Thứ Bảy, 27 Tháng Bảy, 2024

PHƯỚC CỦA ĐỜI TU

PHƯỚC CỦA ĐỜI TU

 ( M.Thomas Aquinô_Xuân )

            Đi tu có lẽ không xa lạ với mỗi người kitô hữu. Tuy nhiên, để hiểu biết về đời tu thì hẳn nhiên không mấy người hiểu được. Nếu chỉ có xem thấy bên ngoài thì chưa đủ, mà hãy khao khát dấn thân ta mới hiểu được giá trị của ơn gọi .

 1. Một vài ý niệm về đời tu.

             Người ta vẫn thường nói: “Tu là cõi phúc, tình là dây oan” hay “tu là bỏ tù con tim”.

             Nhưng theo ý niệm thông thường “tu” là sửa mình là đổi mới để nên tốt hơn. Theo nghĩa đạo đức “tu” là luyện tập để nên hoàn thiện, sự luyện tập đó không dừng lại ở một giai đoạn mà là một sự trường kỳ. Theo ý nghĩa tôn giáo thì đời tu “là tách mình ra khỏi đời sống bình thường, để sống theo quy giới nhất định của một tôn giáo”.

             Trong thời đại nào cũng vậy, người ta vẫn quan niệm rằng trong gia đình có một người đi tu là cả gia đình được phúc; không chỉ gia đình mà còn cả dòng họ cũng được hưởng phúc đó. Cũng có người cho rằng: những người đi tu là những người chán đời, không còn chỗ để  nương thân nên vào tu để ẩn thân; do đó đi tu chỉ mất thời giờ và phí một đời. Nếu tu được chỉ là sự hên xui. Nên ca dao có câu: “Khéo tu thì nổi, Vụng tu thì chìm”. Cũng có người khẳng định đi tu là con đường đem lại hạnh phúc. Do vậy, khi tôi còn nhỏ cũng cứ nghĩ đi tu là sung sướng, không phải làm gì, được ở trong nhà Chúa Trời và được vinh dự hơn tất cả mọi người giáo dân. Khi đứng ở ngoài nhìn vào thì tôi không thể hiểu và biết được đời tu như thế nào? đôi lúc cũng chỉ là sự suy đoán mà thôi. Do đó, để hiểu biết đời tu thế nào, tôi quyết định dấn thân đến và sống cùng anh em theo lời gọi của Tin Mừng.

2. “Hãy đến mà xem” (x.Ga 1,39).

             Đó là lời mời gọi của Đức Giêsu (x.Ga 1,39) với thánh Anrê và Gioan tông đồ; đó cũng là lời mời gọi cho tất cả mọi người.

             Vì thế, lúc tôi mới vào dòng thì cũng được cha giáo dạy bảo, trước hết hãy lắng nghe và quan sát xem các cha, các thầy sống như thế nào, cách đọc kinh, cách ngồi, đi đứng, cách làm việc… Và khoan chớ vội nên thánh.

             Để trở nên một thầy dòng, trước hết tôi phải tập và sống như một thầy dòng. Như Cha Tổ Phụ chúng ta đã nói: “Chúng con đang cùng nhau tập nên thầy dòng. Nhưng cứ sự thường thì phải lâu, vì chúng con tập với nhau mà không có thầy. Cũng như người ta tập làm thợ mộc mà không có thầy, dầu cũng được nhưng phải lâu ngày, làm hư phí săng gỗ cũng nhiều và sứt mẻ chàng đục không biết bao nhiêu. Chúng con cũng thế”(DN 36). Để làm một thầy dòng thật thì không phải dễ dàng, đòi hỏi phải bỏ ý riêng. Bởi lẽ, Cha Tổ Phụ đã cảm nghiệm được cái khó khăn để làm một ông thầy dòng thật: “Việc gay nhất không phải ăn chay, cũng không phải thức dậy hai giờ khuya, bèn là phải nên thầy dòng. Phải tập cho quen suy xét như thầy dòng: điều ấy khó nhất mà chúng con chưa được…” (DN 49).

             Tôi cũng có một cảm nhận rằng: để làm một ông thầy dòng thật, thầy dòng thánh không phải một, ngày hai là được, mà phải có sự kiên trì, cộng với ơn của Chúa, thì Chúa sẽ giúp mình, điều đó còn đòi hỏi phải từ bỏ mình.

3. Đời tu là một cuộc từ bỏ và hiến dâng trọn vẹn cho Thiên Chúa.

           Ta thấy rằng trong thực tế có rất nhiều người đi tu nhưng không phải ai cũng đạt được cho dù có đôi người muốn đi tu nhưng lại không thực hiện được ước nguyện. Như các cha vẫn thường chia sẻ cho chúng tôi nghe, có những lớp khi vào thì rất đông , khoảng 40 đến 50 người trong một lớp, nhưng sau đó không còn một ai, có lớp còn lại một vài người. Để sống được đời tu cũng không phải là dễ dàng, bởi đòi hỏi nơi bản thân người được gọi phải có chọn lựa và dứt khoát, Không có sự mập mờ. Ta thấy hình ảnh người thanh niên trong Tin Mừng  là một điển hình. Anh ta có tất cả, anh ta muốn đạt được sự hạnh phúc, và rào cản cuối cùng mà Đức Giêsu đòi hỏi nơi anh phải vượt qua, đó là: “Anh hãy đi bán tất cả những gì anh có, rồi hãy đến theo tôi. Nghe vậy chàng thanh niên buồn rầu bỏ đi”(Mc 10, 17-22).

             Cũng thật khó cho tôi, nếu tôi không từ bỏ, một đàng tôi muốn tiếp tục con đường tu trì mà tôi lại không dám từ bỏ những ham muốn và những gì là của tôi. Chính Đức Giêsu đã mời gọi: “Ai muốn theo Tôi phải từ bỏ chính mình vác thập giá mình mà theo”(Mt 16,24). Một cuộc đời ra đi hoàn toàn với tất cả sự từ bỏ và phó thác hoàn toàn cho Thiên Chúa.

             Trong giáo luật cũng đã định nghĩa về đời sống thánh hiến. Tôi xin tóm lược: “Đời sống thánh hiến là một lối sống bền vững như bao lối sống khác. Trong lối sống đó, người theo Chúa theo sát Chúa Kitô tự hiến toàn thân cho Thiên Chúa. Lời khuyên phúc âm là lối sống của sự bền vững đó”.

             Đời tu là lời mời gọi, mỗi người là một lời đáp trả, sự đáp trả hoàn toàn tự do không bị ép buộc, đó là niềm vui của sự hiến dâng cho đi tất cả, và không còn gì thuộc về mình nữa. Một sự dứt khoát không có sự do dự, là sự can đảm đang hiến, chọn một lần cho tất cả. “Đời tu là sự thánh hiến, sự tận hiến chính yếu là dâng hiến hoàn toàn chính con người mình. Tất cả các Kitô hữu phải hiểu rằng họ được bí tích thanh tẩy tận hiến cho Thiên Chúa”.(Alexis BRAULT- NOEL RATH, Đời Tu 46). Sự dâng hiến đó được thể hiện qua từng sứ vụ của từng hội dòng.

 4. Sứ vụ.

          Mỗi hội dòng đều có một sứ vụ riêng, đối với đan tu chiêm niệm, là chuyên lo việc Chúa như Cha Tổ Phụ của chúng ta đã nói trong di ngôn số 141: “Từ 20 thế kỷ này có vô số các thầy dòng. Các thầy dòng đi giảng, đi giúp các nhà thương, trường học, thế gian còn hiểu được. Còn như thầy dòng nguyện gẫm hãm mình như chúng tôi, thế gian không hiểu được… Vậy sự kín nhiệm của chúng ta là gì? Là hằng tìm Chúa, chuyện vãn với Chúa, kết hiệp với Chúa. Đó là sự kín nhiệm của chúng ta. Sự ấy thế gian không hiểu được. Phước chúng ta là  đó rồi: gặp Chúa nói khó với Chúa, kính mến Chúa, kết hiệp với Chúa”. Chúng ta tôn vinh Chúa qua đời sống thầm lặng để tất cả cho vinh danh Thiên Chúa. Do đó

 *Mục đích dòng của chúng ta là:

              + Cung cấp cho các linh hồn được Chúa mời gọi nên trọn lành trong nếp sống tu trì này những thuận lợi của đời sống chiêm niệm và thống hối.

             + Làm thành một tu hội các đan sĩ chuyên lo liệu cứu giúp các người chưa nhận biết Chúa, bằng sự cầu nguyện và hãm mình (DN 79).

             Điều mà tất cả mọi người đều kiếm tìm đó là sự hạnh phúc, nhưng để có được sự hạnh phúc đích thật, Chúng ta phải có niềm tin vào Thiên Chúa, yêu mến Ngài và trở nên trọn lành, bởi vì có rất nhiều con đường để dẫn ta đến nguồn hạnh phúc nhưng chỉ trong Thiên Chúa chúng ta mới tìm được sự bình an hạnh phúc đích thật mà thôi. Và chỉ có Thiên Chúa mới là đích điểm để của mỗi người phải kiếm tìm.

 

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

BÀI VIẾT MỚI

spot_imgspot_img

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Chuyện vui mùa Giáng Sinh

BỨC THƯ MÙA GIÁNG SINH Có một ông làm ở Sở Bưu Điện. Nhiệm vụ của ông là tìm cách giải quyết những bức thơ...

Lên thiên đàng bằng cửa sau

LÊN THIÊN ĐÀNG BẰNG CỬA SAU (Chuyện vui) Truyện kể rằng: Ngày kia, Chúa Cha bỗng nhận ra trên Thiên Đàng sao bát nháo quá: đông...

Lời cầu nguyện

Lời Cầu Nguyện (Chuyện vui) Một con tàu đang lênh đênh trên biển thì gặp bão to và bị đắm. Chỉ có hai trong số những...

Đan viện Châu Sơn Nho Quan: Cảm nhận của một bạn sinh viên trẻ khi đến tĩnh tâm tại Đan viện

CẢM NHẬN CỦA MỘT BẠN SINH VIÊN TRẺ KHI ĐẾN TĨNH TÂM TẠI ĐAN VIỆN Martha Hoàng Mai Tôi là một cô gái với sức sống...

Tản mạn cuối thu

TẢN MẠN CUỐI THU Du Thăng Cái se se lạnh, cái nắng vàng và một chút gió heo may của cuối thu, làm cho tâm hồn...

Người giàu có

  NGƯỜI GIÀU CÓ (Chuyện vui)  Một người có tuổi ra công viên đi dạo, chợt thấy trên ghế đá có một thanh niên đang ngồi ủ...

Hãy mãi là cô gái Việt Nam

    HÃY MÃI LÀ CÔ GÁI VIỆT NAM Mãi nhé là cô gái Việt Nam Dịu dàng đôn hậu nhất trần gian Công dung ngôn hạnh làm tâm...

Tâm tình với anh Bernadino

TÂM TÌNH VỚI ANH BERNADINO Dũng Ân Anh thân mến! Anh đã an nghỉ nơi lòng đất mẹ rồi, nhưng em và mọi người vẫn chưa...

Người Cha Đan Viện nhiệt tâm loan báo Tin Mừng – Tưởng nhớ Cố Viện Phụ Phanxicô Phan Bảo Luyện

NGƯỜI CHA ĐAN VIỆN NHIỆT TÂM LOAN BÁO TIN MỪNG Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist. Tìm hiểu ơn gọi trong Đan Viện Thánh Mẫu Châu Sơn,...

“Em” tìm gì? cảm nghĩ của một linh mục Giáo phận Hà nội khi tham dự thánh lễ khấn dòng tại Đan viện Châu...

“Em” tìm gì? Cảm nghĩ của một Linh mục Giáo phận Hà nội khi tham dự thánh lễ khấn dòng tại Đan viện Thánh Mẫu...

“Ánh trăng” trong đan viện

“ÁNH TRĂNG” TRONG ĐAN VIỆN Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist. Thuở ấu thơ, cứ vào những đêm đẹp trời trăng thanh gió mát là bọn nhóc...

Tình yêu & Tình người

TÌNH YÊU & TÌNH NGƯỜI Lam Châu, Phước Lý Một ngày mùa hè nóng nực, tình cờ gặp em, một người chưa hề quen biết, không...