Thứ Bảy, 27 Tháng Bảy, 2024

SUY NIỆM TIN MỪNG CHÚA NHẬT THỨ IV MÙA VỌNG, NHẬN ĐỂ CHO

 NHẬN ĐỂ CHO

Lc 1,39-45

I. Như thi hào Pháp, Lamartine, có lời thơ :

Bordée dans sa nature, infinie dans ses voeus ,

l’ home c’est un dieu qui se souvient des cieux.

– Hình hài tuy hữu hạn, thị dục vẫn vô cùng,

người là tiên đọa lạc, vẫn ước nhớ thiên cung!

(lời dịch của Lm Sảng Đình).

Bản năng bảo tồn và phát triển của kiếp người luôn luôn thúc bách con người khao khát vươn lên : lúc đầu chỉ mong ‘cơm no áo ấm’; khi có cơm no áo ấm rồi, lại ‘mong cơm ngon áo đẹp’. Con người ưa thích những gì hoành tráng, uy quyền và tiện nghi để được sung sướng và hạnh phúc. Con người thì thế đó. Còn trong Mầu Nhiệm Nhập Thể, Thiên Chúa lại chọn cho Con mình một bậc sinh thành nghèo khó, một nơi sinh trưởng ít người biết đến. Thiên Chúa chọn Trinh Nữ Maria, một thôn nữ để làm Mẹ Đấng Thiên Sai giữa bao phụ nữ uy quyền và sang trọng của cả nước Israel, như ngôn sứ Mica từng loan báo “Phần ngươi, hỡi Bêlem Épratha, ngươi nhỏ bé nhất trong các thị tộc Giuđa, từ nơi ngươi, Ta sẽ cho xuất hiện một vị có sứ mạng thống lãnh Israel. Nguồn gốc của Người có từ thời trước, từ thuở xa xưa” (Mk 5,1).

II. Trinh Nữ Maria được chọn để sinh hạ “vị có sứ mạng thống lãnh Israel”. Nói cách khác, Trinh Nữ Maria được chọn để phục vụ Kế Hoạch Cứu Độ của Thiên Chúa dành cho con người. Nên, ngay từ khi Trinh Nữ Maria được sứ thần Gabriel cho biết bà chị họ tuy lớn tuổi nhưng đã có thai được sáu tháng, Ngài vội vã lên đường, đến miền núi, vào một thành thuộc chi tộc Juda, vào nhà ông Zacharia (x. Lc 1,39-40). Ein Karim là nơi gia đình của ông Zacharia và bà Elisabeth sinh sống, nằm giữa đường từ Giêrusalem đến Bêlem. Và tâm trạng của Trinh Nữ Maria lúc này có lẽ là một sự hưng phấn như ngôn sứ Isaia diễn tả:  “Đẹp thay trên đồi núi bước chân người loan báo tin mừng, công bố bình an, người loan tin hạnh phúc, công bố ơn cứu độ và nói với Sion rằng:  Thiên Chúa ngươi là Vua hiển trị” (Is 52,7).

Trinh Nữ Maria “vội vã lên đường”, vì sau khi đón nhận lời sứ thần Gabriel truyền tin và cưu mang Đấng Cứu Thế, Trinh Nữ Maria trở thành “Thân Mẫu Chúa tôi” như danh xưng mà bà Elisabeth đã dùng để thân thưa với Trinh Nữ Maria. Kitô hữu là người có Chúa Kitô.  Kitô hữu không chỉ là cái danh xưng cho một nhóm người, nhưng là một thực tại sống động gồm có sự hiện diện của Chúa Kitô ở trong chúng ta và hiện diện của chúng ta ở trong Người. Do đó, Trinh Nữ Maria là một Kitô hữu đích thực trên cả hai phương diện tinh thần và thể xác. Trinh Nữ Maria có trong lòng “Ngôi Lời đã trở nên người phàm và cư ngụ giữa chúng ta” (Ga 1,14).

Thông thường, người thân lâu ngày không gặp nhau, khi gặp lại, tay bắt mặt mừng. Trong trình thuật này, thánh sử Luca không dừng lại ở tình cảm thông thường như khi người ta gặp nhau là tay bắt mặt mừng, nhưng như Trinh Nữ Maria “vội vã lên đường”,  thánh sử Luca cũng “vội vã” đưa độc giả vượt qua những tình cảm thường ngày để chiêm ngưỡng một thực tại thiêng liêng, đó là niềm vui vì được ơn cứu độ. Một niềm vui phát xuất từ lời chào của Thân Mẫu “vị có sứ mạng thống lãnh Israel”, và lời chào đó đã làm cho thai nhi nhảy mừng lên trong lòng mẹ. 

Lời chào có thần lực của Vị Khách đó, vì danh hiệu của Ngài là “Niềm Vui, Đầy Ân Sủng, Đức Chúa Ở Cùng” (x. Lc 1,28) như sứ thần Gabriel chào Ngài. Vị Khách của bà Elisabeth là chính Đức Trinh Nữ Maria. Lúc này đây, Đức Trinh Nữ Maria lại đem chia sẻ niềm vui, ân sủng và chính Thiên Chúa với người chị em, làm sao đứa con trong bụng người chị em lại không nhảy mừng lên được!  Hai mẹ con bà Elisabeth được Thiên Chúa viếng thăm qua Mẹ Maria và Chúa Giêsu. 

Trực giác của bà mẹ lúc nào cũng bén nhạy. Chỉ một cử động nhỏ của thai nhi trong bụng, cũng đủ cho bà nghĩ tới một thực tại tâm lý đang diễn ra trong em bé. Cuộc viếng thăm này, bà Elisabeth cảm nghiệm được niềm vui của con bà vì em được gặp gỡ những người bà coi là được Thiên Chúa ban phúc lành đặc biệt. Bà đã “được đầy Thánh Thần” qua lời chào của người em họ, nên khi nhắc đến việc được Thiên Chúa ban phúc là bà đã nghĩ đến chức phận của những người được ban phúc, là sứ mệnh cứu thế của Chúa Giêsu và thiên chức làm Mẹ Thiên Chúa của Đức Trinh Nữ Maria. Từ đó, bà Elisabeth nhận ra thân phận mình và bà thốt lên:  “Bởi đâu tôi được Thân Mẫu Chúa tôi đến với tôi thế này?” (x. Lc 1, 43). Và bà Elisabeth như khám phá ra những sự thật về Đức Trinh Nữ Maria :

Một, Mẹ được Thiên Chúa ban phúc hơn mọi người phụ nữ; không một phụ nữ trần gian nào được Thiên Chúa ban ơn và phúc lành hơn Đức Trinh Nữ Maria.

Hai, Đức Trinh Nữ Maria là Mẹ Thiên Chúa (Công Đồng Êphêsô chính thức công nhận danh hiệu này vào năm 430).

Ba, con trẻ Gioan đang trong dạ bà Elisabeth cũng được ban phúc.

Bốn, bà Elisabeth nói rõ lý do của mọi phúc lành: Vì Đức Trinh Nữ Maria đã tin vào những gì Thiên Chúa phán cùng Ngài sẽ được thực hiện.

Qua trình thuật cuộc thăm viếng này, điều giúp chúng ta hội nhập vào Mầu Nhiệm Giáng Sinh chính là những tâm tình khiêm nhượng và cảm tạ Thiên Chúa của hai bà mẹ. Những lời đón chào của bà Elisabeth và nhất là bài ca Magnificat của Đức Trinh Nữ Maria đã diễn tả được hết những tâm tình ấy.  Trước hết, cung cách lên đường của Đức Trinh Nữ Maria là “vội vã đi đến miền núi” với “bước chân người ra đi loan Tin Mừng”. Đức Trinh Nữ Maria đến mau với bà chị họ, không phải để khoe khoang mình mới “lên chức” Mẹ Đấng Cứu Độ, nhưng là để phục vụ.  Mẹ sống tinh thần phục vụ để sau này dạy Con mình cũng phải đến để phục vụ (x. Mc 10,45; BĐ II  – Dt 10,5-10: diễn tả tinh thần phục vụ của Chúa Giêsu ).

Một cuộc thăm viếng giữa hai bà mẹ, cũng là cuộc gặp gỡ của hai người con. Nét dễ thương duyên dáng của câu chuyện này là những lời chân tình của hai bà mẹ : Bà Elisabeth xuất phát từ một tâm hồn thực sự khiêm tốn, bà cất tiếng để nhìn nhận những gì Thiên Chúa làm cho bà và đứa con trong bụng qua cuộc viếng thăm của cô em Maria.  Còn Đức Trinh Nữ Maria, cũng cất lên những lời ngợi khen và cảm tạ Chúa trong bài ca Magnificat để cảm tạ Chúa không chỉ cho riêng mình, nhưng cho toàn thể nhân loại. Cả hai bà mẹ đều thấy được tình yêu và ơn phúc của Thiên Chúa dành cho mình và cho nhân loại.  Cả hai đều bày tỏ lòng khiêm nhượng tin tưởng vào công việc Chúa làm trong công trình cứu độ, lật đổ triều đại của tội lỗi để thiết lập Triều Đại Thiên Chúa.  Triều Đại mà như Đức Trinh Nữ Maria đã thay mặt cho toàn thể nhân loại, xác tín rằng Thiên Chúa bắt đầu thực hiện kế hoạch dùng tình yêu và khiêm nhượng để phá tan sức mạnh của ghen ghét và kiêu căng. 

III. Theo gương Đức Trinh Nữ Maria, Hội Thánh mời gọi chúng ta  trở về với tinh thần đích thực của biến cố Giáng Sinh là khiêm nhượng, cảm tạ và tin tưởng vào sức mạnh Tình yêu Thiên Chúa. Cuộc viếng thăm của Đức Trinh Nữ Maria cũng thúc giục ta chia sẻ ơn cứu độ với mọi người, nhất là những người chúng ta thường tiếp cận trong cộng đoàn, trong gia đình, trong môi trường xã hội…, để giúp mọi người cùng với chúng ta nhận ra mình là những người được ban phúc, thánh hóa và cứu độ nhờ Chúa Giêsu. Nhờ chuyên cần thực hành việc Lectio divina, chúng ta tràn ngập niềm vui và xác tín như Đức Trinh Nữ Maria. Nhờ rước nhận Thánh Thể Chúa Giêsu, chúng ta có sức mạnh thực thi những gì chúng ta khám phá được trong Lectio divina.

Xin Chúa Giêsu Hài Đồng ban cho mọi người chúng con ‘chính Chúa’, để chúng con theo gương Đức Trinh Nữ Maria biết quan tâm đến từng người sống chung quanh chúng con, mà “vội vã” lên đường ‘cưu mang Chúa” đến gặp gỡ họ, thăm viếng họ, nhờ đó thông cảm được những nỗi vui buồn và nhu cầu của họ.

            Alleluia. Chúc mừng Đại Lễ Chúa Giáng Sinh:

            “Vinh danh Thiên Chúa trên trời,

            Bình an dưới thế cho người thiện tâm” (Lc 2,14).

 Đan viện An Phước

 

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

BÀI VIẾT MỚI

spot_imgspot_img

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Chúa Nhật XVII TN, B, Ga 6,1-15: Từ những điều bé nhỏ

  TỪ NHỮNG ĐIỀU BÉ NHỎ (2V 4,42-44; Ep 4,1-6; Ga 6,1-15) M. Tân Trang, Vĩnh Phước Sự kiện xảy ra gần biển hồ Galile, lúc sắp đến...

Chúa Nhật XVI, Thường niên, Năm B, Mc 6,30-34: Con chiên –  Mục tử

Chúa Nhật XVI, Thường niên, Năm B, Mc 6,30-3 Con chiên -  Mục tử Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Lời Chúa hôm nay gợi lên cho chúng...

Chúa Nhật XVI TN, B: Tình yêu và lòng thương xót của Thiên Chúa

  TÌNH YÊU VÀ LÒNG THƯƠNG XÓT CỦA THIÊN CHÚA FM. Paul Nguyễn, PV Chiêm ngưỡng dung mạo lòng thương xót của Đức Giêsu qua trình thuật...

Chúa Nhật XVI TN, B, Mc 6,30-34: Cần lánh riêng ra một nơi

    CẦN LÁNH RIÊNG RA MỘT NƠI (Mc 6,30-34) M. Pacômiô Nguyễn Sơn Vinh, Phước Hiệp Theo quan niệm của Kitô giáo, con người gồm xác và hồn....

Chúa Nhật XVI TN, B, Mc 6,30-34: “Hãy tìm nơi thanh vắng mà nghỉ ngơi”

     “HÃY TÌM NƠI THANH VẮNG MÀ NGHỈ NGƠI” (Mc 6,30-34) Đức Minh, Phước Lý Tin Mừng Chúa nhật XVI hôm nay tường thuật về cuộc hội ngộ...

Chúa Nhật XV TN, B, Mc 6,7-13: Thực hiện lệnh truyền của Chúa

THỰC HIỆN LỆNH TRUYỀN CỦA CHÚA (Mc 6,7-13) Lm. Trần Văn Long, Fatima Đôi khi nhìn những người ăn xin, những người tàn tật trên đường phố,...

Lễ thánh Biển Đức, Mt 19,27-29: Con đường đi tới hạnh phúc

CON ĐƯỜNG ĐI TỚI HẠNH PHÚC (Cn 2,1-9; 1Cr 1,26-31; Mt 19,27-29) M. Gioan Tân, Thiên Phước Có thể nói hạnh phúc là mục đích sống và...

Chúa Nhật XIV Thường niên, Năm B, Mc 6,1-6: Kitô hữu – Ngôn sứ giữa đời

Chúa Nhật XIV Thường niên, Năm B, Mc 6,1-6 Kitô hữu - Ngôn sứ giữa đời Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist “Ngôn sứ có bị rẻ rúng...

Chúa Nhật XIV TN, B, Mc 6,1-6: Không nhận ra Chúa

    KHÔNG NHẬN RA CHÚA (Mc 6,1-6) Tùng Linh, Phước Lý Năm 1958, sau khi Đức Giáo Hoàng Piô XII qua đời, các báo chí mô tả ngài...

Chúa Nhật XIII Thường niên, Năm B, Mc 5,21-43: Hai phép lạ của lòng tin

Chúa Nhật XIII Thường niên, Năm B, Mc 5,21-43 Hai phép lạ của lòng tin Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Tin không chỉ là loan tin,...

Chúa Nhật XIII TN, B, Mc 5,21-43: Hai cái đụng

  HAI CÁI ĐỤNG (Mc 5,21-43) M. Bosco, PS Đức tin của con người là yếu tố có thể tác động đến Thiên Chúa. Các phép lạ xảy...

Chúa Nhật XIII TN, B, Mc 5,21-43: “Đừng sợ, chỉ cần tin thôi”

    „ĐỪNG SỢ, CHỈ CẦN TIN THÔI“ (Mc 5,21-43) Đăng Khoa, Phước Lý "Đừng sợ, chỉ cần tin thôi". Đó là lời trấn an của Chúa Giêsu trước...