xét đoán theo cách thức và mức độ xét đoán kẻ khác. Khi Chúa khuyên đừng xét đoán, có nghĩa là vấn đề xét đoán là có thật và là điều thường xuyên nơi con người. Vấn đề ở đây là xét đoán cách nào và mức độ nào. Sau đó, Chúa nói đến con mắt với hình ảnh sống động: “Sao anh thấy cái rác trong con mắt của người anh em, mà cái xà trong con mắt mình thì lại không để ý tới?” Vấn đề ở đây là sự liên kết giữa xét đoán và con mắt.

Chúng ta tự hỏi: tại sao chúng ta xét đoán? Khi chúng ta nhìn thấy một điều gì đó, khi nhìn thấy một ai đó, chúng ta thường có cái nhìn đánh giá về họ. Khi thấy một người ăn mặc rách nát, chúng ta thường đánh giá họ là “ăn mày”, vì ăn mày là “khố rách áo ôm”. Khi thấy một ai đó ăn mặc sang trọng, chúng ta nhìn họ với đôi mắt đánh giá là người có giá trị. Tại sao vậy? Vì chúng ta đã nhiễm cái nhìn của xã hội cho rằng ăn mặc như thế là hèn, trang điểm như vậy là sang. Đó là một thứ thành kiến hình thành từ xã hội. Từ sự xét đoán đó sẽ dẫn đến sự khinh miệt hay tôn trọng với những hành động cụ thể đi theo. Thánh Gia-cô-bê đã đề cập đến việc phản ứng trước những đánh giá này: “Giả như có người bước vào nơi anh em hội họp, tay đeo nhẫn vàng, áo quần lộng lẫy, đồng thời có một người nghèo khó, ăn mặc tồi tàn, cũng bước vào, mà anh em kính cẩn nhìn người ăn mặc lộng lẫy và nói: “Xin mời ông ngồi vào chỗ danh dự này”, còn với người nghèo, anh em lại nói: “Đứng đó!” hoặc: “Ngồi dưới bệ chân tôi đây!”, thì anh em đã chẳng tỏ ra kỳ thị và trở thành những thẩm phán đầy tà tâm đó sao?” (Gc 2,2-4). “Thẩm phán đầy tà tâm”, đây chính xác là hình ảnh diễn tả việc xét đoán tiêu cực. Xét đoán tiêu cực là đóng vai thẩm phán gian tà. Đây là việc xét đoán cần phải tránh. Và nếu chúng ta đóng vai “thẩm phán đầy gian tà” xét đoán anh chị em chúng ta, thì chúng ta sẽ nhận được hậu quả chính mình gây ra. Vì vậy, chúng ta cần chú tâm đến những đánh giá tiêu cực về tha nhân khi nhìn họ, khi thấy những hành vi của họ. Chúng ta chỉ thấy bên ngoài, còn Thiên Chúa biết rõ tâm hồn của họ. Đừng xét đoán, nghĩa là đừng lên án, đừng dừng lại những việc làm “không tốt, không hay” bên ngoài của tha nhân, để đánh giá tiêu cực con người của họ. Đừng thấy cái “vẻ” bên ngoài để đánh giá tiêu cực về “bản chất” bên trong. Chúa đã phản ứng ra sao đối với người phụ nữ tội lỗi quì dưới chân Chúa mà khóc, đối với người phụ nữ bị bắt quả tang ngoại tình, đối với ông Gia-kêu… và đối với mỗi người chúng ta.

Như vậy, ánh nhìn của chúng ta cần phải trong sáng, như Chúa đã nói: “Đèn của thân thể là con mắt. Vậy nếu con mắt anh sáng, thì toàn thân anh sẽ sáng. Còn nếu mắt anh xấu, thì toàn thân anh sẽ tối” (Mt 6,22). Mắt xấu là mắt có cái xà trong đó, để chỉ nhìn thấy tha nhân xuyên qua cái xà trong mắt mình – mà cái xà thì che mất ánh sáng làm mắt tối tăm – như vậy, không thể có cái nhìn chính xác được. Đó là sai lầm tệ hại. Nhưng đó lại là sai lầm thường xuyên chúng ta rơi vào! Đáng tiếc! Đáng buồn!

 2. PHẢN ỨNG TÍCH CỰC

Bây giờ chúng ta đề cập đến phản ứng tích cực. Phản ứng này nơi tổ phụ Áp-ra-ham. Trong những tuần này, chúng ta sẽ được nghe một số trích đoạn trong sách Sáng Thế liên quan đến các Tổ Phụ Áp-ra-ham, I-sa-ác và Gia-cóp. Trong trích đoạn hôm nay, chương 12 từ câu 1 đến 9, tác giả tường thuật lại việc ông Áp-ram được Thiên Chúa kêu gọi ra đi khỏi quê hương, họ hàng và nhà cha, để đến một nơi Thiên Chúa sẽ chỉ cho.

Chúng ta biết, sau sự cố Tháp Ba-ben, loài người, vì không còn hiểu nhau vì có những thứ ngôn ngữ khác nhau, nên chia tay và tản mác khắp nơi trên mặt đất. Mỗi nhóm người làm cho mình những thần minh, những chúa, để phụng thờ. Ký ức về Thiên Chúa của Sáng Tạo dần nhạt phai trong lòng con người. Có một bộ tộc kia cũng thờ thần minh của mình, thì bỗng một ngày kia, có lời Thiên Chúa ngỏ với một người trong họ. Đã từ lâu lắm rồi Thiên Chúa không ngỏ lời trực tiếp với con người; nhưng hôm nay, Người nói với Áp-ram: “Hãy rời bỏ xứ sở, họ hàng và nhà cha ngươi, mà đi tới đất Ta sẽ chỉ cho ngươi. Ta sẽ làm cho ngươi thành một dân lớn, sẽ chúc phúc cho ngươi. Ta sẽ cho tên tuổi ngươi được lừng lẫy, và ngươi sẽ là một mối phúc lành.”

Khi lời Thiên Chúa ngỏ với ông, thì ông đã có mọi sự trong cuộc sống, trừ một điều là ông không có con. Của cải vật chất, ông có nhiều. Họ hàng, gia đình, ông vẫn ở với họ. Có thể nói, ông đang sống một cuộc đời yên lành, bình an, với tuổi già 75 năm của ông. Nhưng đây xảy ra cho ông chuyện bất ngờ: người ngỏ lời với ông cũng là người ông không ngờ, lời ngỏ với ông bất ngờ mà nội dung cũng gây bất ngờ, rất bất ngờ. Đó là lên đường, đi đến nơi chưa được xác định, mà chỉ người gọi ông sẽ dẫn ông đến. Bỏ cái an toàn để đổi lấy cái vô định, đối cái đang có sẵn trong tầm tay để thủ đắc cái chỉ trong lời hứa… Ông đã phản ứng ra sao?

Chúng ta thấy là ông im lặng. Ông không nói một lời nào. Ông không có nhận định, xét đoán, về lời ngỏ kia và nội dung của lời đó sao? Chúng ta không biết những gì xảy ra trong thâm tâm ông Áp-ram thời gian đó. Nhưng sự im lặng của ông đánh động chúng ta. Ông để tất cả mọi quan năng trong ông “thinh lặng” trước lời mời gọi. Lời mời gọi thu hút ông. Và đây ông ra đi, cũng trong thinh lặng. Ông không nói, không để tâm hồn giao động, vì ông “TIN”. Tin là phản ứng tích cực của ông Áp-ram. Tin vượt trên mọi suy nghĩ, đắn đo, trên mọi thứ xét đoán. Vì tin nên ông lên đường. Ông đi từ vùng đất này đến vùng đất kia. Tại mỗi nơi dừng chân, “ông dựng một bàn thờ để kính Đức Chúa và ông kêu cầu danh Đức Chúa”.

Đây là chuỗi phản ứng tích cực của ông Ap-ram khi được Thiên Chúa kêu gọi: thinh lặng, tin, lên đường, ra đi, dựng bàn thờ kính Thiên Chúa. Từ phản ứng tích cực này đến phản ứng tích cực kia, để hình thành nơi ông một con người tích cực, với ánh nhìn tích cực và hành động tích cực. Và chính những phản ứng tích cực này tạo nên nơi ông cuộc sống phúc lành. Khi là một cuộc sống phúc lành, sẽ trở thành mối phúc lành cho người khác.

Ông Áp-ram đã chọn đi theo lời mời gọi của Thiên Chúa, đặt tất cả niềm tin và hy vọng vào lời hứa của Thiên Chúa, và vì thế, ông đã trở thành Tổ Phụ, không những cho dân Do-thái mà là “cha” của những người tin. Phản ứng tích cực của ông đã có ảnh hưởng trên chính lịch sử thánh, lịch sử cứu độ. Từ nơi ông, từ dòng dõi ông, Đấng Cứu Thế sẽ sinh ra, Đấng là “CÓ” của Thiên Chúa, Đấng là phản ứng tich cực của Thiên Chúa.

 3. TÔI CHỌN PHẢN ỨNG NÀO?

Mỗi ngày chúng ta phản ứng rất nhiều, vì còn phản ứng là còn sống. Nhưng phải chăng đó là những phản ứng tích cực? Những phản ứng giúp chúng ta “hấp thụ” những dưỡng chất nuôi sống cuộc đời ki-tô hữu. Đó là Lời Chúa, mà mỗi ngày chúng ta được nghe, đó là tiếng mời gọi của Thiên Chúa ngỏ với tâm hồn chúng ta. Đó là tiếng nói của tha nhân để chúng ta không xét đoán, mà đón nhận như lời từ Thiên Chúa; để từ việc nghe này, chúng ta được lớn lên trong đức tin, vì “tin bởi nghe”. Và khi tin, chúng ta nhìn thấy tất cả trong áng sáng của Thiên Chúa và bước đi trong đường lối của Người.

 

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

BÀI VIẾT MỚI

spot_imgspot_img

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Ngày 25-04, Thánh Máccô, tác giả sách Tin Mừng, Mc 16,15-20: Đức Giêsu là Con Thiên Chúa

Ngày 25-04, Thánh Máccô, tác giả sách Tin Mừng, Mc 16,15-20 Đức Giêsu là Con Thiên Chúa Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Thánh Máccô là một trong...

Thứ Tư Tuần IV Phục Sinh, Ga 12,44-50: Tin vào Đấng Cứu Độ trần gian

Thứ Tư Tuần IV Phục Sinh, Ga 12,44-50 Tin Vào Đấng Cứu Độ Trần Gian Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Trong các ngày 9-14/04/2024, Đức Tổng giám...

Thứ Ba Tuần IV Phục Sinh, Cv 11,19-26: Hội thánh sống động nhờ Chúa Thánh Thần

Thứ Ba Tuần IV Phục Sinh, Cv 11,19-26 Hội thánh sống động nhờ Chúa Thánh Thần Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Lời Chúa hôm nay có các...

Thứ Hai Tuần IV Phục Sinh, Ga 10,1-10: Chúa là mục tử nhân lành

Thứ Hai Tuần IV Phục Sinh, Ga 10,1-10 Chúa là mục tử nhân lành Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Ở đất nước Do thái vào thời Chúa...

Thứ Bảy Tuần III Phục Sinh, Ga 6,51.60-69 : “Đây là mầu nhiệm đức tin”

Thứ Bảy Tuần III Phục Sinh, Ga 6,51.60-69 “Đây là mầu nhiệm đức tin” Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Tại hội đường Caphacnaum, Chúa Giêsu tuyên bố:...

Thứ Sáu Tuần III Phục Sinh, Ga 6, 52-59: Chúa và con nên một

Thứ Sáu Tuần III Phục Sinh, Ga 6, 52-59 Chúa và con nên một Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Tại hội đường Caphacnaum khi Chúa Giêsu tuyên...

Thứ Năm Tuần III Phục Sinh, Ga 6,44-51: “Tôi là bánh trường sinh”

Thứ Năm Tuần III Phục Sinh, Ga 6,44-51 “Tôi là bánh trường sinh” Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Đọc Tin Mừng Nhất Lãm và Thư thứ I...

Thứ Tư Tuần III Phục Sinh, Ga 6,35-40 : “Ai đến với tôi, không hề phải đói…”

Thứ Tư Tuần III Phục Sinh, Ga 6,35-40 “Ai đến với tôi, không hề phải đói...” Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Dù sống giữa thế giới có...

Thứ Ba Tuần III Phục Sinh, Ga 6,30-35: Cuộc sống bất tử cần “bánh trường sinh”

Thứ Ba Tuần III Phục Sinh, Ga 6,30-35 Cuộc sống bất tử cần “bánh trường sinh” Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Người Việt Nam ta thường dùng...

Thứ Hai Tuần III Phục Sinh, Ga 6,22-29: Khát vọng Tuyệt Đối

Thứ Hai Tuần III Phục Sinh, Ga 6,22-29 Khát vọng Tuyệt Đối Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Tin Mừng chúng ta nhận thấy có nhiều người tìm...

Thứ Bảy Tuần II Phục Sinh, Ga 6,16-21: “Thầy đây, đừng sợ”

Thứ Bảy Tuần II Phục Sinh, Ga 6,16-21 “Thầy đây, đừng sợ” Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Tin Mừng hôm nay khá ngắn, nhưng tường thuật khá...

Thứ Sáu Tuần II Phục Sinh, Cv 5,34-42; Ga 6,1-15: Chúa cần con cộng tác

Thứ Sáu Tuần II Phục Sinh, Cv 5,34-42; Ga 6,1-15 Chúa Cần Con Cộng Tác Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Sống tâm tình niềm vui Mùa Phục...