Thứ Bảy, 27 Tháng Bảy, 2024

Sống Và Loan Báo Tin Mừng Về Lòng Thương Xót Trong Quyền Năng Của Chúa Thánh Thần  

Sống Và Loan Báo Tin Mừng Về Lòng Thương Xót

Trong Quyền Năng Của Chúa Thánh Thần

 

              Mỗi lần Đức Kitô phục sinh hiện ra, đều chúc các ông: “Bình an cho các con”. Người còn thổi hơi vào các ông và nói: “Các con hãy nhận lấy Thánh Thần”. Rồi Người truyền lệnh cho các ông: “Như Cha đã sai Thày, Thày cũng sai anh em”. Những lời yêu thương của Đấng Phục Sinh đã xua tan nỗi sợ hãi và nghi ngờ cho các môn đệ và thuyết phục các ông tin rằng Ngài thực sự đang sống. Đồng thời, Chúa Phục sinh giao nhiệm vụ truyền giáo cho các ông bằng lòng sót thương dưới tác động của Chúa Thánh Thần.

           Chúa Giêsu đã làm một điều mà chỉ có tình yêu và niềm tin mới có thể làm được. Đấng Phục sinh ủy thác cho các môn đệ yếu đuối và nhút nhát của mình để loan báo Tin Mừng về Lòng Thương Xót đến tận cùng trái đất. Việc sai các môn đệ ra đi giống với việc Chúa Giêsu được sai đi bởi Cha trên trời. Chúa Giêsu đã hoàn thành sứ mệnh của Ngài nhờ tình yêu hoàn hảo và sự vâng phục theo ý muốn của Chúa Cha. Chúa Giêsu gọi các môn đệ đầu tiên của mình và bây giờ Ngài kêu gọi mỗi người chúng ta cũng làm như vậy. Giống như Đấng Phục sinh đã ban món quà Chúa Thánh Thần cho các môn đệ đầu tiên và hôm nay, Đấng Phục sinh cũng thổi vào mỗi chúng ta cùng một Chúa Thánh Thần, để làm cho chúng ta một sức sống mới, một sức mạnh, một niềm vui và lòng can đảm để sống mỗi ngày như những người theo Chúa Phục sinh và loan báo Lòng Thương Xót của Đấng Phục sinh: “Anh em hãy nhận lấy Thánh Thần. Anh em tha tội cho ai, thì người ấy được tha; anh em cầm giữ ai, thì người ấy bị cầm giữ.”

           Chúa Giêsu Phục sinh đã sai họ vào thế giới với Thánh Thần của Ngài. Đó là một nhiệm vụ kỳ lạ được giao phó cho những con người mà đã chạy trốn và sợ hãi trước biến cố khổ nạn của Chúa! Khi các môn đệ gặp được Đấng Phục sinh, thì họ tràn ngập niềm vui nhờ món quà của Thánh Thần và mệnh lệnh tha thứ tội lỗi đã giải thoát các môn đệ khỏi nỗi sợ hãi và thay đổi cuộc sống của các ngài. Chúa Giêsu đã “thổi” vào các môn đệ và tạo nên những khả năng mới trong các ngài. Những người đã không thể ra khỏi nhà vì sợ rằng họ sẽ chết như Chúa, giờ đã biến thành những nhân chứng không biết sợ hãi để làm chứng cho sự phục sinh của Chúa Kitô, vì các môn đệ đã nhận được Thánh Thần của Chúa Giêsu Phục sinh. Các ông cũng đã đứng lên ngày hôm đó và mang sứ mệnh lòng thương xót của Chúa Phục sinh cho thế giới bằng sự tha thứ.

          Các nhân chứng của Chúa Giêsu Phục sinh biết rằng họ được sai vào một thế giới chống đối, hận thù, chia rẽ… với nhiệm vụ rõ ràng là tha thứ cho thế giới. Chúa Giêsu sống lại, Người đã chiến thắng tội lỗi và sự chết, xóa đi những hận thù chia rẽ… Chính vì lý do này, các chứng nhân của Người không thể tự giới hạn việc rao giảng Chúa Phục sinh bằng lời nói nhưng các chứng nhân phải thực hiện những hành động mới và mang lại nhiều sự sống hơn, thiêng liêng hơn đó là lời mời tha thứ phổ quát : “Anh em tha tội cho ai, thì người ấy được tha.”

           Sự tha thứ mà chúng ta thực thi là bằng chứng tốt nhất khôi phục sự phục sinh của Chúa Giêsu. Nếu có một điều cần thiết trong thế giới, trong xã hội và trong trái tim của con người hôm nay, đó là sống hòa giải và bình an. Hòa giải-tha thứ là cách chữa lành trong chính chiều sâu của mỗi bản thể con người. Nếu các Kitô hữu ngày nay không thực hiện nghiêm túc sứ mệnh Chúa Giêsu Phục Sinh ban cho, thì chúng ta không chỉ đánh mất Thánh Thần của Người mà còn là mất đi bản chất đích thực của người Kitô hữu.

            Ước gì, bất cứ nơi nào có người Kitô là nơi đó có hòa binh, hòa giải, và tha thứ giữa con người với nhau. Trong thực tế, hòa bình và hòa giản vẫn còn là một thách đố. Điều đó càng thôi thúc các chứng nhân của của Chúa Giêsu Phục sinh lỗ lực xây dựng hòa bình và hòa giải- đó cũng là cách thực tế và hiệu quả để chưng minh niềm tin của mình vào sự phục sinh của Chúa Giêsu. Thật là hạnh phúc cho nhân loại khi con người tin rằng Chúa Kitô còn sống và đang sống trong anh chị em của mình khi mọi người được sống trong bình an và hạnh phúc.

            Lạy Chúa, khi Chúa đến giữa các môn đệ sau khi phục sinh, Chúa đã ban cho các Ngài bình an và Thánh Thần của Ngài, và Chúa đã sai họ đến thế giới. Từ cuộc gặp gỡ này, Giáo hội của Ngài đã ra đời và thế giới đã có người mang Lòng Thương Xót của sự tha thứ. Hãy đến với chúng con một lần nữa, Chúa ơi, vì thế giới vẫn cần Lòng Thương Xót của Chúa để được tha thứ và chúng con cần niềm vui khi biết rằng Chúa còn sống và đang sống. Hãy đến với chúng con một lần nữa, Chúa ơi, vì chúng con đã đóng cửa trong nỗi sợ hãi và trong sự im lặng của chúng con. Xin đổ đầy Thánh Thần của Ngài cho chúng con và sai chúng con một lần nữa mang sự tha thư và an binh cho mọi người. Thế giới của chúng con ngày nay có nhu cầu tha thứ và binh an và Giáo hội cần có Thánh Thần của Ngài. Amen

M. Mauro Biết-PV.

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

BÀI VIẾT MỚI

spot_imgspot_img

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Chúa Nhật XVII TN, B, Ga 6,1-15: Từ những điều bé nhỏ

  TỪ NHỮNG ĐIỀU BÉ NHỎ (2V 4,42-44; Ep 4,1-6; Ga 6,1-15) M. Tân Trang, Vĩnh Phước Sự kiện xảy ra gần biển hồ Galile, lúc sắp đến...

Chúa Nhật XVI, Thường niên, Năm B, Mc 6,30-34: Con chiên –  Mục tử

Chúa Nhật XVI, Thường niên, Năm B, Mc 6,30-3 Con chiên -  Mục tử Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Lời Chúa hôm nay gợi lên cho chúng...

Chúa Nhật XVI TN, B: Tình yêu và lòng thương xót của Thiên Chúa

  TÌNH YÊU VÀ LÒNG THƯƠNG XÓT CỦA THIÊN CHÚA FM. Paul Nguyễn, PV Chiêm ngưỡng dung mạo lòng thương xót của Đức Giêsu qua trình thuật...

Chúa Nhật XVI TN, B, Mc 6,30-34: Cần lánh riêng ra một nơi

    CẦN LÁNH RIÊNG RA MỘT NƠI (Mc 6,30-34) M. Pacômiô Nguyễn Sơn Vinh, Phước Hiệp Theo quan niệm của Kitô giáo, con người gồm xác và hồn....

Chúa Nhật XVI TN, B, Mc 6,30-34: “Hãy tìm nơi thanh vắng mà nghỉ ngơi”

     “HÃY TÌM NƠI THANH VẮNG MÀ NGHỈ NGƠI” (Mc 6,30-34) Đức Minh, Phước Lý Tin Mừng Chúa nhật XVI hôm nay tường thuật về cuộc hội ngộ...

Chúa Nhật XV TN, B, Mc 6,7-13: Thực hiện lệnh truyền của Chúa

THỰC HIỆN LỆNH TRUYỀN CỦA CHÚA (Mc 6,7-13) Lm. Trần Văn Long, Fatima Đôi khi nhìn những người ăn xin, những người tàn tật trên đường phố,...

Lễ thánh Biển Đức, Mt 19,27-29: Con đường đi tới hạnh phúc

CON ĐƯỜNG ĐI TỚI HẠNH PHÚC (Cn 2,1-9; 1Cr 1,26-31; Mt 19,27-29) M. Gioan Tân, Thiên Phước Có thể nói hạnh phúc là mục đích sống và...

Chúa Nhật XIV Thường niên, Năm B, Mc 6,1-6: Kitô hữu – Ngôn sứ giữa đời

Chúa Nhật XIV Thường niên, Năm B, Mc 6,1-6 Kitô hữu - Ngôn sứ giữa đời Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist “Ngôn sứ có bị rẻ rúng...

Chúa Nhật XIV TN, B, Mc 6,1-6: Không nhận ra Chúa

    KHÔNG NHẬN RA CHÚA (Mc 6,1-6) Tùng Linh, Phước Lý Năm 1958, sau khi Đức Giáo Hoàng Piô XII qua đời, các báo chí mô tả ngài...

Chúa Nhật XIII Thường niên, Năm B, Mc 5,21-43: Hai phép lạ của lòng tin

Chúa Nhật XIII Thường niên, Năm B, Mc 5,21-43 Hai phép lạ của lòng tin Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Tin không chỉ là loan tin,...

Chúa Nhật XIII TN, B, Mc 5,21-43: Hai cái đụng

  HAI CÁI ĐỤNG (Mc 5,21-43) M. Bosco, PS Đức tin của con người là yếu tố có thể tác động đến Thiên Chúa. Các phép lạ xảy...

Chúa Nhật XIII TN, B, Mc 5,21-43: “Đừng sợ, chỉ cần tin thôi”

    „ĐỪNG SỢ, CHỈ CẦN TIN THÔI“ (Mc 5,21-43) Đăng Khoa, Phước Lý "Đừng sợ, chỉ cần tin thôi". Đó là lời trấn an của Chúa Giêsu trước...