Thứ Bảy, 27 Tháng Bảy, 2024

SUY NIỆM: CN I MV – A: LUÔN TỈNH THỨC ĐỂ SẴN SÀNG CHỜ CHÚA ĐẾN

Chúa Nhật I Mùa Vọng Năm A 

LUÔN TỈNH THỨC ĐỂ SẴN SÀNG CHỜ CHÚA ĐẾN

(Mt 24,37-44)

 

Phêrô Khanh Nguyễn Đức Vinh. Tp

Quý vị say mê Lời Chúa kính mến, khi đọc qua các bài đọc Lời Chúa ngày Chúa Nhật thứ nhất mùa Vọng năm A, có lẽ ai trong chúng ta cũng đều thắc mắc: tại sao Giáo hội không giúp giáo hữu của mình hướng đến Chúa Giáng Sinh cho mọi người được vui tươi phấn khởi mà lại cứ lo nói về chuyện lên tàu, lũ lụt, kẻ được đem đi, người bị bỏ lại một cách buồn sầu thiểu não như thế? Xin thưa rằng, đó chính là mục đích mà Giáo hội nhắm tới để giúp các kitô hữu sống đúng với ý nghĩa đích thực của mùa Vọng là mùa tỉnh thức để sẵn sàng chờ Chúa lại đến trong ngày mà từng người trong chúng ta trút hơi thở cuối cùng để đi vào cõi sống ngàn thu. Ngày định mệnh ấy, Chúa sẽ đến như thể bất ngờ để phán xét kẻ đang nằm trên giường, người đang đi đường, kẻ khác lại đang làm việc ngoài đồng, người kia lại đang vui chơi giải trí và ăn uống say sưa.

Thật sự, trong cuộc sống của kitô hữu nhất là người tu hành, Thiên Chúa đã đưa từng người vào cuộc sống trần gian cách huyền nhiệm thế nào thì Ngài cũng đưa chúng ta ra khỏi đời sống trần thế để về với Ngài cách huyền nhiệm như vậy. Quả thật, Chúa đến lúc nào thì chẳng ai có thể biết trước được. Bởi vì Thiên Chúa đến bất ngờ theo chương trình và ý định nhiệm mầu của Ngài đúng như cuối bài Tin mừng Chúa Giêsu đã tiên báo: “Anh em hãy sẵn sàng, vì lúc các con không ngờ, Con Người sẽ đến” (Mt 24,44). Bởi thế, ai trong chúng ta cũng phải tỉnh thức để sẵn sàng chờ Chúa đến trong vinh quang. Lẽ dĩ nhiên, ai được coi là người luôn tỉnh thức thì người ấy phải chu toàn tốt các bổn phận mà Chúa đã giao phó qua Giáo hội, qua Hội dòng đã quy định cho bậc sống của mình với lòng yêu mến Chúa nồng nàn và thương yêu tha nhân như chính mình vậy.

Thật ra, trong bài Tin mừng, Chúa Giêsu đã nhấn mạnh rất rõ về sự tỉnh thức mà mỗi người chúng ta phải có để đón Chúa đến trong ngày sau hết. Như vậy, ai muốn được kể là người đầy tớ trung thành hầu xứng đáng lãnh phần thưởng trên Thiên quốc thì trước hết phải tỉnh thức ngay trong khi đang làm các công việc bổn phận mỗi ngày. Ở đây, Chúa Giêsu đã kể ra các việc bình thường trong cuộc sống như ăn uống, cưới vợ gả chồng, làm ruộng, xay bột … Cũng vậy, mỗi người chúng ta hiện nay, dầu ở bậc sống nào cũng đều có thể kể ra những việc mình làm hằng ngày tương tự như thế. Và rồi, Chúa cũng sẽ đến với từng người cách bất ngờ trong khi chúng ta đang làm việc để mưu sinh như mọi ngày. Thứ đến, phải luôn sẵn sàng để đón Chúa đến bất cứ lúc nào. Vì quả thật, Chúa đã dùng dụ ngôn lụt đại hồng thủy để thúc giục chúng ta cần phải tỉnh thức. Bởi vì thực tế thật đáng tiếc thế này: vào thời ông No-ê, mặc dầu đã được nghe báo trước về việc chuẩn bị cho sự sống đời đời; Nhưng người ta vẫn xem thường. Họ không thèm quan tâm đến Lời Chúa và lời các ngôn sứ kêu gọi ăn năn sám hối mà sống công chính. Họ chỉ lo ăn chơi, hưởng thụ và phạm nhiều thứ tội. Trong khi đó, chỉ một mình ông No-ê đóng tàu để tránh lụt, thấy vậy mọi người cười chê ông và cho rằng ông sống khác người. Thình lình cơn lụt ập đến cuốn trôi tất cả. Chỉ còn gia đình ông No-ê thoát nạn vì đã chuẩn bị những gì an toàn cho cuộc sống tương lai. Chúa cũng ví chúng ta như chủ nhà nọ nếu biết giờ kẻ trộm đến thì ông ta sẽ luôn canh thức chứ không để nó tự do đào ngạch khoét vách mà vào lấy hết những gì ông có. Chúng ta thấy đó, đối với của cải vật chất cho cuộc sống tạm thời ở đời này mà người ta còn biết tỉnh thức để canh giữ phương chi là sự sống vĩnh cửu mai sau trên Thiên đàng là cùng đích của người kitô hữu thì ắt phải tỉnh thức gấp bội mới đúng. Phải nói được rằng, sự tỉnh thức là điều kiện sống còn cho sự sống viên mãn của mọi người thuộc mọi thời đại.

Trở lại bài Tin mừng, hình ảnh hai người đàn ông đang làm việc ngoài đồng, một người được đem đi người kia bị bỏ lại; hai người đàn bà đang cùng nhau xay bột, một người được đem đi người kia bị bỏ lại càng thúc bách chúng ta phải tỉnh thức luôn luôn không bao giờ được chểnh mảng dẫu chỉ một giây phút nào. Ai tỉnh thức được như thế, ấy là người luôn biết tín thác hoàn toàn vào tình yêu của Thiên Chúa và đáp trả lại tình yêu ấy bằng việc sống hiền lành và khiêm nhường để thực thi mọi điều Chúa truyền dạy. Ai làm được như thế thì sẽ được Chúa đem đi tựa như những người được cứu sống nhờ tàu ông Nô-ê. Còn ai không tỉnh thức thì sẽ bị bỏ lại giống như những người bị bỏ rơi để đại hồng thủy cuốn trôi cả xác lẫn hồn.

Qua sứ điệp Lời Chúa ngày khởi đầu Mùa vọng năm nay, Chúa muốn cho mỗi người chúng ta cần phải biết luôn tỉnh thức để sẵn sàng chờ đợi Chúa đến trong vinh quang. Vì vậy, đừng ai quá mãi mê lo việc trần thế mà không lo cho phần rỗi linh hồn của mình. Đừng dại dột đắm chìm vào những thú vui chóng qua ở đời hoặc cứ mãi miết lo toan những gì là phù vân chóng tàn ở đời tạm này để rồi không còn thời gian dành cho Chúa.

Ngày tận thế sẽ đến bất ngờ với từng người chúng ta. Vì thế, mỗi người phải luôn luôn tín thác vào Chúa mà dấn thân thực thi mọi lời Chúa dạy, để khi Chúa đến, Chúa thấy chúng ta là những người đầy tớ tỉnh thức và đang sẵn sàng đón nhận thánh ý Ngài. Cũng cần phải nói mạnh hơn thế này, tỉnh thức phải ở trong tư thế sẵn sàng đón Chúa đến bất cứ lúc nào, sẵn sàng cả trong khi ngủ. Như dụ ngôn năm cô trinh nữ khôn ngoan cũng ngủ như năm cô khờ dại; Nhưng điểm khác biệt ở chỗ, khi chàng rể đến lúc nửa đêm, nghĩa là lúc mọi người đang chìm sâu trong giấc ngủ ngon nhất, tuy nhiên nhờ đã có mang theo dầu nghĩa là có sự chuẩn bị sẵn sàng nên các cô khôn ngoan tức khắc ra đón chàng rể với đèn cháy sáng trong tay. Thế là các cô đã được cùng với chàng rể vào dự tiệc vui vẻ vô cùng.

Quả thật, Chúa Giêsu đã dạy chúng ta rằng: “Hãy thắt lưng, hãy cầm đèn cháy sáng trong tay, hãy làm như người đợi chủ đi ăn cưới về, để khi chủ gõ cửa thì mở ngay cho chủ” (Lc 12,35-36). Nhiệm vụ chính của người đầy tớ là đứng chờ chủ về để mở cửa cho chủ. Vì thế, người đầy tớ phải chú tâm vào việc bổn phận của mình, không được lơ là một giây phút nào cả. Cũng thế, lời của thánh Phaolô Tông đồ gửi giáo đoàn Rôma đáng cho chúng ta quan tâm mà thi hành để chứng tỏ mình luôn tỉnh thức: “Anh em hãy ăn ở cho đứng đắn như những người đang sống giữa ban ngày: không chè chén say sưa, không chơi bời dâm đãng, cũng không cãi cọ ghen tương nhưng hãy mặc lấy Chúa Giêsu Kitô và đừng chiều theo tính xác thịt mà thỏa mãn các dục vọng” (Rm 13,13-14). Ai luôn tỉnh thức để sẵn sàng đón Chúa đến thì cho dù cái chết có đến bất ngờ, người ấy cũng được đem đi để tận hưởng hạnh phúc đời đời với Chúa; Ngược lại, ai không tin vào Chúa và không chịu làm theo những giáo huấn Chúa dạy thì sẽ bị bỏ lại ở chốn cực hình muôn đời.

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

BÀI VIẾT MỚI

spot_imgspot_img

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Chúa Nhật XVII TN, B, Ga 6,1-15: Từ những điều bé nhỏ

  TỪ NHỮNG ĐIỀU BÉ NHỎ (2V 4,42-44; Ep 4,1-6; Ga 6,1-15) M. Tân Trang, Vĩnh Phước Sự kiện xảy ra gần biển hồ Galile, lúc sắp đến...

Chúa Nhật XVI, Thường niên, Năm B, Mc 6,30-34: Con chiên –  Mục tử

Chúa Nhật XVI, Thường niên, Năm B, Mc 6,30-3 Con chiên -  Mục tử Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Lời Chúa hôm nay gợi lên cho chúng...

Chúa Nhật XVI TN, B: Tình yêu và lòng thương xót của Thiên Chúa

  TÌNH YÊU VÀ LÒNG THƯƠNG XÓT CỦA THIÊN CHÚA FM. Paul Nguyễn, PV Chiêm ngưỡng dung mạo lòng thương xót của Đức Giêsu qua trình thuật...

Chúa Nhật XVI TN, B, Mc 6,30-34: Cần lánh riêng ra một nơi

    CẦN LÁNH RIÊNG RA MỘT NƠI (Mc 6,30-34) M. Pacômiô Nguyễn Sơn Vinh, Phước Hiệp Theo quan niệm của Kitô giáo, con người gồm xác và hồn....

Chúa Nhật XVI TN, B, Mc 6,30-34: “Hãy tìm nơi thanh vắng mà nghỉ ngơi”

     “HÃY TÌM NƠI THANH VẮNG MÀ NGHỈ NGƠI” (Mc 6,30-34) Đức Minh, Phước Lý Tin Mừng Chúa nhật XVI hôm nay tường thuật về cuộc hội ngộ...

Chúa Nhật XV TN, B, Mc 6,7-13: Thực hiện lệnh truyền của Chúa

THỰC HIỆN LỆNH TRUYỀN CỦA CHÚA (Mc 6,7-13) Lm. Trần Văn Long, Fatima Đôi khi nhìn những người ăn xin, những người tàn tật trên đường phố,...

Lễ thánh Biển Đức, Mt 19,27-29: Con đường đi tới hạnh phúc

CON ĐƯỜNG ĐI TỚI HẠNH PHÚC (Cn 2,1-9; 1Cr 1,26-31; Mt 19,27-29) M. Gioan Tân, Thiên Phước Có thể nói hạnh phúc là mục đích sống và...

Chúa Nhật XIV Thường niên, Năm B, Mc 6,1-6: Kitô hữu – Ngôn sứ giữa đời

Chúa Nhật XIV Thường niên, Năm B, Mc 6,1-6 Kitô hữu - Ngôn sứ giữa đời Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist “Ngôn sứ có bị rẻ rúng...

Chúa Nhật XIV TN, B, Mc 6,1-6: Không nhận ra Chúa

    KHÔNG NHẬN RA CHÚA (Mc 6,1-6) Tùng Linh, Phước Lý Năm 1958, sau khi Đức Giáo Hoàng Piô XII qua đời, các báo chí mô tả ngài...

Chúa Nhật XIII Thường niên, Năm B, Mc 5,21-43: Hai phép lạ của lòng tin

Chúa Nhật XIII Thường niên, Năm B, Mc 5,21-43 Hai phép lạ của lòng tin Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Tin không chỉ là loan tin,...

Chúa Nhật XIII TN, B, Mc 5,21-43: Hai cái đụng

  HAI CÁI ĐỤNG (Mc 5,21-43) M. Bosco, PS Đức tin của con người là yếu tố có thể tác động đến Thiên Chúa. Các phép lạ xảy...

Chúa Nhật XIII TN, B, Mc 5,21-43: “Đừng sợ, chỉ cần tin thôi”

    „ĐỪNG SỢ, CHỈ CẦN TIN THÔI“ (Mc 5,21-43) Đăng Khoa, Phước Lý "Đừng sợ, chỉ cần tin thôi". Đó là lời trấn an của Chúa Giêsu trước...