Thứ Sáu, 29 Tháng Ba, 2024

Suy Niệm Tin Mừng Chúa Nhật Tuần XIII Thường Niên – B

 

Suy Niệm Tin Mừng Chúa Nhật Tuần XIII Thường Niên – B

 

Dẫn nhập: Các bài đọc hôm nay đều nói về món quà sự sống, cả thể chất lẫn tinh thần mà Thiên Chúa đã ban tặng cho chúng ta. Những món quà đó thúc giục và thách thức chúng ta hãy biết ơn Thiên Chúa về sức khỏe mà chúng ta có được trong thân xác và tâm hồn và hãy sử dụng những món quà của Thiên Chúa một cách có trách nhiệm.

Tóm tắt các bài học Kinh thánh: Bài đọc đầu tiên, trích từ Sách Khôn Ngoan, cho chúng ta biết rằng Thiên Chúa đã ban cho chúng ta sự sống và sức khoẻ, và đồng thời cũng cho chúng ta biết chính sự ghen tị của Satan đã sinh ra bệnh tật và sự chết. Bài đọc cũng gợi ý rằng mục đích của chúng ta khi sống trên cuộc đời này  là biết, yêu và phụng sự Thiên Chúa với một sức khỏe hoàn hảo về thể xác lẫn linh hồn, và chia sẻ sự sống bất tử của Thiên Chúa mãi mãi. 

Thánh vịnh đáp ca (Tv 30) đã ca tụng sự chiến thắng của Chúa Giêsu Kitô trên sự chết. Điệp khúc Thánh vịnh “Lạy Chúa, con xin tán dương Ngài, vì đã thương cứu vớt” cho phép chúng ta tham gia vào thánh vịnh để tạ ơn, vì nhờ cái chết và sự hy sinh của Chúa Giêsu, chúng ta đã được cứu thoát khỏi sự chết thiêng liêng, vì tội lỗi của chúng ta được tha thứ:“Lạy Chúa, từ âm phủ Ngài đã kéo con lên, tưởng đã xuống mồ mà Ngài thương cứu sống… lệ có rơi khi màn đêm buông xuống, hừng đông về đã vọng tiếng hò reo…. Khúc ai ca Chúa đổi thành vũ điệu, lạy Chúa là Thiên Chúa con thờ, xin tạ ơn Ngài mãi mãi ngàn thu”.

Trong bài đọc thứ hai, Thánh Phaolô yêu cầu cộng đoàn Kitô hữu ở Côrintô hãy bày tỏ cho anh chị em Do Thái nghèo khổ và đau khổ của họ ở Giêrusalem cùng một lòng nhân từ quảng đại mà Chúa Giêsu đã thể hiện khi chữa lành cho tất cả những ai tin vào Ngài và đến với Ngài. Thánh Phaolô yêu cầu người Côrintô rộng lượng đóng góp vào quỹ được quyên góp cho những anh chị em đau khổ, đói khát này. Chúng ta thấy rằng lòng quảng đại của Chúa Giêsu cũng là trọng tâm trong các bài đọc hôm nay: Phaolô mô tả cuộc đời, cái chết và sự Phục sinh của Chúa Giêsu là “hành động nhân từ của Đức Giêsu Kitô, Chúa chúng ta”.

Bài Tin Mừng hôm nay mô tả hai phép lạ của Chúa chúng ta, đó là việc chữa lành một phụ nữ bị bệnh chảy máu kinh niên, và làm cho cô con gái đã chết của Giaia sống lại. Những sự chữa lành này dạy chúng ta rằng Chúa Giêsu muốn cho tất cả con cái của Thiên Chúa có được một sự sống sung mãn. Hai sự chữa lành cũng cho thấy Chúa Giêsu là một vị Thiên Chúa rộng lượng, nhân hậu, từ bi, Đấng muốn loài người có được một cuộc sống lành mạnh, trọn vẹn và hai sự chữa lành đó cũng cung cấp cho chúng ta thêm bằng chứng về quyền năng thiêng liêng và lòng thương xót vô hạn của Đấng Cứu Độ chúng ta. Những phép lạ này được Chúa Giêsu làm như phần thưởng cho Đức tin đáng tin cậy của ông trưởng hội đường và người phụ nữ bị băng huyết. Mặc dù Đức tin của ông có thể bị khiếm khuyết, và Đức tin của người phụ nữ có thể hơi mê tín, nhưng Chúa Giêsu đã ban thưởng cho Đức tin mà họ có được bằng cách ban cho họ sức khỏe và sự sống.

Giải thích bài đọc thứ nhất, Kn 1, 13-15; 2, 23-24: Bài đọc này bổ sung cho chủ đề Tin Mừng bằng cách giải thích nguồn gốc của sự dữ và sự chết trên thế giới. Trong bài Tin Mừng hôm nay, Chúa Giêsu đã làm cho một cô gái sống lại từ cõi chết và chữa cho một người phụ nữ khỏi bệnh mãn tính. Chúng ta xưa nay vẫn đặt câu hỏi: “Làm thế nào mà một vị Thiên Chúa tốt lành lại có thể cho phép những tệ nạn như nghèo đói, AIDS, sự tàn sát, các vụ xả súng hàng loạt và các cuộc tấn công khủng bố xảy ra?” Đoạn Kinh Thánh hôm nay đã bảo vệ cho sự nhân từ của Thiên Chúa khi nói rõ,“Thiên Chúa không làm ra cái chết, và Ngài cũng chẳng vui gì khi sinh mạng tiêu vong” (Kn 1,13).Tác giả của sách Khôn Ngoan đã cho thấy rằng cái chết là kết quả của tội lỗi, là kết quả của sự xa cách vĩnh viễn khỏi Thiên Chúa. Tác giả của tội lỗi và sự chết là ma quỷ, và khi phạm tội là khi chúng ta hợp tác trong kế hoạch của ma quỷ để hủy diệt chính chúng ta. Thiên Chúa của chúng ta là Thiên Chúa của Sự sống. Ý muốn của Ngài dành cho chúng ta là chúng ta có được một cuộc sống dồi dào hơn. Có một sự thật được sách cựu ước nhắc đến lần đầu tiên trong sách khôn ngoan là số phận thực sự của con người là được sống bất tận với Thiên Chúa: “Vì đức công chính thì trường sinh bất tử. Thiên Chúa sáng tạo con người cho họ được trường tồn bất diệt. Họ được Người dựng nên làm hình ảnh của bản tính Người”(Kn 1,15; 2,23). Điều này có nghĩa là mục mục đích sống mà Thiên Chúa ban cho chúng ta là biết, yêu và phụng sự Thiên Chúa, đồng thời chia sẻ Sự sống của Thiên Chúa trong hạnh phúc mãi mãi trên Thiên đàng.

Giải thích bài đọc thứ hai, (2 Cr 8,7; 9,13-15): Thánh Phaolô ngỏ lời với các tín hữu ở Côrintô là những người giàu những ân sủng thiêng liêng (ơn tiên tri, chữa bệnh, nói tiếng lạ, v.v. Xem chương 12-14 của 1 Cr). Ngài khen ngợi họ vì họ có được sự sung túc về vật chất lẫn tinh thần, và đồng thời ngài cũng yêu cầu họ đến trợ giúp tài chính cho một hiệp hội  Kitô giáotrợ giúp những người nghèo khổ ở Giêrusalem. Thánh Phaolô đã gửi của bố thí cho những người đau khổ từ Macedonia và Galat; bây giờ, ngài yêu cầu những người ngoại bang Côrintô cải đạo để thể hiện tình đoàn kết và sự hợp nhất của họ với những người anh em Do Thái của họ bằng cách thực hành đức tính bác ái như người Makêđônia đã làm. Mối quan tâm đầu tiên của thánh Phaolô là quan tâm đến phúc lợi của những người mà Giáo hội đã coi đó là trách nhiệm của mình. Ngài cũng kêu gọi họ noi theo tấm gương tự huỷ mình ra khôngcủa Chúa Giêsu, Đấng là Con Thiên Chúa, Đấng giàu có đến không thể nào diễn tả, nhưng đã đảm nhận sự sống của con người và chấp nhận cái chết, vì lợi ích của chúng ta. Tình yêu mà Thánh Phaolô dành cho tín hữu ở Côrintô là phần thưởng từmón quà của sự hi sinh này.

Chú giải Tin Mừng: 

Bối cảnh: Trong bài Tin Mừng hôm nay, chúng ta có một thứ thường được gọi là “bánh sandwich Markan” (bánh mì kẹp thịt). Một câu chuyện được bao bọc hoặc kẹp giữa phần đầu và phần cuối của một câu chuyện khác. Ở đây, chúng ta có một sự kết hợp bất thường của hai câu chuyện phép lạ, một câu chuyện ẩn chứa bên trong câu chuyện kia – một sự chữa lành và một sự phục hồi cuộc sống. Câu chuyện về người phụ nữ bị băng huyết bị gián đoạn và bị kẹp giữa hai phần của câu chuyện về lời cầu xin của Giaia dành cho đứa con gái sắp chết của ông và kết quả của câu chuyện đó. Những phép lạ này được Chúa Giêsu thực hiện như phần thưởng cho Đức tin đáng tin cậy của ông trưởng hội đường và người phụ nữ bị băng huyết. Mặc dù ông trưởng hội đường có thể đã tin cậy Chúa Giêsu trong tuyệt vọng, và Đức tin của người phụ nữ có thể hơi mê tín, thì dầu vậy đức tin có lẽ khiếm khuyết của họ cũng được đền đáp xứng đáng.

Điểm Tương Đồng: Các câu chuyện có một số đặc điểm chung. Một cô bé 12  tuổi, và người phụ nữ đã bị bệnh 12 năm. Cả hai đều được gọi là “con gái”, và cả hai đều cần được chữa trị về thể lý. Cha của cô gái được động viên hay có Đức tin, và người phụ nữ lớn tuổi được khen ngợi vì Đức tin của mình. Hai câu chuyện minh họa quyền năng của Chúa Giêsu đối với cả bệnh tật mãn tính và cái chết. Trong mỗi lần chữa bệnh, Chúa Giêsu cho thấy sự rộng lượng kỳ diệu của Thiên Chúa bằng cách ban cho người nhận sự sống và sự cứu rỗi bên cạnh việc chữa lành thể xác.

Những kinh nghiệm về đức tin của Giaia và người phụ nữ bị bệnh băng huyết:

1) Giaia: Là trưởng  hội đường, ông là một người được kính trọng trong cộng đồng Do Thái địa phương. Ông là người đứng đầu hành chính của hội đường, chủ tịch hội đồng trưởng lão và là người chịu trách nhiệm điều hành các buổi lễ. Ông có lẽ cũng đã cùng với những người Pharisêu có thành kiếnvớiChúa Giêsu, coi Ngài là một kẻ dị giáo và một nhà thuyết giáo lang thang cần phải tránh. Nếu sự thật là vậy, thì chúng ta thấy rằng chính sự cấp bách của nhu cầu và sự bất lực của hoàn cảnh đã khiến ông  quên đi địa vị của mình, nuốt đi niềm kiêu hãnh và thành kiến ​​của mình để tìm kiếm sự giúp đỡ từ Chúa Giêsu, người thợ lang thang.

2) Người phụ nữ bị băng huyết:  Câu chuyện kể về một người phụ nữ đến với Chúa Giêsu với một niềm tin được mong đợi như là phương sách cuối cùng, sau khi đã thử mọi cách chữa trị khác được biết đến vào thời của bà. Luật Môsê (Lv 15, 25-27) đã tuyên bố bà là ô uế và không cho phép bà được thờ phượng Thiên Chúacũng như gặp gỡ bạn bè. Đó có thể là lý do tại sao mà bàđã quyết định cố gắng bí mật chạm vào tua áo của Chúa Giêsu. Chúa Giêsu, giống như mọi người Do Thái khác, mặc một chiếc áo choàng bên ngoài có bốn tua trên đó, mỗi tua ở mỗi góc  nói lên đặc điểm của một người Do Thái sùng đạo như được mô tả trong Nm 15, 38-40.

Đức tin đã được tưởng thưởng: Việc người phụ nữ đã bạo dạn sờ vào áo của Chúa Giêsu , điều mà theo Luật pháp, đã làm cho Chúa Giêsu bị ô uế  và có thể đã làm cho Ngài tức giận. Hơn nữa, vì “bệnh chảy máu mãn tính” khiến bà trở nên ô uế theo nghi thức, nên bất kỳ sự tiếp xúc nào của bà với những người khác trong đám đông, đều khiến họ trở nên ô uế theo nghi thức. Nhưng niềm tin của bà vào quyền năng chữa lành của Chúa Giêsu mạnh đến mức bà đã liều mình phá vỡ mọi quy tắc xã hội để tìm kiếm những gì bà tin rằng Ngài có thể làm cho bà. Bằng cách gọi bà một cách trìu mến là “con gái” (daught), Chúa Giêsu đã thiết lập mối quan hệ với bà và bảo đảm rằng bà đã được chữa lành:  “này con, lòng tin của con đã cứu chữa con. Con hãy về bình an và khỏi hẳn bệnh”. Ngoài ra, cô còn có được mối quan hệ cá nhân với Chúa Giêsu với tư cách là một thành viên trong gia đình của Chúa Giêsu (3:35). Bằng cách tin cậy vào quyền năng của Thiên Chúa và làm theo ý muốn của Ngài, bà không chỉ được chữa khỏi về mặt thể lý mà còn được phục hồi hoàn toàn về một cuộc sống tôn giáo và xã hội bình thường. Đó là tấm áo Chúa Giêsu của bà – đó là một yếu tố chính trong việc chữa bệnh của cô.

Đức tin đã mang lại sự sống từ cái chết: Khi Chúa Giêsu sai người phụ nữ về nhà, thì ông Giaia nhận được tin sốc về cái chết của con gái mình. Nhưng Chúa Giêsu nhất quyết đến nhà Giaia và an ủi người cha rằng: “Đừng sợ; chỉ cần có Niềm tin. ” Cụm từ “Đừng sợ” xuất hiện trong Kinh thánh 366 lần [Nguồn: www. Believersportal.com/list-365-fear-not-bible-verses/] Những người chào đón Giaia tại nhà của ông là những người than khóc chuyên nghiệp, họ khóc lóc, đấm ngực, bứt tóc và cho thuê quần áo của họ. Cũng có những người chơi sáo thổi nhưng bài truy điệu trong tang lễ. Đám đông nói với Giaia: “ Con gái ông chết rồi. làm phiền thầy chi nữa ? ” (35). Nhưng Chúa Giêsu bảo đảm với đám đông: “Đứa trẻ chưa chết mà đang ngủ” có nghĩa là cái chết của cô bé chỉ là tạm thời, và nó sẽ tỉnh dậy theo tiếng gọi của Ngài. Chúa Giêsu đem theo cha mẹ của cô bé cùng với Phêrô, Giacôbê và Gioan vào phòng, bế đứa trẻ trên tay và nói với cô bé “ ‘Talitha Kum,’ có nghĩa là: ‘Này bé, thầy truyền cho con: trỗi dậy đi!”  Những người đã khinh bỉ cười nhạo Chúa Giêsu hẳn đã rất kinh ngạc khi họ nhận ra quyền năng của Ngài.

Sứ vụ hiện diện:  ‘“sứ vụ hiện diện” của Chúa Giêsu là thu hút mọi người giống như một nam châm hút các mạt sắt. Khi ông Giaia đến gần Chúa Giêsu trong bài Tin Mừng hôm nay (Mc 5,21-43) để nói về đứa con gái của mình, Chúa Giêsu lập tức hiện diện với ông và cùng ông đi thăm đứa trẻ. Trên đường đi, một người nào đó bị băng huyết cũng đã được chữa lành một cách đơn giản chỉ bằng cách đưa tay chạm vào tua áo choàng của Chúa Giêsu với lòng tin. Đến nhà Giaia, Chúa Giêsu hiện diện với đứa trẻ dường như đã chết và với cha mẹ cô bé. Trong mọi trường hợp, Chúa Giê-su đã đưa cuộc sống mới vào những hoàn cảnh tăm tối. chúng ta có là gì và nhận được gì thì cũng là nhờ lòng từ bi của Chúa Giêsu. Chính lòng trắc ẩn đó thôi thúc chúng ta đến thăm những người cần được an ủi. Và lòng trắc ẩn của chúng ta sẽ tìm thấy sự giải thoát khi hiện diện với người khác trong lúc họ cần, giống như Chúa Giêsu. An ủi và động viên là việc làm thiêng liêng của lòng thương xót và việc thăm viếng người bệnh và người hấp hối là việc làm thể lý của lòng thương xót. “Mầu nhiệm của lòng thương xót” này được bộc lộ một cách cao nhất trong cuộc đời của Chúa Giêsu, như Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II đã dạy chúng ta, nhiệm vụ chúng ta là không ngừng công bố và giới thiệu lòng thương xót đó trong đời sống hàng ngày của chúng ta (Dives in Misericordia, 1980; # 14). Chỉ cần có mặt với những người cần được chữa lành! Đến để giúp đỡ người lân cận của chúng ta trong lúc cần thiết, cả về tinh thần và thể chất, là một hành động bác ái hay “việc làm của lòng thương xót” (GLCG số 2447). Khi chúng ta phục vụ những người đang bị tổn thương là chúng ta phục vụ Đấng Kitô, Đấng đã đồng hoá mình với họ (CCC # 544).

Thông điệp cuộc sống: 

# 1: Chúng ta cần đón nhận lời kêu gọi sống lành mạnh, sống trọn vẹn và Thánh Thiện của Thiên Chúa. Chúa Giêsu đã chấp nhận chúng ta như chúng ta là. Do đó, chúng ta hãy mang những bệnh tật trên cơ thể và những vết thương tâm hồn của mình đến với Chúa Giêsu để được Ngàichữa lành. Chúng ta nên cầu nguyện xin Thiên Chúa chũa lành cho chúng ta để chúng ta có được sức khỏe tinh thần và thể chất trong mọi khía cạnh của cuộc sống, để chúng ta có thể hoạt động một cách hoàn toàn hài hòa với ý muốn của Thiên Chúa, với những người xung quanh chúng ta và với môi trường. Là Kitô hữu, chúng ta tin rằng Chúa Giêsu tiếp tục chữa lành cho chúng ta thông qua các công cụ của con người trong ngành y tế, như bác sĩ, y tá và kỹ thuật viên y tế. Do đó, khi đi khám bệnh, chúng ta cần cầu nguyện với Đức Kitô, Đấng Chữa Lành, để chúng ta có thể chọn bác sĩ phù hợp, người sẽ cho chúng ta những chẩn đoán chính xác, kê đơn điều trị chính xác và cho chúng ta những loại thuốc đúng đắn. Chúng ta đừng quên sự thật rằng, vượt lên trên hết những khả năng và kỹ năng chữa bệnh tốt nhất của con người, Đức Kitô vẫn làm nên những điều kỳ diệu trong việc chữa bệnh. Chúng ta hãy cảm ơn Chúa vì món quà tuyệt vời là sức khỏe và hãy biết sử dụng nó để giúp đỡ những người đang bị ốm đau.

# 2: Chúng ta cần tiếp tục sứ mệnh chữa lành của Giáo Hội: Là thành viên của Giáo Hội, chúng ta không được miễn ơn gọi làm người chữa bệnh. Khi một người bạn của chúng ta bị bệnh nan y, tay nghề của các bác sĩ và các công cụ y tế tiên tiến của họ thường trở nên bất lực. Những gì bệnh nhân cần trong tình huống như vậy là sự quan tâm, chăm sóc của chúng ta và sự hiện diện cầu nguyện, giúp họ có thể cảm nghiệm được tình yêu, lòng trắc ẩn và lòng thương xót của Chúa Giêsu. Chúng ta chia sẻ sứ mệnh chữa lành của Đức Kitô bằng cách thăm viếng người bệnh, bằng cách cầu nguyện cho họ được chữa lành, và bằng cách nâng cao tinh thần của họ qua sự hiện diện yêu thương, khuyến khích, hỗ trợ và truyền cảm hứng của chúng ta.

# 3: Chúng ta cần có Niềm tin vào lòng thương xót và quyền năng Thiên Chúa của Chúa Giêsu:  Điều kiện chính yếu để lời cầu nguyện của chúng ta có hiệu quả là Đức tin của chúng ta vào lòng thương xót của Thiên Chúa. Đức tin như vậy chỉ có thể thực hiện được nếu chúng ta tiếp tục liên hệ với Thiên Chúa qua lời cầu nguyện, các Bí tích và việc suy ngẫm Kinh thánh. Mỗi ngày, chúng ta nên dâng lời cầu nguyện một cách sốt sắng để tạ ơn Thiên Chúa về món quà Đức tin. Chúng ta hãy ghi nhớ lời khuyên khôn ngoan này của Thánh Inhaxiô thành Loyola: “Chúng ta phải làm việc như thể mọi sự tùy thuộc vào chúng ta, nhưng chúng ta phải cầu nguyện như thể mọi sự tùy thuộc vào Thiên Chúa”.

 

Theophane Vénard Đoàn Văn Quý O.Cist,

dịch từ nguồn: http://frtonyshomilies.com/o-t-xiii-june-27-sunday-homily

 

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

BÀI VIẾT MỚI

spot_imgspot_img

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Đan Viện Xitô Thánh Mẫu Châu Sơn Đơn Dương – Trao Tác Vụ Đọc Sách & Giúp Lễ

ĐAN VIỆN XITÔ THÁNH MẪU CHÂU SƠN ĐƠN DƯƠNG TRAO TÁC VỤ ĐỌC SÁCH & GIÚP LỄ Vào lúc 5h30’, ngày 25/03/2023, Đan Viện Xitô Thánh...

“Yêu nhau muôn sự chẳng nề…” Suy niệm Tin mừng Chúa Giáng Sinh: Lc 2,1-14 (Lễ đêm)

“Yêu nhau muôn sự chẳng nề…” Suy niệm Tin mừng Chúa Giáng Sinh: Lc 2,1-14 (Lễ đêm) M. Lasan Châu Sơn Trong khung cảnh huy hoàng của...

Con biết con cần Chúa – Con biết Chúa cần con – Suy niệm Tin Mừng: Mt 1,18-24 – CN IV MV, năm A

CON BIẾT CON CẦN CHÚA - CON BIẾT CHÚA CẦN CON Suy niệm Tin Mừng: Mt 1,18-24 Chúa nhật IV Mùa vọng, Năm A M. Lasan...

Tình yêu tự hủy của Vua Kitô

TÌNH YÊU TỰ HỦY CỦA VUA KITÔ SNTM Lc 23, 35-43; Chúa Kitô - Vua vũ trụ, Chúa nhật 34, Năm C Lasan Châu Sơn Một điều...

Tôi tin một cuộc sống đời đời

TÔI TIN MỘT CUỘC SỐNG ĐỜI ĐỜI Suy niệm Lời Chúa: Mcb 7,1-2.9-14; Lc 20,27-38; Chúa nhật 32 Thường niên, Năm C M. Lasan Châu Sơn Chúng...

Tiền – Tiền đáng ông chủ hay đầy tớ?

TIỀN - TIỀN ĐÁNG ÔNG CHỦ HAY ĐẦY TỚ? Suy niệm Tin mừng Lc 16,9-15; Thứ 7 Tuần 31 Thường niên M. Lasan Châu Sơn Tin Mừng...

Ngày 2 Tháng 11: NGƯỜI ĐI KẺ Ở NỖI VẤN VƯƠNG

Ngày 2 Tháng 11: NGƯỜI ĐI KẺ Ở NỖI VẤN VƯƠNG M. Lasan Châu Sơn Hằng năm cứ đến dịp Lễ Các Đẳng, lòng mỗi người...

Ngày 1 tháng 11: Kính Mừng Các Thánh Nam Nữ

  Ngày 1 tháng 11: Kính Mừng Các Thánh Nam Nữ M. Lasan Châu Sơn Hôm nay, Giáo hội long trọng kính mừng các thánh nam nữ....

CHÚA NHÌN CON – CON NHÌN CHÚA – MỐI TÌNH NHIỆM MẦU (Lc 19,1-10) – Chúa nhật 31 thường niên năm c

CHÚA NHÌN CON - CON NHÌN CHÚA - MỐI TÌNH NHIỆM MẦU Suy niệm Tin Mừng Lc 19, 1-10,  Chúa nhật 31 Thường niên, Năm...