Thứ hai, 13 Tháng Một, 2025

Suy niệm Lời Chúa Lễ Thánh Giuse 19/3: GIUSE – VỊ THÁNH ĐƠN SƠ NHƯNG ĐẦY UY QUYỀN

 

 

GIUSE – VỊ THÁNH ĐƠN SƠ NHƯNG ĐẦY UY QUYỀN

(2 Sm 7,4-5a.12-14a.16; Rm 4,13.16-18.22; Mt 1,16.18-21.24a)

 

 M. Camillo, PL

 

Hôm nay, toàn thể Giáo hội long trọng mừng lễ thánh Giuse, một vị thánh đơn sơ, khiêm hạ vô cùng, đến độ ngay như các Tin Mừng cũng không nói gì nhiều về ngài. Thế nhưng, thánh Têrêxa Avila – một vị thánh đầy thế giá nói về sự bầu cử của thánh Giuse rằng: “Tôi không xin ơn gì cùng thánh Giuse mà không được nhậm lời”. Thậm chí, tác giả Hồng Phúc còn cho rằng thánh Giuse là Đấng bầu cử rất thần thế trước mặt Thiên Chúa chỉ sau Đức Maria mà thôi.

 

Vì đâu thánh Giuse có được vinh hạnh lớn lao ấy?

 

1. Nhờ mối tương quan đặt biệt với Gia Đình Thánh

 

Dựa vào bài Tin Mừng, hẳn chúng ta dễ dàng nhận ra nguyên nhân đầu tiên làm nên uy quyền lớn lao nói trên của thánh Giuse không gì khác là mối tương quan diệu kỳ với Thánh Gia Thất. Trong gia đình thánh, ngài là bạn trăm năm của Đức Trinh Nữ Maria và là dưỡng phụ của Chúa Giêsu.

 

Nếu nói theo tinh thần của Bài đọc một (2 Sm 7,4-5a.12-14a.16) thì thánh Giuse chính là miêu duệ đích thực của nhà David (chỉ sau Chúa Giêsu) như lời loan báo của ngôn sứ Nathan, chứ không phải là Salomon hay một vị nào khác.

 

Đây là một đặc ân mà Thiên Chúa đã dành sẵn cho thánh nhân. Ngài đã được Thiên Chúa tuyển chọn vào chương trình cứu độ. Một sự tuyển chọn từ ngàn đời do tình thương nhưng không (tựa như Mẹ Maria), chứ chẳng phải do bất kỳ một nguyên nhân nào khác.

 

Từ góc độ này, chúng ta chỉ biết cảm tạ Thiên Chúa và kính mến thánh nhân chứ khó lòng học hỏi hết được những nhân đức cao cả của thánh Giuse. Chúng ta kính mến thánh nhân vì ngài là vị hôn phu của Mẹ Maria, là cha nuôi của Chúa Giêsu. Chúng ta cảm tạ ngài vì xưa ngài đã chăm sóc cho Thánh Gia Thất và ngày nay vẫn không ngừng cầu thay nguyện giúp cho Hội thánh qua vai trò là Đấng bầu cử của Hội thánh. 

 

2. Nhờ đức công chính tuyệt hảo

 

Nội dung của Bài đọc hai (Rm 4,13.16-18.22) nhấn mạnh vai trò của đức tin trong việc công chính hóa một cá nhân nói riêng hay một dòng tộc nói chung, nghĩa là chính đức tin chứ không phải lề luật mới làm cho con người nên công chính.

 

Điển hình là Abraham, vì ông đã tin vào lời của Thiên Chúa ngay cả trong những lúc đen tối và tuyệt vọng nhất của cuộc đời, nên ông đã được Thiên Chúa coi là công chính.

 

Từ đó, khi đặt Bài đọc này vào ngày Đại lễ hôm nay, rõ ràng Giáo hội đã ngầm so sánh giữa thánh Giuse và tổ phụ Abraham rồi. Vì qua việc đón nhận Đức Maria về nhà mình, hay lúc đưa con trẻ trốn sang Ai Cập … cho hay thánh Giuse cũng có một niềm tin thật tuyệt vời đâu kém gì tổ phụ Abraham.

 

Điều đó chẳng phải đã gián tiếp ca ngợi nhân đức chói ngời của thánh Giuse, tức đức công chính mà thánh sử Matthêu đã đặt để ngay từ phần đầu bài Tin Mừng.

 

Nói khác đi, nếu không nhờ một đức công chính rạng ngời như thế, thì cùng lắm thánh Giuse cũng chỉ như các thánh khác mà thôi, chứ “lấy gì” để bầu cử cho chúng ta cách hữu hiệu với “hết mọi ơn” như là nhận định của thánh nữ Têrêxa Avila được. 

 

Thế nên, chúng ta cần hiểu thấu đáo hơn về đức công chính nơi thánh nhân. Đó là luôn chu toàn bổn phận của mình (như một đầy tớ trung tín) trong cuộc sống thường nhật, một cuộc sống xem ra khá tầm thường, vô vị, nếu không nói là nhạt nhẽo của một bác thợ mộc miền Nazareth quê mùa.

 

Không những thế, bất chấp mọi khó khăn, thánh nhân vẫn luôn vững tâm trước mọi thử thách và mau mắn vâng theo mệnh lệnh Chúa truyền, dù lòng chẳng mấy khi hiểu thấu.

 

Thánh Giuse quả là một mẫu gương tuyệt vời cho người đan sĩ chúng ta, những người vốn vẫn được định nghĩa là “một mình với Thiên Chúa”. Một mình với Thiên Chúa là gì nếu không phải để vâng theo thánh ý Chúa và hạnh phúc vì được sống trong tình yêu của Ngài?

 

Trong tâm tình đó, mong là mỗi chúng ta luôn khôn ngoan chạy đến cùng thánh cả Giuse, không chỉ nhân ngày Lễ hôm nay hay trong tháng này mà tất cả mọi ngày đời ta.

 

Vả lại, đừng chỉ đến với thánh nhân để nài nỉ, van xin hết ơn này đến ơn khác một cách vụ lợi như bán được đất, mua được nhà, xin được việc, được thăng quan tiến chức, hay để được khấn, được đi du học… mà chính yếu là để noi gương thánh nhân mà luôn khiêm nhường, biết cúi mình xuống như một tạo vật phàm hèn, bất xứng, khác nào một dụng cụ trong tay Thiên Chúa, hầu sẵn sàng thi hành các mệnh lệnh của Thiên Chúa với một đức tin tinh tuyền nhất. Vì chỉ có như thế thì chúng ta mới phần nào bước đi trên con đường công chính mà không phụ lòng trước những sự bầu cử của thánh nhân xưa nay. Amen.

 

 

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

BÀI VIẾT MỚI

spot_imgspot_img

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Chúa Nhật – Chúa Chịu Phép Rửa: Chúa Bước Xuống Để Nâng Ta Lên

Chúa Nhật – Chúa Chịu Phép Rửa: Chúa Bước Xuống Để Nâng Ta Lên Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Biến cố Chúa Giêsu chịu phép rửa là...

Lễ Chúa Giêsu chịu Phép Rửa, Lc 3,15-16.21-22: Người môn đệ của Đức Giêsu sống tinh thần tự hủy

    NGƯỜI MÔN ĐỆ CỦA ĐỨC GIÊSU SỐNG TINH THẦN TỰ HỦY  (Lc 3,15-16.21-22) M. Giuse Tuấn, Phước Lý  Khi chúng ta lãnh nhận phép Rửa tội, Chúa...

Chúa nhật Chúa Hiển Linh (Mt 2,1-12) Con quyết đi tìm Ngài trong cuộc sống

Chúa nhật Chúa Hiển Linh, Mt 2,1-12 Con Quyết Đi Tìm Ngài Trong Cuộc Sống Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Hàng năm cứ vào mùa Giáng...

Lễ Hiển Linh: Tìm ai hay tìm cái gì

    Chúa Nhật Chúa Hiển Linh 05.01.2025 TÌM AI HAY TÌM CÁI GÌ (Mt 2,1-12) M. Bosco, Phước Sơn Lễ Hiển Linh là lễ kỷ niệm việc Chúa tỏ...

Ngày 1-1, Lễ Mẹ Thiên Chúa: Ds 6,22-27; Gl 4,4-7; Lc 2,16-21 Bình an của Thiên Chúa luôn ở cùng chúng ta

Ngày 1-1, Lễ Mẹ Thiên Chúa: Ds 6,22-27; Gl 4,4-7; Lc 2,16-21 Bình An Của Thiên Chúa Luôn Ở Cùng Chúng Ta Lasan Ngô Văn Vỹ,...

01/01 Lễ Mẹ Thiên Chúa, Lc 2,16-21: Kỳ diệu thay Đấng là Mẹ Thiên Chúa

  KỲ DIỆU THAY ĐẤNG LÀ MẸ THIÊN CHÚA (Ds 6,22-27; Gl 4,4-7; Lc 2,16-21) Trường Kha, Phước Lý Tình mẫu tử cũng chính là tình cảm mãi...

01/01 Lễ Mẹ Thiên Chúa, Lc 2,16-21: Có Mẹ đồng hành

    CÓ MẸ ĐỒNG HÀNH (Ds 6,22-27; Gl 4,4-7; Lc 2,16-21) M. Luca Ngọc, Phước Thiên Ngày đầu năm mới dương lịch, Giáo Hội cho chúng ta mừng...

Chúa Nhật Thánh Gia Thất, Năm C (1Sm 1,20-22.24-28; 1Ga 3,1-2.21-24; Lc 2,41-52) Gia đình thánh giữa đời thường

Chúa Nhật Thánh Gia Thất, Năm C (1Sm 1,20-22.24-28; 1Ga 3,1-2.21-24; Lc 2,41-52) Gia Đình Thánh Giữa Đời Thường Lm. Gioan Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Hàng năm,...

Lễ Thánh Gia, Lc 2,41-52: Hiếu Nghĩa

    HIẾU NGHĨA (1Sm 1,20-22.24-28; 1Ga 3,1-2.21-24; Lc 2,41-52) M. David, Vĩnh Phước Qua các bài đọc trong Lễ Thánh Gia hôm nay, Giáo Hội cho ta chiêm...

Lễ Thánh Gia Thất, Lc 2,41-52: Gia Đình Thánh

  GIA ĐÌNH THÁNH ( Lc 2,41- 52)  M. Têrêsa Avila, Phước Hải Gia đình là nền tảng của Giáo Hội và xã hội, bởi gia đình đóng...

Giáng Sinh – Lễ Ban Ngày (Is 52,7-10; Hr 1,1-6; Ga 1,1-8) Ngôi Lời đã làm người và sống giữa chúng ta

Giáng Sinh - Lễ Ban Ngày (Is 52,7-10; Hr 1,1-6; Ga 1,1-8) Ngôi Lời Đã Làm Người Và Sống Giữa Chúng Ta Lasan Ngô Văn Vỹ,...

Giáng Sinh – Lễ Rạng Đông (Lc 2,15-20) Chúa Kitô – Mặt Trời Công Chính

Giáng Sinh - Lễ Rạng Đông (Lc 2,15-20) Chúa Kitô Mặt Trời Công Chính Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Hôm nay, muôn dân đã được thấy ơn...