Thứ Bảy, 27 Tháng Bảy, 2024

SUY NIỆM LỜI CHÚA, CHÚA NHẬT XI THƯỜNG NIÊN NĂM B, HẠT GIỐNG NẢY MẦM

HẠT GIỐNG NẢY MẦM

(Ed 17, 22-24; 2Cr 5,6-10; Mc 4, 26-43)

Một ngày kia, tại ven bờ Biển Hồ, trước những người đang đi theo và lắng nghe lời rao giảng của Đức Giêsu. Ngài vẫn tiếp tục nói về Mầu Nhiệm Nước Thiên Chúa dưới dạng dụ ngôn. Hai dụ ngôn mà Ngài nêu ra rất gần gũi với người làm nông nghiệp, đó là: hạt lúa và hạt cải. Sẽ không khó hiểu cho người đương thời, khi nói về mầu nhiệm Nước Trời qua dụ ngôn. Phụng vụ Lời Chúa hôm nay trong cả ba bài đọc không những cho ta thấy cái thực tại mà cả viễn cảnh của cuộc sống mai sau.

    Ở bài đọc thứ nhất, ngôn sứ Edekien đã cho thấy Chúa là Đấng “ngắt một chồi non” và “trồng nó trên một ngọn núi cao” để nó phát triển, tươi xanh và những ai đến đó nương mình thì được che chở (x. Ed 17,22-23). Lời này mang lại niềm hy vọng cho dân Israel. Bởi cuộc lưu đày xa quê cha đất tổ đã làm cho dân Israel như mất niềm hy vọng vào Thiên Chúa duy nhất của họ. Nhưng chính Thiên Chúa “sẽ làm cho cây khô héo được xanh tươi” (Ed 17,24). Thiên Chúa cho họ niềm tin, niềm hy vọng qua hình ảnh “Ta sẽ trồng nó trên núi cao của Israel…” (Ed 17,23). 

Tương tự, trong bài Tin Mừng, Chúa Giêsu dùng dụ ngôn hạt cải để nói về mầu nhiệm Nước Thiên Chúa. Hạt giống được gieo xuống đất, rồi người gieo để mặc cho nó tự lớn lên một mình, không có một tác động nào cho thấy hạt giống được bảo vệ và che chở, từ lúc gieo xuống… cho đến mùa gặt. Dường như người gieo giống kia vẫn im lặng cho đến mùa gặt. Phải chăng đó là hình ảnh của Thiên Chúa quyền năng vô biên? Bởi Ngài biết sự phát triển của Nước Trời ở trong mỗi người, trong thế giới này thuộc quyền năng Thiên Chúa, mọi quyền lực trần gian không thể phá hoại được (x. Mt 16,18).

Nhìn lại lịch sử của Giáo Hội, ban đầu cũng chỉ là một nhóm nhỏ những con người yếu đuối, giới hạn… rồi chịu bao nhiêu bắt bớ từ mọi thế lực trần gian. Vậy mà những con người bình thường ấy… giờ đã trở thành cây cổ thụ sum sê cành lá che chở cho tất cả mọi người (x. Mc 4,32).

Một cách rõ ràng và cụ thể, Thánh Phaolô cho chúng ta biết: “Tất cả chúng ta đều phải được đưa ra ánh sáng, trước tòa Đức Kitô, để mỗi người lãnh những gì tương xứng với các việc tốt hay xấu, đã làm khi còn ở trong thân xác” (2 Cr 5,10). Vậy, bổn phận của chúng ta là mở lòng đón nhận ân sủng Chúa, nhưng đồng thời cũng có trách nhiệm làm cho những ơn Chúa ban sinh hoa kết trái, làm cho người khác cũng được hưởng nhờ. Từ việc hiểu Lời Chúa mời gọi đến việc sống được điều đó là cả một hành trình cần những nỗ lực không nhỏ. Tuy nhiên, sự nỗ lực của chúng ta cùng với ơn Chúa thì sẽ làm được mọi sự: “Tôi trồng, Apolo tưới, nhưng chính Thiên Chúa cho mọc lên” (1 Cr 3,6). Ước gì chúng ta luôn kiên nhẫn, trung thành và quảng đại, để ơn Chúa ban cho chúng ta không bao giờ trở nên vô hiệu.

Để hiểu được dụ ngôn về Nước Trời mà Chúa Giêsu đã nói hôm nay. Chúng ta áp dụng hai hình ảnh mà Chúa Giêsu đã dùng vào chính cuộc đời của Người. Hạt giống từ khi được gieo vào lòng đất cho đến ngày trĩu hạt hay trở thành một cây xum xê lá cành đã phải trải qua một quá trình với thời gian đủ dài; một giai đoạn chuẩn bị. Chúa Giêsu khác nào hạt giống được âm thầm gieo vào lòng đời. Ba mươi năm ẩn dật là những tháng ngày âm thầm lớn lên. Để ba năm cuối đời, Ngài dong duổi trên mọi nẻo đường, Ngài đã đến để cho “chiên được sống và sống đồi dào” (x. Ga 10,10).

Nhìn vào Chúa Giêsu để thấy và hiểu thế nào là Nước Thiên Chúa. Và nhìn vào Chúa Giêsu để nhận ra lời mời gọi mà Chúa muốn từng người chúng ta sống. Hạt giống đức tin Chúa ban cho chúng ta, chúng ta hãy làm cho nó lớn lên trong cuộc sống. Đó là kiên trì trong bổn phận, làm việc mà không cầu lợi cho bản thân, nhưng luôn nhìn đến ích lợi chung cho mọi người. “Hạt giống vẫn nảy mầm và mọc lên, bằng cách nào thì người ấy không biết” (Mc 4,27). Vì thế, chỉ cần sống âm thầm những gì Thiên Chúa đã gieo vãi trong lòng mình, bằng chính gương sáng trong ơn gọi của mình. Đó là hạt giống tốt mà mọi người cần dùng trong hành trình sống của mình.

Nữ tu M.Zita Trần Thị Hiển

 

 

 

 

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

BÀI VIẾT MỚI

spot_imgspot_img

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Chúa Nhật XVII TN, B, Ga 6,1-15: Từ những điều bé nhỏ

  TỪ NHỮNG ĐIỀU BÉ NHỎ (2V 4,42-44; Ep 4,1-6; Ga 6,1-15) M. Tân Trang, Vĩnh Phước Sự kiện xảy ra gần biển hồ Galile, lúc sắp đến...

Chúa Nhật XVI, Thường niên, Năm B, Mc 6,30-34: Con chiên –  Mục tử

Chúa Nhật XVI, Thường niên, Năm B, Mc 6,30-3 Con chiên -  Mục tử Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Lời Chúa hôm nay gợi lên cho chúng...

Chúa Nhật XVI TN, B: Tình yêu và lòng thương xót của Thiên Chúa

  TÌNH YÊU VÀ LÒNG THƯƠNG XÓT CỦA THIÊN CHÚA FM. Paul Nguyễn, PV Chiêm ngưỡng dung mạo lòng thương xót của Đức Giêsu qua trình thuật...

Chúa Nhật XVI TN, B, Mc 6,30-34: Cần lánh riêng ra một nơi

    CẦN LÁNH RIÊNG RA MỘT NƠI (Mc 6,30-34) M. Pacômiô Nguyễn Sơn Vinh, Phước Hiệp Theo quan niệm của Kitô giáo, con người gồm xác và hồn....

Chúa Nhật XVI TN, B, Mc 6,30-34: “Hãy tìm nơi thanh vắng mà nghỉ ngơi”

     “HÃY TÌM NƠI THANH VẮNG MÀ NGHỈ NGƠI” (Mc 6,30-34) Đức Minh, Phước Lý Tin Mừng Chúa nhật XVI hôm nay tường thuật về cuộc hội ngộ...

Chúa Nhật XV TN, B, Mc 6,7-13: Thực hiện lệnh truyền của Chúa

THỰC HIỆN LỆNH TRUYỀN CỦA CHÚA (Mc 6,7-13) Lm. Trần Văn Long, Fatima Đôi khi nhìn những người ăn xin, những người tàn tật trên đường phố,...

Lễ thánh Biển Đức, Mt 19,27-29: Con đường đi tới hạnh phúc

CON ĐƯỜNG ĐI TỚI HẠNH PHÚC (Cn 2,1-9; 1Cr 1,26-31; Mt 19,27-29) M. Gioan Tân, Thiên Phước Có thể nói hạnh phúc là mục đích sống và...

Chúa Nhật XIV Thường niên, Năm B, Mc 6,1-6: Kitô hữu – Ngôn sứ giữa đời

Chúa Nhật XIV Thường niên, Năm B, Mc 6,1-6 Kitô hữu - Ngôn sứ giữa đời Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist “Ngôn sứ có bị rẻ rúng...

Chúa Nhật XIV TN, B, Mc 6,1-6: Không nhận ra Chúa

    KHÔNG NHẬN RA CHÚA (Mc 6,1-6) Tùng Linh, Phước Lý Năm 1958, sau khi Đức Giáo Hoàng Piô XII qua đời, các báo chí mô tả ngài...

Chúa Nhật XIII Thường niên, Năm B, Mc 5,21-43: Hai phép lạ của lòng tin

Chúa Nhật XIII Thường niên, Năm B, Mc 5,21-43 Hai phép lạ của lòng tin Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Tin không chỉ là loan tin,...

Chúa Nhật XIII TN, B, Mc 5,21-43: Hai cái đụng

  HAI CÁI ĐỤNG (Mc 5,21-43) M. Bosco, PS Đức tin của con người là yếu tố có thể tác động đến Thiên Chúa. Các phép lạ xảy...

Chúa Nhật XIII TN, B, Mc 5,21-43: “Đừng sợ, chỉ cần tin thôi”

    „ĐỪNG SỢ, CHỈ CẦN TIN THÔI“ (Mc 5,21-43) Đăng Khoa, Phước Lý "Đừng sợ, chỉ cần tin thôi". Đó là lời trấn an của Chúa Giêsu trước...