Thứ Bảy, 27 Tháng Bảy, 2024

SUY NIỆM LỜI CHÙA, LỄ THÁNH BENADO, ÁNH SÁNG CHO TRẦN GIAN

       ÁNH SÁNG CHO TRẦN GIAN

Mt 5,13-19

“Thiên Chúa thấy thế là tốt đẹp” là câu tóm kết sau mỗi ngày tạo dựng do sách Sáng Thế kể lại. Thế giới ban đầu do Chúa dựng nên là tốt đẹp. Ông bà Nguyên Tổ được Thiên Chúa tạo dựng và đặt vào trong vườn địa đàng là tốt đẹp. Vườn địa đàng là nơi tốt đẹp và hạnh phúc. Nhưng rất tiếc là hạnh phúc ấy bị mất đi khi ông bà Nguyên Tổ phạm tội bất tuân. Từ tội lỗi của ông bà kéo theo tội lỗi của con cháu. Từ đó, bộ mặt xã hội lúc nào cũng có những vết đen, bức tranh xã hội có nhiều loang lổ. Vì vậy, lời của Đức Giêsu: “Chính anh em là ánh sáng cho trần gian” nhắc nhở chúng ta dừng lại suy nghĩ về vai trò là ánh sáng của mình.

Khi Đức Giêsu nói với các môn đệ: “Anh em là ánh sáng cho trần gian”, gián tiếp Người như muốn nói rằng trần gian đang ở trong bóng tối. Bóng tối được hiểu ở đây là bóng tối bởi tội lỗi, bởi luân lý đạo đức xuống cấp. Biểu hiện của nó là chiến tranh, khủng bố, bạo lực, hận thù, gian dối, tham lam, hối lộ, giết người, phá thai, ô nhiễm môi trường…

Đức giáo hoàng Phanxicô mô tả bức tranh đen tối của nền kinh tế cạnh tranh hiện nay, gây nên một hậu quả khủng khiếp cho phần đông nhân loại. Đức giáo hoàng nói: “Ngày nay tất cả đều tham gia trò chơi cạnh tranh và sống sót của những người thích hợp nhất, ở đó những người mạnh nuốt chững người yếu. Như hậu quả của tình trạng này, một khối lớn dân chúng đang bị loại trừ và gạt ra ngoài lề: không có công ăn việc làm, không có triển vọng, không có lối thoát. Người ta coi con người là những đồ tiêu thụ, nay sử dụng mai bỏ đi… những người bị loại trừ không phải là những con người bị ‘bóc lột’, nhưng là rác, là ‘đồ thừa’.” (Tông huấn Niềm Vui Tin Mừng, số 53).

Những người làm kinh tế đặt lợi nhuận của mình lên trên hết sẽ coi người lao động yếu thế là rác. Họ sử dụng người làm thuê như một món hàng; ai có tiền thì bỏ ra mua mà xài, không xài nữa thì loại bỏ như loại rác.

Đức giáo hoàng cũng mô tả một bức tranh đen tối khác, khi nói về môi trường, trong thông điệp Laudato Si, số 20: “Có nhiều hình thức ô nhiễm gây tai hại từng ngày cho con người. Những chất gây nguy hại được tung vào không khí, minh chứng một loạt tác hại trên sức khỏe, đặc biệt cho những người nghèo nhất, đưa đến hàng triệu trường hợp chết chóc rất sớm. Những con người này bị bệnh, vì phải thở bụi khói ở mức độ cao của những chất liệu bị đốt cháy, được sử dụng để nấu nướng hay sưởi ấm. Thêm nữa, sự ô nhiễm gây tai hại cho tất cả do các phương tiện giao thông hay do khí thải công nghiệp, do chôn cất những chất liệu gây ô xít hóa đất đai cũng như nguồn nước, do phân bón, tiêu diệt côn trùng, diệt nấm, diệt cỏ, và nói chung là các hóa chất độc hại.”

Những vết đen trong xã hội loài người này là hậu quả của sự khai trừ Thiên Chúa, dù ngấm ngầm hay công khai. Chúa là ánh sáng (x. Ga 8,12), nơi nào người ta không đón nhận Chúa thì nơi ấy bóng tối sẽ ngự trị.

Đức Giêsu gọi chúng ta là ánh sáng. Nhưng ánh sáng ấy có chức năng gì? Chúng ta có thể thấy hai chức năng chính mà thánh Phaolô nói tới trong hai bản văn: 2Cr 4,6 và Pl 2,15.

Với bản văn 2Cr 4,6: “Xưa Thiên Chúa phán: Ánh sáng hãy bừng lên từ nơi tối tăm! Người cũng làm cho ánh sáng chiếu soi lòng trí chúng tôi, để tỏ bày cho thiên hạ được biết vinh quang của Thiên Chúa rạng ngời trên gương mặt Đức Kitô.

Với bản văn Pl 2,15: “Giữa một hế hệ gian tà, sa đọa. Giữa thế hệ đó anh em phải chiếu sáng như những vì sao trên vòm trời, là làm sáng tỏ lời ban sự sống.”

Nhưng làm sao để ánh sáng bừng lên nơi tối tăm? Và chiếu sáng như những vì sao trên vòm trời? Bài Tin Mừng cho ta câu trả lời là hãy làm những việc tốt đẹp (c16).

Con cái ánh sáng sống trong xã hội tối tăm tội lỗi không những không để cho mình bị ảnh hưởng của xã hội như thể “gần mực thì đen”, trái lại cần có trách nhiệm cảm hóa xã hội nhờ sự phản chiếu ánh sáng của mình giống như cái đèn. Cái đèn có đặc tính tỏa sáng, nên ai “gần đèn thì sáng.” Hay như bông sen đẹp và thơm cho dù cây sen mọc giữa sình lầy. Bông sen không những “gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn” nhưng còn biến đầm lầy thành đầm sen!

Thánh Bênađô mà Giáo Hội, cách riêng các tu sĩ Xitô, kính nhớ hôm nay đã từng sống trong một xã hội “sình lầy” của thế kỷ XII, bởi thói chạy theo của cải vật chất và giàu sang mà xa lìa Thiên Chúa. Ngài xuất thân từ một gia đình quý tộc, nghĩa là có điều kiện để sống một cuộc đời tiện nghi giàu sang, nhưng ngài đã từ khước và đi vào dòng Xitô nghèo khó. Sự chọn lựa theo tiếng gọi của Chúa này như một ánh sáng chiếu vào lòng người thời đại bấy giờ rằng ngoài lối sống dựa vào vật chất còn có một lối sống khác cao quý hơn bội phần để ngài dám đánh đổi.

Chẳng những thế, Bênađô còn làm bừng lên những luồng sáng vĩ đại qua việc ngài giúp cho dòng Xitô thời bấy giờ phát triển vượt bậc không những về số lượng đan viện được thành lập, mà còn về tinh thần nhiệt tâm tìm Chúa nơi đông đảo các đan sĩ Xitô. Ngài cũng làm bừng sáng lên giáo lý chân chính của Chúa Kitô qua việc ngài chỉ cho thấy sự sai lạc của bè Pelagiô, một bè rối chủ trương người ta có thể nên thánh nhờ nỗ lực và ý chí của mình, mà không cần nhờ ân sủng của Chúa.

Đã hẳn Đức Giêsu chọn các môn đệ không phải cho chính họ, nhưng để trao cho một sứ vụ: “Anh em là ánh sáng cho trần gian.” Đèn toả sáng cũng không phải để trang điểm cho chính nó mà để cho mục đích khác. Mục đích khác ấy là để cho người ta nhận ra và tôn vinh Chúa Cha, Đấng ngự trên trời. Hay nói như thánh Phaolô: “Giữa một thế hệ gian tà và sa đoạ, anh em phải chiếu sáng như những vì sao trên vòm trời” (Pl 2,15).

Nhìn một bầu trời đầy sao lấp lánh, lòng người vui thích và phấn khởi hơn nhìn vào một bầu trời dày đặc mây đen. Và nhìn vào một bầu trời đầy sao lấp lánh ấy, người có suy nghĩ phải đặt câu hỏi: “Ai đã làm nên bầu trời đẹp ấy?” Hỏi rồi phải tìm câu trả lời. Câu trả lời là phải có một Đấng Tạo Hoá. Tương tự như vậy, nhìn vào gương sáng của người môn đệ đích thực của Đức Giêsu, người ta phải nhận ra có Thiên Chúa và Thiên Chúa là Đấng nào. Chúng ta là môn đệ đích thực của Đức Giêsu khi chúng ta có đầy đủ đặc điểm của người môn đệ, như ánh sáng thì có đặc điểm là tỏa sáng.

 M. Bosco

 

 

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

BÀI VIẾT MỚI

spot_imgspot_img

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Chúa Nhật XVII TN, B, Ga 6,1-15: Từ những điều bé nhỏ

  TỪ NHỮNG ĐIỀU BÉ NHỎ (2V 4,42-44; Ep 4,1-6; Ga 6,1-15) M. Tân Trang, Vĩnh Phước Sự kiện xảy ra gần biển hồ Galile, lúc sắp đến...

Chúa Nhật XVI, Thường niên, Năm B, Mc 6,30-34: Con chiên –  Mục tử

Chúa Nhật XVI, Thường niên, Năm B, Mc 6,30-3 Con chiên -  Mục tử Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Lời Chúa hôm nay gợi lên cho chúng...

Chúa Nhật XVI TN, B: Tình yêu và lòng thương xót của Thiên Chúa

  TÌNH YÊU VÀ LÒNG THƯƠNG XÓT CỦA THIÊN CHÚA FM. Paul Nguyễn, PV Chiêm ngưỡng dung mạo lòng thương xót của Đức Giêsu qua trình thuật...

Chúa Nhật XVI TN, B, Mc 6,30-34: Cần lánh riêng ra một nơi

    CẦN LÁNH RIÊNG RA MỘT NƠI (Mc 6,30-34) M. Pacômiô Nguyễn Sơn Vinh, Phước Hiệp Theo quan niệm của Kitô giáo, con người gồm xác và hồn....

Chúa Nhật XVI TN, B, Mc 6,30-34: “Hãy tìm nơi thanh vắng mà nghỉ ngơi”

     “HÃY TÌM NƠI THANH VẮNG MÀ NGHỈ NGƠI” (Mc 6,30-34) Đức Minh, Phước Lý Tin Mừng Chúa nhật XVI hôm nay tường thuật về cuộc hội ngộ...

Chúa Nhật XV TN, B, Mc 6,7-13: Thực hiện lệnh truyền của Chúa

THỰC HIỆN LỆNH TRUYỀN CỦA CHÚA (Mc 6,7-13) Lm. Trần Văn Long, Fatima Đôi khi nhìn những người ăn xin, những người tàn tật trên đường phố,...

Lễ thánh Biển Đức, Mt 19,27-29: Con đường đi tới hạnh phúc

CON ĐƯỜNG ĐI TỚI HẠNH PHÚC (Cn 2,1-9; 1Cr 1,26-31; Mt 19,27-29) M. Gioan Tân, Thiên Phước Có thể nói hạnh phúc là mục đích sống và...

Chúa Nhật XIV Thường niên, Năm B, Mc 6,1-6: Kitô hữu – Ngôn sứ giữa đời

Chúa Nhật XIV Thường niên, Năm B, Mc 6,1-6 Kitô hữu - Ngôn sứ giữa đời Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist “Ngôn sứ có bị rẻ rúng...

Chúa Nhật XIV TN, B, Mc 6,1-6: Không nhận ra Chúa

    KHÔNG NHẬN RA CHÚA (Mc 6,1-6) Tùng Linh, Phước Lý Năm 1958, sau khi Đức Giáo Hoàng Piô XII qua đời, các báo chí mô tả ngài...

Chúa Nhật XIII Thường niên, Năm B, Mc 5,21-43: Hai phép lạ của lòng tin

Chúa Nhật XIII Thường niên, Năm B, Mc 5,21-43 Hai phép lạ của lòng tin Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Tin không chỉ là loan tin,...

Chúa Nhật XIII TN, B, Mc 5,21-43: Hai cái đụng

  HAI CÁI ĐỤNG (Mc 5,21-43) M. Bosco, PS Đức tin của con người là yếu tố có thể tác động đến Thiên Chúa. Các phép lạ xảy...

Chúa Nhật XIII TN, B, Mc 5,21-43: “Đừng sợ, chỉ cần tin thôi”

    „ĐỪNG SỢ, CHỈ CẦN TIN THÔI“ (Mc 5,21-43) Đăng Khoa, Phước Lý "Đừng sợ, chỉ cần tin thôi". Đó là lời trấn an của Chúa Giêsu trước...