Thứ Sáu, 29 Tháng Ba, 2024

Suy Niệm Lời Chúa Chúa nhật XXV thường niên năm C: (Lc 16, 10-13 {hoặc 1-13})

Chúng ta thử đặt mình vào địa vị tên quản gia bất lương kia để xem chúng ta nên làm gì?

Con người ở thế gian, ai cũng phải biết lo liệu trước cho tương lai. Chúng ta thử đặt mình vào địa vị tên quản gia bất lương kia để xem chúng ta nên làm gì hầu sau khi mất chức quản gia, sẽ có người nào đó đến đón rước chúng ta về nơi ở của họ không? Nếu không biết lo liệu trước, thì coi chừng chúng ta chết đói như chơi và bơ vơ lang thang tiều tụy. Vì ngoài việc quản gia ra, anh ta chẳng biết làm gì khác để sinh sống. Cuốc đất thì không nổi, ăn mày thì hổ ngươi. Nhưng đó là Tin Mừng và Lời Chúa ví dụ, chứ thực tế hôm nay, có tiền nhiều chúng ta có thể xoay xở công việc được. Chúng ta nghĩ tốt nhất là lợi dụng ngay quyền hạn của chức quản gia mà mình còn giữ được thời gian ngắn ngủi này một tuần hay một tháng, để lo liệu chuyện đó. Nói Cách khác là bây giờ chúng ta đầu tư tình cảm nơi mọi người. Như anh quản gia, anh ta rất khôn khéo, cách tốt nhất và hữu hiệu nhất để gây tình cảm là lợi dụng chức quản gia để làm ơn cho họ. Anh ta nghĩ ông chủ có nhiều con nợ, mình ký giảm nợ cho họ tức nhiên là họ có mang ơn mình thôi, và có thiện cảm với mình. Và anh ta: “liền kêu gọi các con nợ của ông chủ đến”. Và hỏi người thứ nhất: bác nợ chủ tôi bao nhiêu vậy?” Người ấy đáp: Một trăm thùng dầu Ô liu”. “Anh ta bảo bác cầm lấy biên lai bác đây, ngồi xuống mau viết năm chục thôi.” Và anh ta hỏi người khác, Bác nợ chủ tôi bao nhiêu vậy? Người ấy đáp: một ngàn dạ lúa. Anh ta bảo: bác cầm lấy biên lai của bác đây ngồi xuống mau, viết lại tám trăm thôi. Và nhiều con nợ khác cũng như vậy. Như thế là anh ta đã dùng những tiền của không phải của mình để làm lợi cho mình: nhưng dùng tiền của người khác do mình cầm tạm để mua lấy tương lai cho mình về sau. Nhân câu chuyện Chúa Giê-su kể, để khuyên các môn để và cả chúng ta ngày hôn nay đây: “hãy dùng tiền của bất chính mà tạo lấy bạn bè, phòng khi hết tiền, hết bạc, họ sẽ đón rước anh em vào nơi vĩnh cửu. Điều ấy có ý nghĩa gì? Cần phải hiểu câu nói của Đức Giê-su như thế nào?

     Đã là con người ai nấy đều có một thời gian rất ngắn ngủi ở trần gian này trước khi bước vào đời sống vĩnh cửu đời sau. So với đời sống mai hậu, đời sống này rất là ngắn ngủi trong đó mọi sự đều chóng qua, giả tạm, không bên lâu, nay còn mai mất, thật vậy, tất cả mọi sự ta đang có trong tay. Như là trí tuệ, sự khôn ngoan. Sức khỏe dẻo dai, có mái ấm gia đình cha mẹ có anh chị em, có ruộng nương và có của cải… có thể mất đi bất cứ lúc nào. Ví dụ: Chỉ một căn bệnh nào đó rất nặng không thể qua được, như ung thư…hay một tai nạn nào đó mà lấy đi trí tuệ, sức khỏe, làm cho ta điên hay mất mạng sống. Khi đó, một cuộc sống đổi đời có thể làm ta mất địa vị, quyền lực và tiền bạc. Như vậy những gì chúng ta có trong tay, dù là tinh thần hay vật chất, đều không phải là của ta, mà chỉ để ta quả lý một thời gian thôi. Chúng ta chỉ quản lý nó lâu nhất thì cũng một trăm năm ở đời này mà thôi. Một trăm năm đó so với sự hiện hữu của ta thì cũng tương tự như một phút so với cả cuộc đời trần thế của chúng ta. Tới khi chết, tất cả những của cải ta đang quản lý, dù nhiều tới đâu, cũng đều phải để lại cho người khác quản lý, và ra đi với hai bàn tay trắng, vì sinh ra hai bàn tay trắng thì ra đi cũng trắng hai bàn tay. Chỉ những gì ta có được ở đời sau, mới là của ta đích thật, nó sẽ ở với ta mãi mãi. Bằng cách bây giờ chúng ta phải biết kết hiệp với Thiên Chúa cách mãnh liệt và làm việc bác ái, yêu thương hết mọi người.

      Tuy nhiên, một điều rất lạ lùng và hết sức đáng mừng là chúng ta có thể dùng những thứ giả tạm chóng qua mà chúng ta quản lý ở đời này để tạo nên của cải đích thực và vĩnh cửu cho ta ở đời sau. Vì thế, xét về mặt này, hoàn cảnh của chúng ta giống y hệt hoàn cảnh của anh quản gia trong dụ ngôn mà Chúa Giêsu đã đưa ra cho dân chúng. Vậy việc gì chúng ta cứ giữ khư khư lấy những của giả tạm đó cho mình, mà không lợi dụng thời gian quản lý quí báu những của cải ấy để mua sắm lấy nước trời, tức là hạnh phúc đích thực và vĩnh cửu của mình. Vì thế, những kẻ chỉ lo làm giàu ở đời này mà không mang đến việc lo liệu cho hạnh phúc đời sau, thì đúng là bỏ mất những cơ hội hết sức quí báu để “đổi giấy lấy tiền”. Cơi hội này mất đi sẽ không bao giời trở lại.

     Người quản lý trong dụ ngôn đã dùng tiền mà mình đang quản lý để làm ơn làm phúc cho người này người nọ, nhờ đó khi không còn quản lý nữa, ông vẫn được người khác quý trọng, tiếp đón, hậu đãi. Đức Giê-su khuyên chúng ta cũng nên,“dùng tiền của bất chính mà tạo lấy bạn bè, phòng khi hết tiền hết bạc, họ sẽ đón rước anh em vào nơi ở vĩnh cửu”. Nghĩa là hãy dùng những của cải tạm bợ, tinh thần cũng như vật chất mà Chúa trao cho chúng ta quản lý, để sắm lấy những của cải vĩnh cửu trên trời. Bằng cách nào đây? Thưa bằng cách sử dụng những của cải ấy để thực hiện những hành động yêu thương: tạo hạnh phúc hay làm lợi cho tha nhân, cho làng xóm, hay cho xứ đạo, cho quê hương đất nước, cho xã hội, cho Giáo hội… Ta có thể dùng tiền của, tài năng, trí tuệ của mình, vốn giả tạm, chóng qua, nay còn mai mất, để đầu tư cho sự hạnh phúc của tha nhân, sự phát triển xã hội, sự thánh thiện của Giáo hội… Nhờ vậy tự nhiên chúng ta có một kho tàng vĩnh cửu không thể hư mất ở trên trời. Như thế chẳng phải là  chúng ta đã “đổi giấy lấy tiền” đổi tiền giả lấy đồ vật sao? Vậy dại gì mà không đổi.

        Làm một con người, ai cũng muốn mình trở thành người có giá trị, có địa vị trong xã hội và được mọi người tín nhiệm. Sự tín nhiệm và giá trị của chúng ta một phần nào được đo bằng việc người khác có dám giao cho chúng ta đảm bảo tránh những việc lớn lao hay không. Nhưng làm sao người khác có thể dám giao cho chúng ta việc lớn, khi họ thấy ngay cả việc nhỏ cho chúng ta cũng không chu toàn được? Chúa Giê-su đã đưa ra một nguyên tắc “ai trung tín trong việc nhỏ, thì cũng trung tín trong việc lớn. ai bất lương trong việc nhỏ, thì cũng bất lương trong việc lớn”.

      Sự khôn ngoan đòi buộc người ta, khi giao việc cho ai mà muốn thành công, thì phải thử xem người ấy có đủ khả năng và đức độ để chu toàn việc ấy không? Đức độ và khả năng là hai yếu tố quan trọng để căn cứ vào đó mà tín nhiệm một người. Nói về việc thử người, trong dân gian có câu: “lấy lửa thử vàng, lấy vàng thử đàn bà, và lấy đàn bà thử đàn ông”.

         Xem ra câu nói này cũng chí lý. Theo kinh nghiệm cá nhân mỗi người rất hạn hẹp, chỉ nên tín nhiệm những ai tỏ ra trung tín trong việc sử dụng tiền bạc hoặc của cải của người khác, và đó cũng là điều Đức Giê-su nói trong Bài Tin Mừng hôm nay. Vậy, “nếu anh em không trung tín trong việc sử dụng tiền của bất chính, thì ai sẽ tín nhiệm mà giao phó của cải chân thật cho anh em? Và nếu anh em không trung tín trong việc sử dụng của cải người khác, thì ai sẽ ban cho anh  em của cải dành riêng cho anh em”? Kinh nghiệm hạn hẹp của chúng ta cho thấy người nào không trung tín trong chuyện tiền bạc, của cải vật chất, thì cũng thường không trung tín trong các việc khác… chúng ta chỉ nói thường chứ có người lại trung tín, mặc dù chúng ta chưa thấy có luật trừ, không trung tín hay không đáng tín nhiệm trong những chuyện khác. Còn ai trung tín trong chuyện tiền bạc, của cải vật chất, thì thường cũng trung tín hay đáng tín nhiệm trong những việc khác. Theo quan niệm cá nhân, một người không giữ được sự công bằng, dù về tinh thần hay vật chất, thì thường khó có thể là một người bác ái đích thật hay một người thánh thiện được.

      Vậy chúng ta không nên sợ rằng mình không tín nhiệm, và hãy sợ rằng chúng ta chưa có thái độ đúng đắn trong những việc nhỏ, trong sự công bằng, trong cách sử dụng tiền bạc hay của cải không phải là của mình.

 Cầu nguyện

     Lạy Chúa, xin cho con ý thức rằng mọi sự con có trong tay, dù là tinh thần hay vật chất, không phải là của con mà là của Chúa ban cho con. Cho con quản lý, chứ không phải làm chủ. Con phải sử dụng đúng theo ý Chúa, chứ không theo ý con. Xin cho con biết sử dụng những gì Chúa đã trao tặng, để tạo nên kho tàng vĩnh viễn cho con trên trời. Xin cho con biết trung tín trong mọi việc nhỏ nhặt của đời sống thường ngày, để con đáng được Chúa và mọi người tín nhiệm trong những việc lớn lao hơn- Amen.

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

BÀI VIẾT MỚI

spot_imgspot_img

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

GƯƠNG MẪU CỦA CHÚA GIÊSU GIÚP CHÚNG TA SỐNG TRỌN VẸN ƠN HOÁN CẢI VÀ HÒA GIẢI

GƯƠNG MẪU CỦA CHÚA GIÊSU GIÚP CHÚNG TA SỐNG TRỌN VẸN ƠN HOÁN CẢI VÀ HÒA GIẢI Thứ 6 Tuần Thánh 2024 VP. Vinh-sơn (PV)      Kính...

Thánh lễ Tiệc Ly năm 2024: Lịch sử của Tình Yêu (Đức TGM Giuse Ngô Quang Kiệt)

Thánh lễ Tiệc Ly năm 2024 LỊCH SỬ CỦA TÌNH YÊU Xh 12,1-8.11-14; 1Cr 11,23-26; Ga 13,1-15 Đức TGM Giuse Ngô Quang Kiệt Thoạt đọc bài Tin mừng...

Chúa Nhật Lễ Lá, Năm B, Mc 14,1-15,47: Chúa Giêsu đã chết một cái chết đau đớn trong tâm hồn

CHÚA GIÊSU ĐÃ CHẾT MỘT CÁI CHẾT ĐAU ĐỚN TRONG TÂM HỒN (Mc 14,1-15,47)  M. Galgano Trần Quốc Toàn Tin mừng hôm nay tường thuật cho chúng...

Chúa Nhật Lễ Lá, Năm B, Mc 14,1-15,47: Tình trung tín – Tình phản bội

Chúa Nhật Lễ Lá, Năm B, Mc 14,1-15,47 Tình Trung Tín - Tình Phản Bội Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Thiên Chúa luôn yêu thương con người...

Chúa Nhật Lễ Lá, Năm B, Mc 11,1-10: Người tôi tớ của Thiên Chúa đi vào con đường khổ nạn

NGƯỜI TÔI TỚ CỦA THIÊN CHÚA ĐI VÀO CON ĐƯỜNG KHỔ NẠN  M. Gioan XXIII Tấn, Phước Lý  Trong cuộc kiệu lá hôm nay, Hội Thánh...

Thánh Giuse giáo dân (Đức TGM Giuse Ngô Quang Kiệt)

Lễ Thánh Giuse 19.03.2024 THÁNH GIUSE GIÁO DÂN 2 Sm 7,4-5a.12-14a.16; Rm 4,13.16-18.22; Mt 1,16.18-21.24a Đức TGM Giuse Ngô Quang Kiệt Nếu đưa ra câu hỏi: Ai là...

Ngày 19-3, Thánh Giuse Bạn Trăm Năm Đức Maria: Thánh Giuse uy quyền

Ngày 19-3, Thánh Giuse Bạn Trăm Năm Đức Maria, Mt 1,16.18-21.24 / Lc 2,41-51 Thánh Giuse Uy Quyền Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist. Hợp với Hội Thánh...

Chúa Nhật V Mùa Chay, Năm B, Ga 12,20-33: Hạt lúa đơm bông cánh đồng rạng rỡ

Chúa Nhật V Mùa Chay, Năm B, Ga 12,20-33 Hạt Lúa Đơm Bông Cánh Đồng Rạng Rỡ Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Khi nhìn thấy đồng lúa...

Suy niệm Chúa Nhật V Mùa Chay – B: Chết để được sống

Suy Niệm Chúa Nhật V  Mùa Chay Năm B CHẾT ĐỂ ĐƯỢC SỐNG (Ga 12,20-33) Mai Anh, CĐ Phước Thiên Vì yêu thương nhân loại từ ngàn xưa,...

Lễ thánh Giuse 19/3 – Việc làm to lớn của thánh Giuse

Thánh Giuse bạn trăm năm Đức Maria  (Mt 1,18-24) Cha M. Gioan Bosco Nếu nói Tin Mừng hay kể chuyện lạ thì chuyện về Giuse là...

Chúa Nhật IV Mùa Chay, B, Ga 3,14-21: Đấng bị treo lên thập giá

ĐẤNG BỊ TREO LÊN THẬP GIÁ (Ga 3,14-21) Tùng Linh, Phước Lý Chuyện kể rằng: “Ngày nọ, vua lâm trọng bệnh thập tử nhất sinh, tính mạng...

Chúa Nhật III MC, B: Thanh tẩy Đền thờ

THANH TẨY ĐỀN THỜ "Vì nhiệt tâm lo việc nhà Chúa mà tôi đây sẽ phải thiệt thân" (Tv 68.10) M. Jos. Ba, PV      Với...