Thứ Bảy, 27 Tháng Bảy, 2024

SUY NIỆM LỄ TRUYỀN TIN – GREGORIO AN PHƯỚC

Bài Suy Niệm 

Lễ Truyền Tin 

Lc 1, 26 – 38

 

Gregorio – An Phước

Thiên Chúa không ngừng cứu độ con người. Trong Cựu Ước, Thiên Chúa đã cứu độ con người bằng cách Ngài dùng miệng các ngôn sứ để sửa dạy họ, khi họ đi sai mệnh lệnh của Thiên Chúa. Trong Tân Ước, Thiên Chúa dùng chính Con Một của Ngài. Với biến cố truyền tin, Thiên Chúa muốn mặc khải cho con người về  đỉnh cao của ơn cứu độ trong Đức Giêsu Kitô nhập thể.

Thiên Chúa nhập thể vào trần gian, không như sự tưởng tượng và mong đợi của người Do Thái, nghĩa là Ngài không xuất hiện trong diện mạo của một người hùng giương đông kích tây, cũng không xuất hiện theo lối như một vị tiên giáng trần, nhưng Ngài đầu thai vào cung lòng của một người phụ nữ thành Nazaret, được sinh ra và được lớn lên như chúng ta ngoại trừ tội lỗi.

Việc Thiên sứ đến truyền tin cho Đức Mẹ, là việc Thiên Chúa muốn hỏi ý kiến của Mẹ, liệu Mẹ có đồng ý cho Ngôi Lời Thiên Chúa nhập thể trong cung lòng mình hay không? Và Mẹ đã thưa với sứ thần: “Này tôi là tôi tá Chúa, tôi xin vâng như lời Sứ thần truyền”.

Lời thưa “Xin Vâng” của Mẹ là diễn tả hành động phó thác hoàn toàn cho quyền năng của Thiên Chúa, là sống theo thánh ý của Người.

Sống theo thánh ý Thiên Chúa, Mẹ không đi tìm những việc lớn lao, hay thực hiện những điều vượt quá khả năng của con người, nhưng sống theo thánh ý Thiên Chúa, Mẹ đã vui tươi đón nhận những công việc thường ngày như quà tặng của Thiên Chúa.

Theo thánh sử Luca, đời sống của Mẹ Maria, một phụ nữ miền quê của thành Nazaret, mặc dù được khắc họa bên ngoài một cách bình thường và giản dị, nhưng bên trong được chất chứa cả một kho tàng ân sủng…nghĩa là Mẹ được tràn đầy ơn phúc của Thiên Chúa, và Thiên Chúa luôn luôn ở cùng Mẹ. Nơi cung lòng Mẹ là đền thờ của Chúa Thánh Thần, là cung điện huy hoàng cho Con Thiên Chúa nhập thể. Tuy nghèo về vật chất, nhưng Mẹ không nghèo về tinh thần, một phụ nữ “vô danh tiểu tốt” trước con mắt người đời, nhưng lại được rạng danh trước mặt Thiên Chúa. Chính vì thế, trong bài ca Magnificat Mẹ đã không ngừng nói lên rằng: Phận nữ tỳ hèn mọn, Người đoái thương nhìn tới…..vì Đấng toàn năng đã làm cho tôi biết bao điều cao cả.

Quả thật, có những điều huyền nhiệm ngay bên cạnh chúng ta, nhưng Thiên Chúa chỉ tỏ mình cho những ai sống khiêm hạ, ý thức mình là “tôi tớ phận hèn”. Qua hình ảnh khiêm hạ của Mẹ Maria cũng là bài học cho những ai đang khao khát tìm kiếm Thiên Chúa. Thiên Chúa tuy là Đấng cao cả quyền năng, như Thánh Vinh 144, 3 miêu tả:“Chúa thật cao cả xứng muôn lời ca tụng, Người cao cả khôn dò khôn thấu”. Thế nhưng, sự tỏ hiện của Ngài không bằng con đường học sâu hiểu rộng, cũng không bằng con đường giàu sang hay quyền uy danh giá theo kiểu thế gian gian, nhưng  bằng con đường ý thức mình là một thụ tạo mỏng dòn trong bàn tay Thiên Chúa, sẵn sàng để cho Thiên Chúa nhào nặn…như lời của Thánh Phaolo gởi cho giáo đoàn Roma: “Chúng ta là ai mà dám cãi lại Thiên Chúa? Chẳng lẽ sản phẩm lại nói với người sản xuất sao ông làm ra tôi thế này?” (Rm 9,20).  Cho nên, một  khi ý thức mình là thụ tạo, chúng ta sẽ dễ dàng để cho Đấng sáng tạo hoạt động trong chúng ta…nghĩa là chúng ta không ngừng sống tinh thần phó thác.

Sống tinh thần phó thác là chúng ta tin tưởng vào tình yêu thương của Thiên Chúa. Như Thánh Gioan quả quyết: “Không phải chúng ta đã yêu mến Thiên Chúa. Nhưng chính Người đã yêu thương chúng ta, và sai Con của Người đến làm của lễ đền tội cho chúng ta” (1Ga 4,10). “Vì yêu thương chúng ta, Đức Kitô đã hy sinh mạng sống mình” (1 Ga 16). Chúa hy sinh mạng sống mình để cứu chúng ta, không phải vì chúng ta là người công chính, mà vì chúng ta là người tội lỗi. Nhưng để được hưởng ơn cứu độ ấy, chúng ta cần biết đón nhận bằng tâm tình khiêm tốn và vâng phục.

Là một hữu thể tại thế, dĩ nhiên Mẹ Maria cũng có những chương trình riêng cho bản thân… chẳng hạn như chương trình sống độc thân trinh khiết. Nhưng khi được Thiên Chúa ngỏ ý muốn Đức Mẹ cộng tác vào chương trình cứu độ, Mẹ đã mau mắn từ bỏ chương trình riêng của mình để đi vào chương trình của Thiên Chúa. Mẹ đã vâng theo Thánh ý Thiên Chúa một cách tuyệt đối. Qua thái độ khiêm tốn chấp nhận của Mẹ, Mẹ đã được Thiên Chúa yêu thương, được đầy tràn ân phúc, và được chính Ngôi Hai Thiên Chúa làm người trong cung lòng vẹn sạch của mình.

Thiên Chúa làm người không chỉ ở cùng Mẹ, nhưng Ngài cũng ở cùng chúng ta. Như năm xưa Thiên Chúa đã dùng miệng thiên sứ đến để hỏi ý kiến Mẹ, và Mẹ đã đồng ý cho Ngôi Hai Thiên Chúa nhập thể làm người trong cung lòng của mình qua hai tiếng xin vâng. Ngày hôm nay Thiên Chúa cũng đến hỏi ý kiến mỗi người chúng ta qua Thánh Kinh, và qua Giáo Hội, liệu chúng ta có bằng lòng để cho ơn cứu độ của Ngài nhập thể trong chúng ta hay không? Xin cho chúng ta được ơn khiêm nhường sâu thẳm như Mẹ, để chúng ta nhận ra rằng: chúng ta cần ơn cứu chuộc, cần Chúa Giêsu nhập thể trong lòng. Như thế, chúng ta không ngừng sống trong tin yêu phó thác, và không ngần ngại khi nói lời xin vâng như Mẹ: “Này tôi là tôi tá Chúa, tôi xin vâng như lời Sứ thần truyền”.

 

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

BÀI VIẾT MỚI

spot_imgspot_img

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Chúa Nhật XVII TN, B, Ga 6,1-15: Từ những điều bé nhỏ

  TỪ NHỮNG ĐIỀU BÉ NHỎ (2V 4,42-44; Ep 4,1-6; Ga 6,1-15) M. Tân Trang, Vĩnh Phước Sự kiện xảy ra gần biển hồ Galile, lúc sắp đến...

Chúa Nhật XVI, Thường niên, Năm B, Mc 6,30-34: Con chiên –  Mục tử

Chúa Nhật XVI, Thường niên, Năm B, Mc 6,30-3 Con chiên -  Mục tử Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Lời Chúa hôm nay gợi lên cho chúng...

Chúa Nhật XVI TN, B: Tình yêu và lòng thương xót của Thiên Chúa

  TÌNH YÊU VÀ LÒNG THƯƠNG XÓT CỦA THIÊN CHÚA FM. Paul Nguyễn, PV Chiêm ngưỡng dung mạo lòng thương xót của Đức Giêsu qua trình thuật...

Chúa Nhật XVI TN, B, Mc 6,30-34: Cần lánh riêng ra một nơi

    CẦN LÁNH RIÊNG RA MỘT NƠI (Mc 6,30-34) M. Pacômiô Nguyễn Sơn Vinh, Phước Hiệp Theo quan niệm của Kitô giáo, con người gồm xác và hồn....

Chúa Nhật XVI TN, B, Mc 6,30-34: “Hãy tìm nơi thanh vắng mà nghỉ ngơi”

     “HÃY TÌM NƠI THANH VẮNG MÀ NGHỈ NGƠI” (Mc 6,30-34) Đức Minh, Phước Lý Tin Mừng Chúa nhật XVI hôm nay tường thuật về cuộc hội ngộ...

Chúa Nhật XV TN, B, Mc 6,7-13: Thực hiện lệnh truyền của Chúa

THỰC HIỆN LỆNH TRUYỀN CỦA CHÚA (Mc 6,7-13) Lm. Trần Văn Long, Fatima Đôi khi nhìn những người ăn xin, những người tàn tật trên đường phố,...

Lễ thánh Biển Đức, Mt 19,27-29: Con đường đi tới hạnh phúc

CON ĐƯỜNG ĐI TỚI HẠNH PHÚC (Cn 2,1-9; 1Cr 1,26-31; Mt 19,27-29) M. Gioan Tân, Thiên Phước Có thể nói hạnh phúc là mục đích sống và...

Chúa Nhật XIV Thường niên, Năm B, Mc 6,1-6: Kitô hữu – Ngôn sứ giữa đời

Chúa Nhật XIV Thường niên, Năm B, Mc 6,1-6 Kitô hữu - Ngôn sứ giữa đời Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist “Ngôn sứ có bị rẻ rúng...

Chúa Nhật XIV TN, B, Mc 6,1-6: Không nhận ra Chúa

    KHÔNG NHẬN RA CHÚA (Mc 6,1-6) Tùng Linh, Phước Lý Năm 1958, sau khi Đức Giáo Hoàng Piô XII qua đời, các báo chí mô tả ngài...

Chúa Nhật XIII Thường niên, Năm B, Mc 5,21-43: Hai phép lạ của lòng tin

Chúa Nhật XIII Thường niên, Năm B, Mc 5,21-43 Hai phép lạ của lòng tin Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Tin không chỉ là loan tin,...

Chúa Nhật XIII TN, B, Mc 5,21-43: Hai cái đụng

  HAI CÁI ĐỤNG (Mc 5,21-43) M. Bosco, PS Đức tin của con người là yếu tố có thể tác động đến Thiên Chúa. Các phép lạ xảy...

Chúa Nhật XIII TN, B, Mc 5,21-43: “Đừng sợ, chỉ cần tin thôi”

    „ĐỪNG SỢ, CHỈ CẦN TIN THÔI“ (Mc 5,21-43) Đăng Khoa, Phước Lý "Đừng sợ, chỉ cần tin thôi". Đó là lời trấn an của Chúa Giêsu trước...