Thứ tư, 9 Tháng mười, 2024

Suy Niệm CHÚA NHẬT II MÙA CHAY  Mt 17, 1 – 9

Suy Niệm CHÚA NHẬT II MÙA CHAY

 Mt 17, 1 – 9

 M. Gregorio – An Phước

            Theo trình thuật của Mattheu, bài Tin mừng hôm nay Chúa Giêsu đưa ba môn đệ riêng ra một chỗ, tới một ngọn núi cao. Rồi Người biến đổi hình dạng trước mặt các ông. Sự kiện Chúa Giêsu biến hình, là diễn tả Thần tính của Con Thiên Chúa được tỏ hiện, mà thường ngày bị che giấu dưới xác phàm của con người.

            Thực vậy, Chúa Giêsu vốn là Thiên Chúa. Khi nhập thể vào trần gian, Ngài mang thêm bản tính nhân loại. Nơi Ngài có hai bản tính: Bản tính Thiên Chúa, ta gọi là Thần tính và Bản tính nhân loại, ta gọi là Nhân tính, hai bản tính đó kết hợp chặt chẽ với nhau.

            Thần Tính của Chúa Giêsu luôn hiện diện. Nhưng hàng ngày, Thần Tính đó được che phủ qua bức màn Nhân tính, Thần tính không biểu lộ ra bên ngoài, nên người ta chỉ thấy Đức Giêsu như một phàm nhân giống như chúng ta. Chỉ khi Ngài lấy quyền phép của Thần Tính để làm phép lạ như cho kẻ chết sống lại, khiến giông tố đang hoành hành tức khắc yên lặng…thì người ta mới nhận biết Ngài là Thiên Chúa Toàn Năng. Khi Chúa Giêsu biến hình, là lúc Thần tính của Ngài được tỏ lộ, không còn bị nhân tính che phủ. Và đây là lần đầu tiên ba môn đệ: Phêrô, Giacôbê, và Gioan chứng kiến tận mắt Thần tính của Đức Giêsu, và cả ba người đều ngây ngất.

Sự xuất hiện của Môsê và Êlia trong lúc Chúa Giêsu biến hình mang ý nghĩa:

           Môsê tượng trưng cho Lề Luật, Thiên Chúa ban Mười Giới Răn qua Môsê. Môsê được coi là nền tảng của Lề Luật, và biến cố hôm nay chứng tỏ Lề Luật phải hướng về Đức Kitô để được nên trọn vẹn, và hoàn hảo.

          Êlia tượng trưng cho các Ngôn Sứ, Êlia được coi là ngôn sứ cao trọng nhất trong các ngôn sứ về những lời rao giảng và uy quyền làm phép lạ. Biến cố hôm nay chứng tỏ các Ngôn Sứ phải hướng về Đức Kitô, để tìm thấy sự hoàn hảo của các lời tiên tri về Đấng Thiên Sai.

          Như vậy, sự biến hình của Chúa Giêsu trên núi Tabor làm hiện lên hai cảnh giới. Trong đó: Phêrô, Giacôbê, và Gioan đại hiện cho cảnh giới hữu hình. Môsê và Elia đại diện cho cảnh giới vô hình, còn Đức Kitô là trung tâm điểm giữa hai cảnh giới. Nghĩa là, Đức Kitô là mối giây liên kết giữa trời và đất, giữa thế giới hữu hình và thế giới vô hình, là Đấng quy tụ tất cả mọi tâm hồn ở mọi nơi và mọi thời đại, và cũng là nơi hội ngộ của mọi tâm hồn được Cứu Độ.

           Tuy nhiên, khi chứng kiến sự hội ngộ của hai cảnh giới qua sự kiện biến hình của Chúa Giêsu, mỗi người chúng ta được mời gọi đến để chiêm ngắm thần tính của Chúa nơi con người nhân loại của Ngài, chứ không phải đến để cho những cơn mộng tưởng lôi cuốn chúng ta như câu nói của Phêrô: “Lạy Ngài chúng con ở đây thật là hay” (Mt 17, 4).

          Dĩ nhiên, sự mơ mộng nào cũng đẹp, cũng hấp dẫn, nhưng xét cho cùng, chúng ta cũng phải từ bỏ nó, để trở về với thực tại và làm trọn Thánh ý Thiên Chúa. Thánh ý Thiên Chúa không gì khác hơn ngoài con đường của Đức Giêsu đã đi. Con đường Đức Giêsu đã đi là con đường xuống núi, con đường vác thập giá của đời mình. Có như thế, người ta mới đạt tới cảnh giới vinh quang như Môsê và Elia.

 

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

BÀI VIẾT MỚI

spot_imgspot_img

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Chúa Nhật XXVI, Thường Niên B (Ds 11,25-29; Gc 5,1-6; Mc 9,38-43.45.47-48) Nối vòng tay lớn

Chúa Nhật XXVI, Thường Niên B (Ds 11,25-29; Gc 5,1-6; Mc 9,38-43.45.47-48) Nối Vòng Tay Lớn Lm. Gioan Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Cha Anthony De...

Chúa Nhật XXVI TN, B, Mc 9,38-43.45.47-48: Giáo huấn của Chúa Giêsu

      GIÁO HUẤN CỦA CHÚA GIÊSU (Ds 11,25-29; Gc 5,1-6; Mc 9,38-43.45.47-48) M. Pet. Dũng Nguyễn Đình Khi, Phước Lý Bài Tin Mừng của Mác-cô hôm nay khá...

Chúa Nhật XXV TN, B, Mc 9,30-37: Tinh thần phục vụ

  TINH THẦN PHỤC VỤ (Mc 9,30-37) Hữu Quỳnh, Phước Lý Chúa Nhật tuần trước chúng ta được nghe thánh sử Marcô trình thuật lại câu chuyện Chúa...

Chúa Nhật XXIV Thường Niên C (Xh 32,7-11.13-14; Lc 15,1-32): Niềm vui hoán cải

Chúa Nhật XXIV Thường Niên C (Xh 32,7-11.13-14; Lc 15,1-32) Niềm Vui Hoán Cải Lm. Gioan Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Phụng vụ Lời Chúa tuần này toát...

Chúa Nhật XXIV TN, B, Mc 8,27-35: Mức độ biết Đức Giêsu

  MỨC ĐỘ BIẾT ĐỨC GIÊSU (Mc 8,27-35) M. Bosco, PS     “Đức Giêsu là ai?” là câu hỏi được đặt ra suốt 20 thế kỷ nay...

Chúa Nhật XXIII, Thường Niên B (Is 35,4-7a; Gc 2,1-5; Mc 7,31-37) Xin Chữa Con theo Cách Của Chúa

Chúa Nhật XXIII, Thường Niên B (Is 35,4-7a; Gc 2,1-5; Mc 7,31-37) XIN CHỮA CON THEO CÁCH CỦA CHÚA Lm. Gioan Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Một cô...

Lễ Sinh Nhật Đức Trinh Nữ Maria

QUÀ SINH NHẬT (Mt 1,18-23) M. Clara, Phước Thiên Nếu có dịp đi dự tiệc sinh nhật ai đó, chúng ta thường không đến tay không nhưng...

Chúa Nhật XXII TN, B, Mc 7,1-8a.14-15.21-23: Canh tân tâm hồn

    CANH TÂN TÂM HỒN (Mc 7,1-8a.14-15.21-23) M. Gioan Nguyễn An, Vĩnh Phước Tin Mừng Chúa Nhật XXII thường niên, Năm B hôm nay là những lời giáo...

Chúa Nhật XXII TN, B, Mc 7,1-8a.14-15.21-23: Lời Sống

  LỜI SỐNG (Mc 7,1-8a.14-15.21-23) M. Augustino, Phước Hải Ngôn ngữ đã xuất hiện từ khi con người xuất hiện trên mặt đất này. Ngôn ngữ giúp con...

Chúa Nhật XXI TN, B: Còn sống là còn chọn lựa

  CÒN SỐNG LÀ CÒN CHỌN LỰA (Gs 24,1-2a.15-17.18b; Ep 5,21-32; Ga 6,54a.60-69) Jos. ĐB, Phước Vĩnh Linh mục nhạc sĩ Thành Tâm đã suy diễn câu nói...

Chúa Nhật XXI TN, B: “Bỏ Thầy con biết theo ai, vì Thầy có lời ban sự sống.”

"BỎ THẦY CON BIẾT THEO AI, VÌ THẦY CÓ LỜI BAN SỰ SỐNG" (Ga 6,54a.60-69) Thầy Phêrô Kim-Ngôn Nguyễn Bảo Duy, Phước Hiệp Trích đoạn Tin mừng...

Lễ thánh Bernardo: Thánh Bernardo – Muối và Ánh sáng trong Giáo Hội

    THÁNH BERNARDO – MUỐI VÀ ÁNH SÁNG TRONG GIÁO HỘI (Mt 5,13-19) M. Anselmo Nguyễn Minh Quang, An Phước Trong Tin Mừng theo Thánh Matthêu 5,13-19, Chúa...