Thứ Bảy, 27 Tháng Bảy, 2024

SỐNG MÙA CHAY

SỐNG MÙA CHAY

Goretti Huyền Trinh, CĐ Phước Thiên

Những khúc thánh ca Mùa Chay đều là những tiếng hát lời ca rất tha thiết, nhằm mời gọi con người sám hối, trở về với Thiên Chúa và với tha nhân. Nghi thức chính yếu được cử hành trong ngày thứ Tư lễ Tro hôm nay là việc xức tro trên đầu. Điều này gợi nhắc thân phận bụi tro, đầy mỏng giòn, yếu đuối và tội lỗi của con người. Cả ba bài đọc trong phụng vụ Lời Chúa gợi cho chúng ta những tâm tình và những việc làm cần có trong Mùa Chay thánh này.

  1. “Đừng xé áo nhưng hãy xé lòng” (Ge 2,13)

Đó là lời kêu gọi, cũng được xem như là một mệnh lệnh mà ngôn sứ Gioen nói với dân Do Thái lúc bấy giờ. Nhưng xé áo không thôi thì chưa đủ mà còn phải “xé lòng” nữa.

Thật thế, chiếc áo được khoác thêm vào nhằm che phủ, bảo vệ thân thể và làm đẹp cho con người, nhưng nó chỉ là vẻ bên ngoài vì như người ta thường nói: “Chiếc áo dòng không làm nên thầy tu”. Chỉ có “lòng” mới phát sinh những tư tưởng, lời nói, việc làm và phân biệt đúng sai tốt xấu,…bởi “lòng” là căn nguyên của nhận thức, của suy tư (theo quan niệm của Đông phương). Chỉ có “lòng” mới dẫn chúng ta bước đi đúng hướng trên hành trình dương thế và đến được đích điểm của con đường là Thiên Chúa.

“Hãy xé lòng, đừng xé áo” cũng là lời đầy ý nghĩa đối với chúng ta ngày nay: sống Mùa Chay cách chân thành với tất cả tấm lòng chứ không dừng lại ở những hình thức bên ngoài. Chính Chúa Giêsu cũng khiển trách thái độ giả hình của người Phariseu. Đồng thời, chúng ta cũng hãy can đảm trở về với lòng mình để nhận ra những thiếu sót và sai lỗi của bản thân để xin Chúa thứ tha với một quyết tâm sửa đổi nhờ ơn Chúa. Một tâm hồn thực sự sám hối sẽ biết “xé lòng” để ra khỏi sự lười biếng, ganh tị, nói hành nói xấu,…Nhờ đó, họ “làm hòa với Thiên Chúa”, sống đẹp lòng Người và vui lòng tha nhân.

  1. “Làm hòa với Thiên Chúa” (2 Cr 5,20)

Khi biết “xé lòng”, người ta dễ dàng biến mình thành tấm bánh bẻ ra cho đời và đi trên con đường của tình yêu. Tội lỗi làm nên sự rạn nứt, sám hối làm thành mối dây liên kết, hàn gắn và kéo chúng ta lại gần với Thiên Chúa.

“Làm hòa với Thiên Chúa” (2 Cr 5,20) không phải là công trạng của con người nhưng chính là do ty của Thiên Chúa đã đi bước trước: Thiên Chúa đến với con người nhiều lần nhiều cách, ngang qua việc phán dạy cha ông chúng ta qua các ngôn sứ, đến thời sau hết này, Thiên Chúa đã sai chính Con Một đến với con người (x. Dt 1,11). Chúa Giêsu đã dùng chính mạng sống mình để giao hòa con người với Thiên Chúa. Mặc dù, con người vẫn vô tâm và làm buồn lòng Thiên Chúa hết lần này qua lần khác, nhưng Thiên Chúa vẫn kiên nhẫn đợi chờ con người trở về và khi trở về họ lại được hạnh phúc bên Chúa.

Hẳn rằng những thiếu sót và lỗi phạm đã làm rạn nứt các tương quan: với Thiên Chúa, tha nhân và chính mình, nhưng khi bước đi trên hành trình của sám hối bằng lối nhỏ của trái tim, người ta sẽ dần dần hàn gắn lại được những đổ vỡ này, bằng những việc lành phúc đức mà Chúa Giêsu đã đề ra trong bài Tin Mừng.

  1. Kín đáo (x. Mt 6,1.5.16)

Bài Tin Mừng chỉ cho thấy ba việc cần làm: cầu nguyện, làm phúc bố thí và ăn chay. Ba việc này ứng với ba mối tương quan: Thiên Chúa, tha nhân và bản thân. Trước thái độ vụ hình thức của giới lãnh đạo, Chúa Giêsu khiển trách họ và khuyên các môn đệ hãy làm trong âm thầm và không được phô trương, vì Thiên Chúa là Đấng thấu suốt những gì kín đáo (x. Mt 6,4).

  1. Cầu nguyện

Trong cuộc sống thường ngày, chúng ta cần tránh hai thái độ:

– Quá bận rộn với công kia việc nọ, đến nỗi không có giờ dành cho Chúa. Khi đó, chúng ta dễ chiều theo ý riêng mình, tìm thỏa mãn những nhu cầu của bản thân mà lãng quên ý Chúa.

– Quá quan tâm đến danh tiếng: đạo đức, nên giống như bọn đạo đức giả trong Tin Mừng, tỏ ra những hành động bề ngoài để diễn tả sự sốt sắng, siêng năng cho người khác thấy.

Như thế, Mùa Chay gợi nhắc chúng ta hãy biết dành thời gian để cầu nguyện, để nói chuyện với Chúa, nhưng trong sự  kín đáo và sự chân thành của con tim. Nhờ đó, thánh ý của Chúa được lắng nghe và được thể hiện trong cuộc đời. 

  1. Làm phúc bố thí

Là biết chia sẻ của cải cho những người nghèo khổ hơn mình. Thật thế, sống trên đời này là “sống cho, sống với và sống cùng”. Vì vậy, ai cũng cần sự liên đới với người khác và “nay người mai ta”. Hành động bác ái giúp ta hướng đến người khác để chia sẻ với họ trong tình thương, là cách luyện tập để biết ra khỏi việc yêu mình quá, vì ai ai cũng đều là hình ảnh của Thiên Chúa, là con của Cha trên trời và là anh chị em của nhau.

Hãy nhớ lại lời Chúa Giêsu: “Mỗi lần các ngươi làm như thế cho một trong những anh em bé nhỏ nhất của Ta đây, là các ngươi đã làm cho chính Ta vậy” (Mt 25,40). Và “Đừng cho tay trái biết việc tay phải làm” (Mt 6,3).

  1. Ăn chay

Ý thức tầm quan trọng của chay tịnh, Đức giáo hoàng Phanxico nhận định: “Việc chay tịnh giải tỏa bạo lực của chúng ta, và là cơ hội quan trọng để tăng trưởng. Một đàng chay tịnh cũng giúp chúng ta cảm nghiệm điều mà nhiều người khác đang thiếu thốn, thiếu những điều cần thiết và bị đói. Chay tịnh biểu lộ tình trạng tinh thần của chúng ta, đang đói khát lòng từ nhân và sự sống của Thiên Chúa. Chay tịnh thức tỉnh và làm cho chúng ta chú ý hơn đối với Thiên Chúa và tha nhân, thúc đẩy ý chí vâng phục Thiên Chúa, là Đấng duy nhất có thể thỏa mãn sự đói khát của chúng ta” (Sứ điệp Mùa Chay, 2018, số 6).

Thật thế, trong cuộc sống, chúng ta thường quá lo cho nhu cầu vật chất: hôm nay ăn gì, mặc gì,…trong khi nhu cầu tâm linh cũng có vị trí quan trọng mà chúng ta lại hay dễ quên. Chay tịnh thể lý nhắc nhớ việc chay tịnh tâm hồn, ngang qua nhiều hành động hy sinh, chẳng hạn: nhịn nói một lời có thể làm buồn lòng người khác, đi bước trước trong việc làm hòa với tha nhân, hãm dẹp thân xác và sự ích kỷ của bản thân,…Những việc này khi được làm trong tình yêu và sự âm thầm sẽ giúp chúng ta sống đẹp lòng Thiên Chúa và tha nhân hơn.

Mùa Chay là thời gian thuận tiện để cầu nguyện, sám hối, chay tịnh và sống bác ái. Cùng với việc ý thức thân phận mong manh của kiếp người, chúng ta sẽ cố gắng sống sao cho “tốt đạo đẹp đời”. Do đó, mỗi người hãy “giữ đời sống cho mình thật tinh tuyền, đồng thời, trong những ngày thánh này hãy gột rửa những sơ suất của các mùa khác… : thân xác bớt ăn uống, bớt ngủ nghỉ chuyện trò, bớt bông đùa, để tâm hồn hân hoan mong đợi lễ Phục Sinh” (TL 49 ). Ước gì, Mùa Chay năm nay sẽ là khởi điểm của một đời sống mới với một con tim mới đầy quyết tâm trong ơn Chúa.

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

BÀI VIẾT MỚI

spot_imgspot_img

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Chúa Nhật XVII TN, B, Ga 6,1-15: Từ những điều bé nhỏ

  TỪ NHỮNG ĐIỀU BÉ NHỎ (2V 4,42-44; Ep 4,1-6; Ga 6,1-15) M. Tân Trang, Vĩnh Phước Sự kiện xảy ra gần biển hồ Galile, lúc sắp đến...

Chúa Nhật XVI, Thường niên, Năm B, Mc 6,30-34: Con chiên –  Mục tử

Chúa Nhật XVI, Thường niên, Năm B, Mc 6,30-3 Con chiên -  Mục tử Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Lời Chúa hôm nay gợi lên cho chúng...

Chúa Nhật XVI TN, B: Tình yêu và lòng thương xót của Thiên Chúa

  TÌNH YÊU VÀ LÒNG THƯƠNG XÓT CỦA THIÊN CHÚA FM. Paul Nguyễn, PV Chiêm ngưỡng dung mạo lòng thương xót của Đức Giêsu qua trình thuật...

Chúa Nhật XVI TN, B, Mc 6,30-34: Cần lánh riêng ra một nơi

    CẦN LÁNH RIÊNG RA MỘT NƠI (Mc 6,30-34) M. Pacômiô Nguyễn Sơn Vinh, Phước Hiệp Theo quan niệm của Kitô giáo, con người gồm xác và hồn....

Chúa Nhật XVI TN, B, Mc 6,30-34: “Hãy tìm nơi thanh vắng mà nghỉ ngơi”

     “HÃY TÌM NƠI THANH VẮNG MÀ NGHỈ NGƠI” (Mc 6,30-34) Đức Minh, Phước Lý Tin Mừng Chúa nhật XVI hôm nay tường thuật về cuộc hội ngộ...

Chúa Nhật XV TN, B, Mc 6,7-13: Thực hiện lệnh truyền của Chúa

THỰC HIỆN LỆNH TRUYỀN CỦA CHÚA (Mc 6,7-13) Lm. Trần Văn Long, Fatima Đôi khi nhìn những người ăn xin, những người tàn tật trên đường phố,...

Lễ thánh Biển Đức, Mt 19,27-29: Con đường đi tới hạnh phúc

CON ĐƯỜNG ĐI TỚI HẠNH PHÚC (Cn 2,1-9; 1Cr 1,26-31; Mt 19,27-29) M. Gioan Tân, Thiên Phước Có thể nói hạnh phúc là mục đích sống và...

Chúa Nhật XIV Thường niên, Năm B, Mc 6,1-6: Kitô hữu – Ngôn sứ giữa đời

Chúa Nhật XIV Thường niên, Năm B, Mc 6,1-6 Kitô hữu - Ngôn sứ giữa đời Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist “Ngôn sứ có bị rẻ rúng...

Chúa Nhật XIV TN, B, Mc 6,1-6: Không nhận ra Chúa

    KHÔNG NHẬN RA CHÚA (Mc 6,1-6) Tùng Linh, Phước Lý Năm 1958, sau khi Đức Giáo Hoàng Piô XII qua đời, các báo chí mô tả ngài...

Chúa Nhật XIII Thường niên, Năm B, Mc 5,21-43: Hai phép lạ của lòng tin

Chúa Nhật XIII Thường niên, Năm B, Mc 5,21-43 Hai phép lạ của lòng tin Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Tin không chỉ là loan tin,...

Chúa Nhật XIII TN, B, Mc 5,21-43: Hai cái đụng

  HAI CÁI ĐỤNG (Mc 5,21-43) M. Bosco, PS Đức tin của con người là yếu tố có thể tác động đến Thiên Chúa. Các phép lạ xảy...

Chúa Nhật XIII TN, B, Mc 5,21-43: “Đừng sợ, chỉ cần tin thôi”

    „ĐỪNG SỢ, CHỈ CẦN TIN THÔI“ (Mc 5,21-43) Đăng Khoa, Phước Lý "Đừng sợ, chỉ cần tin thôi". Đó là lời trấn an của Chúa Giêsu trước...