Thứ Bảy, 27 Tháng Bảy, 2024

PHÚC CÓ CHÚA – 26.07 lễ thánh Gioakim và Anna – Vp. Duyên Thập Tự

TN-114-LR- lễ thánh Gioakim và Anna 

PHÚC CÓ CHÚA

(Hc 44,1.10-15 / Mt 13,16-17)

VP Duyên Thập Tự Lê Văn Đoàn

Hôm nay lễ thánh Gio-a-kim và thánh An-na là song thân của Đức Maria, thân mẫu của Chúa Giê-su. Tin Mừng không nói đến hai vị này. Chúng ta biết được một vài chi tiết về đời sống các ngài qua Tin Mừng của thánh Gia-cô-bê –  một Nguỵ Thư, nghĩa là không được Giáo Hội công nhận và xếp vào Qui Điển Thánh Kinh. Chúng ta không tìm hiểu những chi tiết đời sống các ngài. Tôi chia sẻ với anh chị em một vài suy niệm về các bài Lời Chúa trong thánh lễ nhớ hai vị thánh trên, về một vài yếu tố tạo nên một cuộc sống có phúc như đời sống của song thân của Mẹ Ma-ri-a. Khi suy niệm các bài Kinh Thánh với tiêu điểm là “CÓ PHÚC”, tôi cũng muốn gợi lên ba cấp độ của một cuộc đời có phúc với tư cách cuộc đời đó là cuộc đời người Ki-tô hữu.

 1. CÓ PHÚC VÌ ĐỜI SỐNG ĐẠO HẠNH

Bài đọc một, trích sách Huấn Ca chương 44 từ câu 1, câu 10 đến 15, là một bài ca ngợi các bậc tiền nhân, các tổ tiên. Đây là một trong những câu văn đẹp viết về các bậc danh nhân và là cha ông của dân tộc Ít-ra-en qua bao thế hệ.

Điểm thứ nhất rõ nét nơi các ngài, đáng được các thế hệ ghi nhớ và noi gương, đó là một cuộc đời đạo hạnh: “Các ngài là những người đạo hạnh”. Các ngài là những con người đạo đức, nghĩa là có một cuộc sống thánh thiện trong mối tương giao với Thiên Chúa, cũng như một cuộc sống đầy những phẩm hạnh trong mối liên hệ với tha nhân. Các nhân đức hội tụ nơi đời sống của các ngài, vì thế cuộc sống đó thật tốt đẹp và gương mẫu cho các thế hệ.

Sự ghi ơn của các thế hệ được thể hiện bên ngoài và bên trong: “Các ngài được mồ yên mả đẹp và danh thơm mãi lưu truyền hậu thế. Dân dân sẽ kể lại đức khôn ngoan của các ngài và cộng đoàn vang tiếng ngợi khen”. Đời sống đạo hạnh của các ngài có ảnh hưởng tốt đến các thế hệ.

Những yếu tố trên diễn tả một cuộc đời có phúc. Nơi đây không đề cập đến những yếu tố vật chất như tiền bạc, ruộng vườn, không nói đến động sản hay bất động sản, nhưng là những yếu tố tinh thần và thiêng liêng. Đó là những tài sản vô giá, “phi vật thể”, mà các ngài để lại cho hậu thế. Một cuộc đời có phúc là một cuộc đời có phúc cho chính mình và có phúc cho các thế hệ tương lai. Đó là cuộc nhân sinh của các thánh nhân: các ngài là thánh trước tôn nhan Thiên Chúa và thánh trước mặt người đời. Các ngài là những người sống những điều làm nên mối phúc và để lại phúc cho những người đến sau mình. Đó là cấp độ thứ nhất của cái “phúc”. Chúng ta hãy biết tri ân và ghi nhớ đời sống đạo hạnh của các tiền nhân và các thánh nhân trong Giáo Hội. Các ngài là một trong những gia tài cao quí của chúng ta.

 2. CÓ PHÚC VÌ DÒNG DÕI TỐT LÀNH

Cái phúc thứ hai mà các tiền nhân, các tổ tiên sở hữu, đó là dòng dõi của các ngài. Trong trích đoạn Sách Huấn Ca, dòng dõi đó là dân tộc Ít-ra-en.

Dòng dõi này trước hết là những con người bằng xương bằng thịt, nghĩa là những người phát xuất từ cùng một huyết thống: “Dòng dõi các ngài luôn được hưởng một gia tài cao quí, đó là lũ cháu đàn con”. Đó là phúc lành của Thiên Chúa, khi Thiên Chúa ban cho dòng giống được sinh sôi nảy nở đông đảo qua các thế hệ.

Nhưng đâu là phẩm hạnh của dòng dõi này? “Dòng dõi các ngài giữ vững các điều giao ước, nhờ các ngài mà con cháu cũng một mực trung thành”. Đây là một sự kế thừa tốt đẹp, nghĩa là trung thành đi trên con đường giao ước với Thiên Chúa, con đường tuân giữ các thánh chỉ, mệnh lệnh và giới luật của Thiên Chúa. Những gì làm nên đời sống thánh thiện nối kết các ngài với dòng dõi các ngài.

Như vậy, dòng dõi các ngài sẽ tồn tại, không những trong thời gian mà nhất là trong điều làm nên một dân tộc thánh thiện, một dân của Thiên Chúa.

Chúng ta được làm nên một dòng dõi, đó là dân tộc thánh, tư tế và vương giả. Đó là Giáo Hội. Trong dân này, sự thông hiệp được sống một cách sâu xa và rộng lớn, đó là sự thông hiệp của các thánh, giữa dân thánh. Chắc chắn đời sống của mỗi người đều có tác động trên toàn thể dân thánh. Mỗi chi thể đều có ảnh hưởng trên các chi thể khác và toàn thân thể. Các thánh nhân đã để lại những gia tài cao quí của sự thánh thiện và tạo nên những ảnh hưởng rất tích cực cho các thế hệ, cho chúng ta ngày nay. Đó là cấp độ thứ hai.

Ước gì đời sống của chúng ta cũng là một cuộc sống đạo hạnh, để có ảnh hưởng tốt cho người khác, cho xã hội và Giáo Hội.

 3. CÓ PHÚC VÌ ĐƯỢC THẤY VÀ NGHE

Trong bài Tin Mừng theo thánh Mát-thêu chương 13 từ câu 16 đến 17, Chúa Giê-su nói cho các môn đệ của Chúa biết cái phúc mà các ông đang được hưởng: “Mắt anh em thật có phúc vì được thấy, tai anh em thật có phúc vì được nghe”. Vậy, các môn đệ Chúa được thấy ai, được nghe điều gì, để họ được coi là “có phúc”?

Không gì khác hơn, đó là chính Chúa Giê-su. Phúc lớn nhất của người môn đệ là được thấy Chúa. Phúc lớn nhất của người môn đệ là được nghe Chúa, nghe lời Chúa. Hai quan năng nghe nhìn là cách nói bao gồm tất cả con người. Như vậy, môn đệ có phúc vì có Chúa Giê-su. Đây là hạnh phúc lớn nhất của những môn đệ Chúa, mà bao vị tiền nhân, tổ tiên của họ, không được hạnh phúc đó.

“Quả thế, Thầy bảo thật anh em, nhiều ngôn sứ và nhiều người công chính đã mong mỏi thấy điều anh em đang thấy, mà không được thấy, nghe điều anh em đang nghe, mà không được nghe”. Những tổ tiên của họ, những con người đạo hạnh nhất như các ngôn sứ và các chính nhân khao khát và mong chờ ngày Đấng Mê-si-a xuất hiện, nhưng Đấng Thiên Sai đã không sinh ra trong thời của họ. Họ chỉ nhìn từ xa “ngày của Chúa”, như chính trường hợp của tổ phụ Ap-ra-ham. Các tổ tiên khao khát nhưng không được thấy và nghe Đấng Mê-si-a, Đấng Ki-tô. Trái lại, những ai mong chờ mà đã gặp được Chúa, thì họ mãn nguyện. Đó là trường hợp của cụ Si-mê-on và cụ An-na (x.Lc 2,22-38). Họ mãn nguyện và ra đi bình an, vì đã thấy:

“Muôn lạy Chúa, giờ đây, theo lời Ngài đã hứa, xin để tôi tớ này được an bình ra đi. Vì chính mắt con được thấy ơn cứu độ Chúa đã dành sẵn cho muôn dân…”

Như vậy, hạnh phúc lớn nhất là có Chúa Giê-su, là được thấy Chúa, là được nghe Chúa. Đó cũng là hạnh phúc của chúng ta. Chúng ta đã được biết Chúa. Chúng ta có Chúa, vì là Ki-tô hữu. Chúng ta được nghe Chúa qua lời Chúa.

Chúng ta không thấy Chúa qua con mắt thể lý, nhưng qua đức tin: chúng ta không thấy mà tin. Và đó là cái phúc lớn hơn cái phúc của những người thấy mà tin, như Chúa Phục Sinh đã nói với môn đệ Tô-ma (x.Ga 20,29). Hay như thánh Phê-rô đã nói đến cái phúc của các Ki-tô hữu: “Tuy không thấy Người, anh em vẫn yêu mến, tuy chưa giáp mặt mà lòng vẫn kính tin. Vì vậy, anh em được chứa chan một niềm vui khôn tả, rực rỡ vinh quang, bởi nhận được thành quả của đức tin, là ơn cứu độ con người” (1Pr 1,8-9). Chúng ta không nghe những lời từ miệng Chúa, nhưng Kinh Thánh , nhất là Tin Mừng, đó là chính Lời Chúa từ miệng Chúa.

Như vậy, như các tông đồ, chúng ta có cái phúc lớn nhất là Chúa Giê-su. Chúng ta còn hơn các tông đồ ngày xưa, vì không thấy mà tin, không thấy mà yêu, như chính Chúa khẳng định. Đó là cấp độ thứ ba cái phúc của Ki-tô hữu.

Chúng ta có Thánh Thể, có Lời Chúa, các Bí Tích và biết bao ân huệ khác, làm nên hạnh phúc của đời Ki-tô hữu, chúng ta có cảm nghiệm thấy hạnh phúc không? Chúng ta có tiếp cận Chúa Giê-su qua các phương tiện và trung gian như Thánh Thể, Lời Chúa… không? Tất cả những gì làm nên hạnh phúc của đời Ki-tô hữu, Thiên Chúa đã trao khi ban cho chúng ta Chúa Giê-su như thánh Phao-lô quả quyết: “Đến như chính Con Một, Thiên Chúa cũng chẳng tiếc, nhưng đã trao nộp vì hết thảy chúng ta. Một khi đã ban Người Con Một đó, lẽ nào Thiên Chúa lại chẳng rộng ban tất cả cho chúng ta?” (Rm 8,32).

Hôm nay chúng ta mừng lễ hai thánh Gio-a-kim và thánh An-na, song thân của Đức Ma-ri-a. Hai ngài sống sát thời gian Chúa Giê-su nhập thể. Các ngài đã không được hạnh phúc được thấy, được nghe Chúa – mà theo hệ phả, các ngài là ông bà ngoại của Chúa -, tuy rằng đời sống của các ngài đạo hạnh và dòng dõi các ngài là Đức Ma-ri-a đầy tràn ân phúc. Nhưng hạnh phúc lớn nhất đó lại dành cho chúng ta. Chúng ta phải biết tri ân Thiên Chúa Cha đã ban Con Một cho chúng ta, đồng thời chúng ta đến với Chúa Giê-su bằng một cuộc sống thân thiết với Chúa qua cầu nguyện, bằng việc lắng nghe và thực hành Lời Chúa. Là Ki-tô hữu, chúng ta là những người “CÓ PHÚC”, và được mời gọi sống mối phúc “có Chúa” và chia sẻ cái phúc “có Chúa” đó cho anh chị em chúng ta, ngay cả trong những hoàn cảnh đau thương như đại dịch Covid-19 hiện tại. Cần cái phúc “có Chúa” rọi ánh sáng trong cảnh tối tăm của cuộc sống.

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

BÀI VIẾT MỚI

spot_imgspot_img

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Ngày 26-7, thánh Gioakim và thánh Anna, song thân Đức Maria, Mt 13,16-17: Mối phúc được thấy được nghe

Ngày 26-7, Thánh Gioakim và Thánh Anna, song thân Đức Maria, Mt 13,16-17 Mối phúc được thấy được nghe Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist. Tin Mừng hôm...

Ngày 25-7, thánh Giacôbê Tông đồ, Mt 20,20-28: Chọn chỗ nhất trong nước Chúa

Ngày 25-7, Thánh Giacôbê Tông đồ, Mt 20,20-28 Chọn chỗ nhất trong nước Chúa Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist. Đoạn Tin mừng hôm nay có liên hệ...

Ngày 22-7, Lễ kính thánh Maria Magdalena, Ga 20,1-2.11-18: Tôi đi tìm Đấng tôi yêu

Ngày 22-7, Lễ kính thánh Maria Magdalena, Ga 20,1-2.11-18 Tôi đi tìm Đấng tôi yêu Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Ngày 3/6/2022 Đức thánh cha Phanxicô đã...

Thứ Năm Tuần XV Thường niên, Mt 11,28-30: Hãy đến cùng tôi, hãy học với tôi

Thứ Năm Tuần XV Thường niên, Mt 11,28-30 Hãy đến cùng tôi, hãy học với tôi Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Tin Mừng hôm nay gợi lên...

Thứ Bảy Tuần XIV Thường niên, Is 6,1-8 (năm chẵn): Ơn gọi của Isaia và ơn gọi của mỗi chúng ta

Thứ Bảy Tuần XIV Thường niên, Is 6,1-8 (năm chẵn) Ơn gọi của Isaia và ơn gọi của mỗi chúng ta   Lasan Ngô Văn Vỹ,...

Thứ Sáu Tuần XIV Thường niên, Mt 10,16-23 Kitô hữu khôn như rắn và đơn sơ như bồ câu

Thứ Sáu Tuần XIV Thường niên, Mt 10,16-23 Kitô hữu khôn như rắn và đơn sơ như bồ câu Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Chúa Giêsu ví...

Thứ Sáu Tuần XIV Thường niên, Mt 10,16-23; Hs 14,2-10 (năm chẵn) Cậy dựa nơi Thiên Chúa

Thứ Sáu Tuần XIV Thường niên, Mt 10,16-23; Hs 14,2-10 (năm chẵn) Cậy dựa nơi Thiên Chúa Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Trong bài trích sách ngôn...

Thứ Năm Tuần XIV Thường niên, Mt 10, 7-15: Được cho không phải cho không

Thứ Năm Tuần XIV Thường niên, Mt 10, 7-15 Được cho không phải cho không Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist. Tin Mừng hôm nay, Chúa Giêsu sai...

Thứ Tư Tuần XIV, Thường niên, Mt 10,1-7 Thi hành sứ vụ Chúa trao

Thứ Tư Tuần XIV, Thường niên, Mt 10,1-7 Thi hành sứ vụ Chúa trao Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist. Tin Mừng hôm nay, tường thuật việc...

Thứ Ba Tuần XIV Thường niên, Mt 9,32-38: Cánh “đồng lúa” chín đang cần “thợ gặt”

Thứ Ba Tuần XIV Thường niên, Mt 9,32-38 Cánh “đồng lúa” chín đang cần “thợ gặt” Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Tin Mừng hôm nay thuật lại...

Thứ Hai Tuần XIV Thường niên, Mt 9,18-26: Chạm vào Chúa

Thứ Hai Tuần XIV Thường niên, Mt 9,18-26 Chạm vào Chúa Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist. Tin Mừng hôm nay thuật lại hai phép lạ của lòng...

Thứ Bảy Tuần XIII Thường niên, Mt 9,14-17: Tâm thế mới trong Nước Thiên Chúa

Thứ Bảy Tuần XIII Thường niên, Mt 9,14-17 Tâm thế mới trong Nước Thiên Chúa Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Người ta ăn chay với nhiều mục...