Thứ hai, 9 Tháng mười hai, 2024

SUY NIỆM LỜI CHÚA, LỄ CHÚA BA NGÔI, BA CÁI ĐƯỢC TỪ CHÚA BA NGÔI

    BA CÁI ĐƯỢC TỪ CHÚA BA NGÔI

Mt 28,16-20; Rm 8,14-17

Ân huệ cao quý được nhắc tới trong phụng vụ Lời Chúa của ngày lễ Chúa Ba Ngôi, năm B, có thể tóm tắt qua ba cái được: Được Thần Khí hướng dẫn. Được làm con Thiên Chúa. Và được đồng thừa kế với Đức Kitô. 

1. Được Thần Khí hướng dẫn

Người Kitô hữu được Thần Khí hướng dẫn từ trước khi lãnh nhận bí tích Thánh Tẩy. Tuy là là Kitô hữu, mà có lẽ nhiều lúc chúng ta không để ý đến sự hướng dẫn của Thần Khí, huống chi là để ý đến sự hướng dẫn của Chúa Thánh Thần trước khi lãnh nhận bí tích Thánh Tẩy. Nhưng thử hỏi tại sao chúng ta được chịu phép Thánh Tẩy, có phải là một sự ngẫu nhiên không? Chắc chắn là không. Truyền thống Giáo Hội vẫn nói rằng được lãnh nhận bí tích Thánh Tẩy là một ơn ban. Ơn ban đó được chuyển tới người lãnh nhận qua sự hướng dẫn của Thần Khí. Nhờ hướng dẫn này mà hối nhân chịu phép Thánh Tẩy, hay cha mẹ đứa bé đưa con mình đi lãnh nhận bí tích Thánh Tẩy.

Trong nghi thức Thánh Tẩy, hối nhân được trao ban Thần Khí qua việc xức dầu. Như vậy, từ khi lãnh nhận bí tích Thánh Tẩy, người Kitô hữu có đầy đủ Thần Khí trong mình. Thần Khí ở với và đồng hành, hướng dẫn bảo ban…

Nếu nói thời Cựu Ước là thời đại của Chúa Cha, thời Đức Giêsu làm người sống ở trần gian là thời đại của Đức Giêsu, thì thời sau khi Đức Giêsu lên trời là thời đại của Chúa Thánh Thần. Quả vậy, trước khi Đức Giêsu về trời, Người đã hứa ban Thánh Thần để Người ở với chúng ta và đồng hành, hướng dẫn chúng ta. Đức Giêsu đã nói trong Tin Mừng theo thánh Gioan 16,17: “Nếu Thầy không ra đi, Đấng Bảo Trợ sẽ không đến với anh em; nhưng nếu Thầy đi, Thầy sẽ sai Đấng ấy đến với anh em.” Đấng ấy đã đến và đang hướng dẫn chúng ta, giúp cho chúng ta nhận ra cái được thứ hai là được làm con Thiên Chúa. 

2. Được làm con Thiên Chúa

Bài đọc thứ hai trích từ thư Rôma xác định cho chúng ta rằng “chính Thần Khí làm cho anh em trở nên nghĩa ptử nhờ đó chúng ta được kêu lên Apba! Cha ơi. Chính Thần Khí chứng thực cho chúng ta rằng chúng ta là con cái Thiên Chúa.” Đặc ân được làm con Thiên Chúa này ban qua bí tích Thánh Tẩy nhân danh Chúa Cha và Chúa Con và Chúa Thánh Thần. Được làm con Thiên Chúa chúng ta mới có thể gọi Thiên Chúa là cha một cách thân thương, gần gũi, tương tự như đứa bé gọi cha nó bằng hai tiếng “ba ơi”.

Ơn được làm con Thiên Chúa lớn lắm. Chúng ta thử tưởng tượng ai đó đang phải sống trong kiếp nô nệ và được một nhà đại gia nào đó mua chuộc về, rồi còn nhận làm con như con ruột mình, hết lòng yêu thương người đó thì người đó sẽ sung sướng biết chừng nào. Tương tự như thế và còn hơn như thế nữa, khi chưa lãnh nhận bí tích Thánh Tẩy, chúng ta sống trong kiếp nô lệ cho tội lỗi, thế mà được Chúa mua chuộc về và nhận làm con thực sự, như con ruột chứ không phải con nuôi và có quyền thừa kế như con ruột, thì đó là một điều đáng vui mừng biết chừng nào.

Tác giả thư Rôma nói rằng: “Chính Thần Khí chứng thực cho chúng ta rằng chúng ta là con cái Thiên Chúa.” Sự chứng thực của Chúa Thánh Thần như một giấy khai sinh vô hình xác định chúng ta là con Thiên Chúa. Trong giấy khai sinh này không cần biết chúng ta sinh ra năm nào, ở đâu. Chúa muốn nhận chúng ta làm con thì Chúa dùng Thánh Thần tác động cho chúng ta được lãnh nhận bí tích Thánh Tẩy thế là chúng ta trở thành con của Thiên Chúa. Với tư cách là con như thế, chúng ta nhận được hệ quả là đồng thừa kế với Đức Kitô.

3. Được đồng thừa kế với Đức Kitô

Thánh Phaolô nói rõ trong bài đọc thứ hai: “Vậy đã là con, thì cũng là người thừa kế, mà được Thiên Chúa cho thừa kế, thì tức là đồng thừa kế với Đức Kitô.” Chúng ta biết luật thừa kế được áp dụng cho những người có quyền thừa kế, như các người con trong gia đình. Như vậy, nói là chúng ta được đồng thừa kế với Đức Kitô là nói lên hai điểm liên quan với Đức Giêsu:

Thứ nhất: chúng ta là em của Đức Giêsu. Chính thư Rm 8,29 cũng đã gọi: “Đức Giêsu là trưởng tử giữa một đàn em đông đúc.” Khi nói là em của ai là muốn nói tới một liên hệ gần gũi. Trong gia đình huyết thống, anh em là những người có chung một dòng máu, chung một cha mẹ. Trong gia đình Thiên Chúa, chúng ta là em của Đức Giêsu và có chung một sự sống thần linh, chung một Cha là Thiên Chúa.

Thứ hai: đối tượng thừa kế. Điều chúng ta được thừa kế không phải là một khối tài sản vật chất, dù sống ở đời này chúng ta cần được Chúa ban cho của cải vật chất để sống và để thờ phượng Chúa. Vậy điều chúng ta thừa kế là gì? Trong thời Xuất Hành xưa, Thiên Chúa hứa ban cho dân Người Đất Hứa làm gia nghiệp. Đất Hứa trong thời Tân Ước là Nước Thiên Chúa, là đời sống vĩnh cửu trong vinh quang với Đức Giêsu.

Thật là hạnh phúc khi Đức Giêsu nói lời cáo biệt với các môn đệ và cũng là nói với chúng ta: “Trong nhà Cha Thầy cón nhiều chỗ ở; nếu không, Thầy đã nói với anh em rồi, và Thầy đi dọn chỗ cho anh em, thì Thầy lại đến và đem anh về với Thầy, để Thầy ở đâu, anh em cũng ở đó” (ga 14,2-3). Được ở trong Nước Trời với Đức Giêsu, hay được đồng thừa kế với Đức Giêsu như thế thì có thứ thừa kế nào có thể sánh bằng!

Những điều chúng ta lãnh nhận qua Chúa Ba Ngôi thật là những ân phúc quá lớn lao. Và ngày lễ trọng kính Chúa Ba Ngôi thật là một dịp cho chúng ta ôn lại kỳ công Thiên Chúa thực hiện cho chúng ta qua bí tích Thánh Tẩy nhân danh Chúa Cha và Chúa Con và Chúa Thánh Thần, và còn tiếp tục thực hiện trong đời sống chúng ta. Điều này cũng nhắc nhở chúng ta cần có một thái độ xứng đáng với ơn mình lãnh nhận để mà tạ ơn và nhất là để làm chứng về Chúa Ba Ngôi qua đức tin được diễn tả trong cung cách sống.

M. Bosco

 

 

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

BÀI VIẾT MỚI

spot_imgspot_img

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Lễ Đức Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội (Lc 1,26-38) Trở nên vô nhiễm giữa thế giới “ô nhiễm”

Lễ Đức Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội (Lc 1,26-38) Trở Nên Vô Nhiễm Giữa Thế Giới “Ô Nhiễm” Lm. Gioan Lasan Ngô Văn Vỹ. O.Cist Giữa bầu...

Lễ Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội – Mầu nhiệm tội lỗi

  LỄ MẸ VÔ NHIỄM NGUYÊN TỘI MẦU NHIỆM TỘI LỖI Lm. Montfort Phạm Quốc Huyên, Châu Sơn Đơn Dương Hôm nay, chúng ta suy niệm về con...

Chúa Nhật II Mùa Vọng C (Br 5,1-9; Pl 1,4-6.8-11; Lc 3,1-6) Để Chúa đến trong cuộc đời

Chúa Nhật II Mùa Vọng C (Br 5,1-9; Pl 1,4-6.8-11; Lc 3,1-6) Để Chúa Đến Trong Cuộc Đời Lm. Gioan Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Lời Chúa trong Chúa...

9/12 – Lễ Đức Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội

    ĐẶC ÂN VÔ NHIỄM NGUYÊN TỘI (Lc 1,26-38) M. Bảo Hạnh, Phước Lý Phụng vụ Giáo Hội bước vào tuần thứ hai Mùa Vọng, thời gian...

Chúa Nhật II MV, C, Lc 3,1-6: Cách chuẩn bị cho Chúa đến

    Cách chuẩn bị cho Chúa đến (Pl 1,4-6.8-11; Lc 3,1-6) M. Bosco, Phước Sơn      Chuẩn bị đón Chúa chính là ý nghĩa của mùa Vọng....

Chúa Nhật I Mùa Vọng, C, Tỉnh thức

    Tỉnh thức (Gr 33,14-16; 1Tx 3,12 - 4,2; Lc 21,25-28.34-36) M. Anges, Phước Thiên      Thời gian là quà tặng Thiên Chúa ban cho chúng ta....

Ngày 24-11, Lễ Các Thánh Tử Đạo Việt Nam: Phải chăng tử đạo vì chán đời?

  Ngày 24-11, Lễ Các Thánh Tử Đạo Tại Việt Nam Phải Chăng Tử Đạo Vì Chán Đời? Lm. Gioan Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Hôm nay, toàn...

Mừng kính các thánh Tử Đạo Việt Nam, Lc 9,23-26

MỪNG KÍNH CÁC THÁNH TỬ ĐẠO VIỆT NAM Lm M. Phêrô Khoa Lê Trọng Ngọc, Phước Sơn Mừng kính các tử đạo Việt Nam là dịp...

Chúa Nhật XXXIV, Thường Niên B (Đn 7,13-14; Kh 1,5-8; Ga 18,33-37) Đức Giêsu Kitô Là Vua?

Chúa Nhật XXXIV, Thường Niên B (Đn 7,13-14; Kh 1,5-8; Ga 18,33-37) Đức Giêsu Kitô Là Vua? Lm. Gioan Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Theo quan niệm thông...

Chúa Nhật XXXIV TN, B, Ga 18,33b-37: Vua Tình Yêu 

  Vua Tình Yêu  (Ga 18,33b-37) M. Phan Sa, PV      Những tuần qua, thế giới đã theo dõi ngày bầu cử tổng thống Mỹ khá thú...

Lễ các thánh tử đạo Việt Nam: Tình yêu tự hủy – con đường của người môn đệ

  Các thánh tử đạo Việt Nam 25/11 TÌNH YÊU TỰ HỦY – CON ĐƯỜNG CỦA NGƯỜI MÔN ĐỆ (Lc 9,23-26) M. David, VP Khác với Tin Mừng theo...

Chúa Nhật XXXIV TN, Lễ Chúa Giêsu Kitô – Vua Vũ Trụ

  Vương Quyền của Đức Kitô (Ga 18,33b-37) M. Andre Kim Taegon Chu Văn Thường, Phước Hiệp Vào Chúa Nhật cuối năm Phụng vụ, Giáo hội cử...