Thứ Bảy, 27 Tháng Bảy, 2024

SUY NIỆM TIN MỪNG CHÚA NHẬT LỄ LÁ, NĂM B, ĐỪNG SỐNG HAI MẶT VỚI DANH LÀ KI-TÔ HỮU

ĐỪNG SỐNG HAI MẶT VỚI DANH LÀ KI-TÔ HỮU

Mc 11,1-10

Cứ vào dịp Chúa Nhật Lễ Lá hàng năm, chúng ta lại nghe vang lên điệp khúc: “Hosanna” mà ngày xưa dân Do-thái đã dùng để đón rước Chúa Giê-su vào thành Giê-ru-sa-lem. Thật vậy, theo trình thuật của thánh Mác-cô, sau khi hai môn đệ đem con lừa về cho Đức Giê-su, họ lấy áo choàng của mình trãi lên lưng nó và Đức Giê-su cưỡi lên. Thấy vậy, nhiều người cũng bắt chước trãi áo choàng của họ xuống mặt đường, một số khác thì chặt nhành lá ngoài đồng mà trãi. Tất cả họ, kẻ trước người sau reo hò vang dậy: “Hoan hô ! Chúc tụng Đấng ngự đến nhân danh Đức Chúa !… Hoan hô trên các tầng trời !” (Mc 11,9-10).

Hosanna, trong nguyên ngữ Do-thái, có nghĩa là: “Xin đến cứu vớt ngay bây giờ !” Hay “Chúng con xin Ngài đến giải thoát !”, được tác giả lấy lại từ Thánh vịnh 118,25. Thánh vịnh này nằm trong phần mà người ta thường gọi là các Thánh vịnh lên đền (Hallel), được hát vào dịp lễ Vượt Qua hay các lễ khác, nhất là vào dịp Lễ Lều. Thánh vịnh 118 được xem như là lời loan báo về sự ngự đến của Đấng Mê-si-a, Người sau khi chịu đau khổ và khải hoàn chiến thắng (câu 22.26).

Trong ngữ cảnh của bài Tin mừng hôm nay, tác giả lấy lại lời tung hô “Hosanna” để diễn tả niềm vui của dân Do-thái cũng như của các môn đệ khi nghênh đón Đức Ki-tô vào thành thánh Giê-ru-sa-lem như một vị Vua Ít-ra-en khải hoàn chiến thắng trở về. Tuy nhiên, các môn đệ và dân chúng trông mong gì ở Đức Ki-tô hay nói khác đi niềm vui Hosanna của họ là gì? Trong bối cảnh chính trị thời bấy giờ, Ít-ra-en đang sống lầm than cơ cực dưới ách thống trị của đế quốc Rô-ma, cho nên họ đang mong chờ một Đấng Mê-si-a xuất thân từ dòng dõi vua Đa-vít, như lời hứa của Thiên Chúa được phán qua các ngôn sứ, để giúp họ trút bỏ cái gông cùm này và để đòi lại quyền độc lập tự do cho đất nước của họ. Niềm vui của họ là ở chỗ đó và hy vọng mà họ đặt nơi Đức Ki-tô chính là mục tiêu đó. Điều này minh chứng cho thái độ “nay tung hô, mai đã đảo” của dân Do-thái khi họ quay ngược lại 180o để tố cáo Đức Ki-tô, bởi vì bao nhiêu hy vọng họ đặt cả vào Ngài đã tan biến và giờ đây chỉ còn là sự căm phận và sự uất hận.

Khi đọc đoạn Tin mừng này, chúng ta có thể phẫn nộ vì thái độ sống hai mặt của dân Do-thái. Tuy nhiên, có bao giờ chúng ta ngồi lại để xét lại xem, trong đời sống hằng ngày, với tư cách là một ki-tô hữu, chúng ta đã từng hành xử như thế với Đức Ki-tô không? Chắc chắn là mỗi người ki-tô hữu, không ít thì nhiều, đã từng theo Đức Ki-tô chỉ vì mục đích cá nhân hay đã từng nói yêu Đức Ki-tô với điều kiện là Ngài phải ban cho ơn này hay ơn khác. Nhất là trong một thế giới đang bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi chủ nghĩa vật chất và chủ nghĩa tiêu thụ. “Có thực mới vực được đạo” là châm ngôn được chúng ta xem như khiên che thuẫn đỡ cho các hành vi không đúng của mình: tôi không thể đi lễ Chúa Nhật vì phải lo “cày” thêm để kiếm miếng cơm; tôi buôn bán gian lận, làm sai lệch cán cân, tham nhũng, …  cũng chỉ cốt là để kiếm thêm thu nhập kinh tế cho gia đình. Thêm vào đó, một khi đã để chủ nghĩa vật chất thấm nhập, chúng ta sẽ cho rằng: cầu nguyện chỉ làm mất thời gian. Hay nói đúng hơn, lời cầu nguyện chỉ cần thiết khi tôi có những nhu cầu của cuộc sống cần kên xin Thiên Chúa. Và khi nghĩ rằng cầu nguyện là một phương tiện vụ lợi chứ không phải là một tương quan hiện sinh, tình yêu mà chúng ta dành cho Người Cha ở trên trời không xuất phát từ con tim chân thành, nhưng là từ lý trí toan tính hơn thiệt và từ tình cảm ưa thích của cá nhân mỗi người.

Mang danh là Ki-tô hữu nhưng không sống chính danh là Ki-tô hữu, đó là “hữu danh mà vô thực”; được gọi là môn đệ của Đức Ki-tô nhưng lại không sống và thực hiện những gì Thầy mình chỉ dạy, đó là “có tiếng mà không có miếng”. 

Lạy Chúa, xin giúp mỗi người chúng con đừng sống giả dối hai mặt với chức danh là Ki-tô hữu, nhưng dám can đảm dùng cả cuộc đời của mình để chứng tỏ tình yêu với Đức Ki-tô trước muôn vàn thử thách và cám dỗ tiện nghi của cuộc sống thường nhật ! Amen.

Đan sĩ M. Gio-an Berchmans Tuyên

 

 

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

BÀI VIẾT MỚI

spot_imgspot_img

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Chúa Nhật XVII TN, B, Ga 6,1-15: Từ những điều bé nhỏ

  TỪ NHỮNG ĐIỀU BÉ NHỎ (2V 4,42-44; Ep 4,1-6; Ga 6,1-15) M. Tân Trang, Vĩnh Phước Sự kiện xảy ra gần biển hồ Galile, lúc sắp đến...

Chúa Nhật XVI, Thường niên, Năm B, Mc 6,30-34: Con chiên –  Mục tử

Chúa Nhật XVI, Thường niên, Năm B, Mc 6,30-3 Con chiên -  Mục tử Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Lời Chúa hôm nay gợi lên cho chúng...

Chúa Nhật XVI TN, B: Tình yêu và lòng thương xót của Thiên Chúa

  TÌNH YÊU VÀ LÒNG THƯƠNG XÓT CỦA THIÊN CHÚA FM. Paul Nguyễn, PV Chiêm ngưỡng dung mạo lòng thương xót của Đức Giêsu qua trình thuật...

Chúa Nhật XVI TN, B, Mc 6,30-34: Cần lánh riêng ra một nơi

    CẦN LÁNH RIÊNG RA MỘT NƠI (Mc 6,30-34) M. Pacômiô Nguyễn Sơn Vinh, Phước Hiệp Theo quan niệm của Kitô giáo, con người gồm xác và hồn....

Chúa Nhật XVI TN, B, Mc 6,30-34: “Hãy tìm nơi thanh vắng mà nghỉ ngơi”

     “HÃY TÌM NƠI THANH VẮNG MÀ NGHỈ NGƠI” (Mc 6,30-34) Đức Minh, Phước Lý Tin Mừng Chúa nhật XVI hôm nay tường thuật về cuộc hội ngộ...

Chúa Nhật XV TN, B, Mc 6,7-13: Thực hiện lệnh truyền của Chúa

THỰC HIỆN LỆNH TRUYỀN CỦA CHÚA (Mc 6,7-13) Lm. Trần Văn Long, Fatima Đôi khi nhìn những người ăn xin, những người tàn tật trên đường phố,...

Lễ thánh Biển Đức, Mt 19,27-29: Con đường đi tới hạnh phúc

CON ĐƯỜNG ĐI TỚI HẠNH PHÚC (Cn 2,1-9; 1Cr 1,26-31; Mt 19,27-29) M. Gioan Tân, Thiên Phước Có thể nói hạnh phúc là mục đích sống và...

Chúa Nhật XIV Thường niên, Năm B, Mc 6,1-6: Kitô hữu – Ngôn sứ giữa đời

Chúa Nhật XIV Thường niên, Năm B, Mc 6,1-6 Kitô hữu - Ngôn sứ giữa đời Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist “Ngôn sứ có bị rẻ rúng...

Chúa Nhật XIV TN, B, Mc 6,1-6: Không nhận ra Chúa

    KHÔNG NHẬN RA CHÚA (Mc 6,1-6) Tùng Linh, Phước Lý Năm 1958, sau khi Đức Giáo Hoàng Piô XII qua đời, các báo chí mô tả ngài...

Chúa Nhật XIII Thường niên, Năm B, Mc 5,21-43: Hai phép lạ của lòng tin

Chúa Nhật XIII Thường niên, Năm B, Mc 5,21-43 Hai phép lạ của lòng tin Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Tin không chỉ là loan tin,...

Chúa Nhật XIII TN, B, Mc 5,21-43: Hai cái đụng

  HAI CÁI ĐỤNG (Mc 5,21-43) M. Bosco, PS Đức tin của con người là yếu tố có thể tác động đến Thiên Chúa. Các phép lạ xảy...

Chúa Nhật XIII TN, B, Mc 5,21-43: “Đừng sợ, chỉ cần tin thôi”

    „ĐỪNG SỢ, CHỈ CẦN TIN THÔI“ (Mc 5,21-43) Đăng Khoa, Phước Lý "Đừng sợ, chỉ cần tin thôi". Đó là lời trấn an của Chúa Giêsu trước...