Thứ Bảy, 27 Tháng Bảy, 2024

Phục Sinh 2020: ĐÁ MỒ RUNG CHUYỂN MỞ RA – TẠO DỰNG SỰ SỐNG MỚI (Cha Viện trưởng Đaminh Savio CSNQ)

Phục Sinh 2020

ĐÁ MỒ RUNG CHUYỂN MỞ RA – TẠO DỰNG SỰ SỐNG MỚI

 

Cha Viện trưởng Đaminh Savio CSNQ

Chưa khi nào mà cả thế giới con người nói nhiều, phải làm nhiều, tập trung toàn tâm, toàn lực hướng về sự sống – cái chết như lúc này. Vì cả thế giới đang ở trong cuộc chiến sự sống và sự chết của đại dịch Covid-19. Thật ý nghĩa và thích hợp khi chúng ta cử hành mầu nhiệm Đức KitoTử Nạn và Phục Sinh giúp đồng hành với Giáo Hội và thế giới. Đá mồ rung chuyển mở ra, tạo dựng sự sống mới.

1. Đá mồ rung chuyển mở ra, Đức Kitô chỗi dậy

Các Tông đồ cùng với nhóm các phụ nữ, sau cuộc khổ nạn của Chúa đã tìm nơi trú ẩn hoặc trở về nhà mình. Tất cả đang bị ám ảnh mạnh mẽ về cái chết của Chúa. Họ vẫn còn giữ, sống, chưa thể nguôi ngoai kinh nghiệm đớn đau về cuộc khổ nạn của Thầy. Dù ở trong nhà mà họ như vẫn ngửi thấy mùi tử khí. Họ đang bàn luận về cái chết. Họ khủng hoảng, thất vọng. Mỗi người đang chọn lựa đi về những hướng vô định.

Tất cả đều sẽ được đổi mới. Maria Magdala ngày thứ nhất trong tuần, khi bình minh vừa ló rạng, bà ra mồ viếng xác Chúa. Chúng ta thử tưởng tượng tâm thần và những bước chân của bà đang bước đi tới mộ Chúa thật nặng nề. Bởi vì con đường bà đi đang là con đường dẫn tới người chết và tâm hồn bà đang bị đè nặng bởi sự chết kinh hoàng. Nhưng chính lúc bà đang trong tâm trạn đó, hòn đá cửa mộ Chúa đã rung lên, lăn sang một bên, báo hiệu một điều gì đó kỳ lạ. Một sứ điệp vĩ đại nhất mà lịch sử chưa từng nghe thấy, do Thiên Thần công bố và nhờ Maria Magdala chuyển đến cho các tông đồ: “Người không còn ở đây nữa, Người đã chỗi dậy rồi” (Mt 28, 6). 

Tảng đá cửa mộ rung chuyển, mở ra. Dấu vết của sự chết bị khuất phục. Đức Kitô sự sống đã chỗi dậy, tảng đá chặn đứng và giam cầm con người con trong sự chết bị lăn sang một bên, Ngài mở ra sự sống và các công trình sự sống.  Bảy bài đọc Cựu Ước, dưới ánh sáng phục sinh soi dọi, làm sáng lên công trình sự sống của Thiên Chúa. Thiên Chúa  đã tọa dựng nên vũ trụ, trong đó con người là đỉnh cao, Ngài ban sinh khi để tất cả được sống và để phản ánh vinh quang Ngài (Bài đọc I); Thiên Chúa can thiệp để sự sống không bị lấy đi khi Abraham giơ tay sát hại con trẻ (Bài đọc II); Thên Chúa ra tay cứu sống dân người ở Biển Đỏ khỏi tay quân đội và Pharao đang bừng bừng khí nộ tử thần (Bài đọc III); Israel như cô gái tội lỗi ra hư hỏng, kể như đã chết được Thiên Chúa cứu sống, yêu thương tha thứ phục hồi phẩm giá xinh đẹp và tỏ tình yêu thương (Bài đọc IV); Ngài ban lề luật, ân sủng, sự khôn ngoan để họ tuân giữ và được sống (Bài đọc V; VI) và ban thần khí tác sinh và trái tim bàng thịt để yêu thương (VII).

Đó là công trình sự sống nhờ Đức Kitô phục sinh mang lại. Tất cả mọi người tín hữu và mỗi người chúng ta cũng đang được hưởng nhờ sự sống lại của Đức Kitô. Vì như Thánh Phaolo nói đến tron bài đọc Tân Ước là, khi chúng ta lãnh nhận Bí Tích Thánh Tẩy, dìm mình xuống nước, dấu chỉ đã được cùng chết với Đức Kitô, nên chúng ta được tái sinh để sống lại với Người.

2. Đá mồ rung chuyển mở ra, mọi vật được tái tạo

Ngày thứ Sáu Tuần Thánh, Chúa Giêsu chịu chết, trời u ám, đất chuyển động, đá vỡ lở, màn đền thờ xé ra làm đôi, xen vào đó đám đông đầy nộ khí, đang thốt ra những lời nguyền rủa, lăng nhục, rồi rượu pha mật đắng, giấm chua, gai nhọn, đinh sắt, lưỡi đòng, thập giá. Tất cả là khí cụ nguyền rủa, của án phạt sự chết. Nhưng tảng đá của thời khắc ghê sợ, của mọi thứ nhục nhã, kết án và cái chết khổ hình bị rung chuyển, đẩy sang một bên, Đức Kitô chỗi dậy, làm mọi sự được tái sinh, mang chuyển ý nghĩa mới, trở thành dấu chứng ơn cứu độ.

Sau các bài đọc Cựu Ước, sang phần Tân Ước, chúng ta rung chuông, hát kinh Vinh Danh, xướng lên ba lần Alleluia và tiếp sau đó là cộng đoàn lặp đi lặp lại khúc khải hoàn ca Alleluia, Mừng Chúa Sống Lại hiển vinh. Rồi còn tiếp sau đây là phần nghi thức làm phép nước và nếu có dự tòng còn làm phép Thánh tẩy. Tất cả không gian chết chóc, im lìm; tếng nhạc, lời ca sầu thương đã chấm dứt, nhường lại là khúc khải hoàn ca vui tươi rộn rã. Mầu tím- sám hối chay tịnh thay bằng mầu đỏ, mầu vàng, mầu trắng của sự chiến thắng, tạ ơn, ân sủng và hân hoan. Lửa thắp lên trên cây nến phục sinh vừa được làm phép, đã xua tan đêm tối và được mang ân huệ phục sinh, tượng trưng ánh sáng Chúa Kitô. Nước, tạo vật nhỏ bé tầm thường, nhận được ân huệ phục sinh đã trở thành nước thánh, có sức thánh hóa, rửa tội, làm cho con người và mọi tạo vật được hiến thánh. Bánh và rượu, lấy ra từ thành quả của sáng tạo, lao công của con người, tự nó chỉ là đồ ăn thức uống, nhưng khi nhận được lời quyền năng của Thánh Thần do Đấng Phục Sinh ban tặng, đã trở nên Mình và Máu Chúa Kitô. Thánh Giá, roi đòn, đinh sắt lưỡi đòng, dấm chua, mật đắng, gai nhọn, dấu chỉ của bất công gian ác, bạo lực, khổ hình…giờ đây đã là ấn tích thánh, mang dấu chứng ơn cứu độ.

Vâng tất cả đã được đổi mới và làm nên công trình sự sống do ơn huệ Đấng Phục Sinh mang lại. Chúng ta hãy mở ra và kiến tạo phần của mình vào công trình sự sống mới.

3. Đá mồ rung chuyển – kiến tạo công trình sự sống mới

Thế giới hiện tại đang trong tâm chấn đại dịch chết người không khác gì tâm trạng của các tông đồ ngày Chúa Phục Sinh xưa. Tất cả, nhất là những người ở tâm dịch, các y bác sĩ, đang phải đối mặt và bị ám ảnh đến mức suy sụp thần trí bởi cái chết người hàng loạt do dịch bệnh gây ra. Mỗi ngày, từ nơi ở cách ly, tại nhà riêng đang bị cô lập và từ khắp cùng ngõ hẻm của thế giới, ai ai cũng nói về sự chết. Các phương tiện truyền thanh, truyền hình đều nói, thôn tin về cái chết. Thế giới hiện tại đang hóa ra như nấm mồ chờ sẵn chôn xác kẻ chết.

Trong Đức Kitô phục sinh không phải sự chết làm chủ. Dù đau khổ, cái chết dịch bệnh xem ra đã làm tê liệt mọi thứ. Nhiều người còn cho là sụp đổ tất cả và gọi là ngày tận thế. Nhưng con người dù là rất mong manh, đã không để khổ đau và cái chết làm chủ. Khi nạn dịch chết người bắt đầu hoành hành, thì cũng là lúc tất cả bắt đầu một cuộc chiến mạnh cho sự sống. Cả thế giới đang tìm kiếm, dồn tâm, dồn lực, dồn tiền của để gìn giữ, bảo toàn sự sống và đẩy xa dần đau khổ sự chết. Giới khoa học gồng mình, vận dụng mọi năng lực trí tuệ hiện đại chế tạo thuốc, vaccine để đẩy trừ đại dịch và cứu chữa bệnh. Các nhà tỷ phú kinh tế như Bill Gates đã chi cả tỷ đôla để phát triển vaccine ngừa covid. Các quốc gia, (Việt Nam gửi viện trợ Mỹ 400,000 bộ bảo hộ y tế phòng dịch bệnh) kể cả các quốc gia đang là thù địch với nhau đều ra tay hỗ trợ tiền bác, các dụng cụ y tế, y phục bảo hộ giúp phòng chống bệnh… Trong Chúa Kitô phục sinh, dù tin hay chưa tin, tất cả những việc làm, những nghĩa cử bác ái cao thượng cứu và chữa người trong cơn đại họa, đều là những chứng tích và làm nên nhân chứng sống động Tin Mừng về Đấng Phục Sinh.

Một bác sĩ đã nói: “chúng tôi, trong tác nghiệp và gắn liền sứ mệnh nhà y, hàng ngày quên hết mình, chiến đấu với tử thần để giành giật từng giây phút sự sống cho bệnh nhân“. Đó là các chiến sỹ tuyến đầu, đang tuyên xưng và sống lời tuyên xưng trong hành động vào Đức Kitô tử nạn và phục sinh.

Y tá Zhong ở Vũ Hán chia sẻ: “Có lần, tôi bắt gặp một y tá trẻ khóc nức nở khi vừa ra khỏi phòng chữa bệnh. Tôi tưởng rằng cô ấy khoác vì đã quá mệt mỏi hoặc bị sốc vì dịch bệnh, tôi nhớ lại câu trả lời của cô ấy: “Cô ấy nói với tôi rằng, đó là những giọt nước mắt hạnh phúc khi mà một bệnh nhân mình chăm sóc vừa tỉnh lại và được sống. Giây phút đó cô ấy biết nỗ lực của mình không phải vô ích, cuối cùng nó cũng được đền đáp“. Đó là mẫu người trong Đức Kitô Phục Sinh đã và đang làm nên Tin Mừng Phục Sinh. 

Bác sĩ Lý Văn Lượng và nhiều y bác sĩ khác, đã kiệt sức, lây nhiễm virus và đã chết vì phải cứu chữa các bệnh nhân. Ở Ý đã có 4.800 các y bác sĩ nhiễm bệnh và trong số này có nhiều ý bác sỹ đã chết. Trong Chúa Kito Phục Sinh, họ là bài ca khải hoàn ‘Alleluia‘ sống động, sẽ còn được xướng lên mãi, ca mừng Đấng Phục Sinh.

24 linh mục ở Tổng Giáo Phận Chicago-Mỹ đã tình nguyện đi làm phép Xức Dầu cho người nhiễm virus, dù vẫn biết như cha O’Donnell thổ lộ: “Tất cả chúng tôi đều ý thức về những rủi ro, nhưng tầm quan trọng của bí tích (hiểu là ơn ích sự sống và sự sống đời đời cho các bệnh nhân) vượt xa điều đó“. Đó là các sứ giả được Đấng Phục Sinh sai đến lăn tảng đá khỏi mồ kẻ chết và cùng với Đấng Phục sinh mở cửa thiên đàng cho các linh hồn kẻ chết bước vào.

Vâng tất cả những gì được liên kết với Đức Kitô Phục Sinh đều mở ra sự sống. Thông điệp Đức Kito Phục Sinh dù hôm nay và năm nay trong toàn thế giới Công Giáo, chỉ được cử hành và vang lên trong một không gian giới hạn, với một số ít người được nghe, được tham dự. Nó vẫn là và đang là thông điệp lớn, có tầm vóc vũ trụ, vượt mọi thời gian, không gian, tạo sức mạnh biển đổi lịch sử, vực dậy tình cảnh thê thảm và những thách đố hiện tại; định hướng và mở ra niềm hy vọng mới của con người.

Mỗi chúng ta, đặc biệt là trong thời khắc lịch sử bi thảm của nạn đại dịch covid-19, không phải là người ngoài cuộc. Trái lại chúng ta là người, theo ơn gọi và sứ vụ đặc thù, góp phần nhiều nhất của mình, trở thành chứng nhân, cùng với Đức Kitô Phục Sinh, làm giảm đi những đau khổ, chết chóc hiện tại và tạo dựng sự an bình, sự sống và sự sống phần hồn cho thế giới con người hôm nay.

Đức Kito đã sống lại hiển vinh, xin cho chúng con và toàn thế giới được ơn cứu chữa, ơn sự sống và sự sống             lại phần linh hồn. Alleluia!

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

BÀI VIẾT MỚI

spot_imgspot_img

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Chúa Nhật XVII TN, B, Ga 6,1-15: Từ những điều bé nhỏ

  TỪ NHỮNG ĐIỀU BÉ NHỎ (2V 4,42-44; Ep 4,1-6; Ga 6,1-15) M. Tân Trang, Vĩnh Phước Sự kiện xảy ra gần biển hồ Galile, lúc sắp đến...

Chúa Nhật XVI, Thường niên, Năm B, Mc 6,30-34: Con chiên –  Mục tử

Chúa Nhật XVI, Thường niên, Năm B, Mc 6,30-3 Con chiên -  Mục tử Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Lời Chúa hôm nay gợi lên cho chúng...

Chúa Nhật XVI TN, B: Tình yêu và lòng thương xót của Thiên Chúa

  TÌNH YÊU VÀ LÒNG THƯƠNG XÓT CỦA THIÊN CHÚA FM. Paul Nguyễn, PV Chiêm ngưỡng dung mạo lòng thương xót của Đức Giêsu qua trình thuật...

Chúa Nhật XVI TN, B, Mc 6,30-34: Cần lánh riêng ra một nơi

    CẦN LÁNH RIÊNG RA MỘT NƠI (Mc 6,30-34) M. Pacômiô Nguyễn Sơn Vinh, Phước Hiệp Theo quan niệm của Kitô giáo, con người gồm xác và hồn....

Chúa Nhật XVI TN, B, Mc 6,30-34: “Hãy tìm nơi thanh vắng mà nghỉ ngơi”

     “HÃY TÌM NƠI THANH VẮNG MÀ NGHỈ NGƠI” (Mc 6,30-34) Đức Minh, Phước Lý Tin Mừng Chúa nhật XVI hôm nay tường thuật về cuộc hội ngộ...

Chúa Nhật XV TN, B, Mc 6,7-13: Thực hiện lệnh truyền của Chúa

THỰC HIỆN LỆNH TRUYỀN CỦA CHÚA (Mc 6,7-13) Lm. Trần Văn Long, Fatima Đôi khi nhìn những người ăn xin, những người tàn tật trên đường phố,...

Lễ thánh Biển Đức, Mt 19,27-29: Con đường đi tới hạnh phúc

CON ĐƯỜNG ĐI TỚI HẠNH PHÚC (Cn 2,1-9; 1Cr 1,26-31; Mt 19,27-29) M. Gioan Tân, Thiên Phước Có thể nói hạnh phúc là mục đích sống và...

Chúa Nhật XIV Thường niên, Năm B, Mc 6,1-6: Kitô hữu – Ngôn sứ giữa đời

Chúa Nhật XIV Thường niên, Năm B, Mc 6,1-6 Kitô hữu - Ngôn sứ giữa đời Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist “Ngôn sứ có bị rẻ rúng...

Chúa Nhật XIV TN, B, Mc 6,1-6: Không nhận ra Chúa

    KHÔNG NHẬN RA CHÚA (Mc 6,1-6) Tùng Linh, Phước Lý Năm 1958, sau khi Đức Giáo Hoàng Piô XII qua đời, các báo chí mô tả ngài...

Chúa Nhật XIII Thường niên, Năm B, Mc 5,21-43: Hai phép lạ của lòng tin

Chúa Nhật XIII Thường niên, Năm B, Mc 5,21-43 Hai phép lạ của lòng tin Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Tin không chỉ là loan tin,...

Chúa Nhật XIII TN, B, Mc 5,21-43: Hai cái đụng

  HAI CÁI ĐỤNG (Mc 5,21-43) M. Bosco, PS Đức tin của con người là yếu tố có thể tác động đến Thiên Chúa. Các phép lạ xảy...

Chúa Nhật XIII TN, B, Mc 5,21-43: “Đừng sợ, chỉ cần tin thôi”

    „ĐỪNG SỢ, CHỈ CẦN TIN THÔI“ (Mc 5,21-43) Đăng Khoa, Phước Lý "Đừng sợ, chỉ cần tin thôi". Đó là lời trấn an của Chúa Giêsu trước...