Thứ Bảy, 27 Tháng Bảy, 2024

SUY NIỆM TIN MỪNG CHÚA NHẬT XIV TN

 

SUY NIỆM TIN MỪNG CHÚA NHẬT XIV TN

Phần mở đầu: Các bài đọc hôm nay giới thiệu Chúa Giêsu là một vị ngôn sứ và giải thích việc các tiên tri và các sứ giả khác được Thiên Chúa sai đến chắc chắn sẽ bị từ chối như thế nào. Các bài đọc cũng thách đố chúng ta đối mặt với sự từ chối và khó khăn với lòng can đảm của ngôn sứ.

Tóm tắt các bài đọc Kinh thánh: Bài đọc thứ nhất, trích từ sách Ngôn sứ Êdêkien, cho chúng ta biết về việc Thiên Chúa kêu gọi ông trở thành một nhà ngôn sứ. Thiên Chúa cũng cảnh báo Êdêkien rằng ông đang được sai đến với những người Israel cố chấp và nổi loạn đang bị lưu đày ở Babylon. Do đó, với tư cách là một vịngôn sứ của Thiên Chúa, ông sẽ phải đối mặt với sự từ chối và sự bắt bớ vì đã loan báo thông điệp của Thiên Chúa. Bài đọc cho chúng ta lời cảnh báo rằng, là những Kitô hữu, những người chấp nhận con đường của Chúa Giêsu và tìm cách đi theo con đường ấy, chúng ta cũng có thể phải đối mặt với sự thờ ơ, thù địch, khinh miệt, yếu đuối, khó khăn, bắt bớ, lăng mạ và từ chối. Trong bài đọc thứ hai, thánh Phaolô cũng cảnh báo chúng ta từ kinh nghiệm của chính ngài rằng không chỉ các ngôn sứ, mà cả các tông đồ và các nhà truyền giáo, sẽ phải gặp khó khăn và bị từ chối trong sứ vụ rao giảng của mình. Thánh Phao lô cũng đã thú nhận rặng Thiên Chúa đã cho ngài chia sẻ sự đau khổ của Đức Kitô khi để cho ngài phải chịu một căn bệnh kinh niên, căn bệnh gây nên những đau đớn thể lý , giống như một cái dằm nằm trong thân xác”- để ngài chỉ còn có thể dựa vào duy một mình ân sủng của Thiên Chúa trong mọi công việc của mình và đồng thời làm vinh danh quyền năng của Thiên Chúa là Đấng duy nhất nâng đỡ ngài. Thánh Phaolô mời gọi chúng ta vượt lên trên những yếu đuối và khuyết tật của chính mình, cộng tác với ân sủng của Thiên Chúa và rao giảng lời Chúa bằng lời nói và gương sáng như vị tông đồ đã làm. Đoạn Tin Mừng hôm nay, Mc 6, 1-6, cho chúng ta thấy rằng nhiều người ở quê hương Nazarét của Chúa Giêsu đã không chấp nhận Chúa Giêsu là một vị ngôn sứ vì họ biết về Chúa Giêsu và gia đình của Ngài một cách quá rõ. Họ biết Chúa Giêsu là một người thợ mộc không qua trường lớp Luật Môsê và biết rằng “con trai của bác thợ mộc” này không thể nào là Đấng Mêsia như  đã hứa, người sẽ đến từ Bêlem với tư cách là dòng dõi hoàng tộc Đavít. Ngoài ra, họ còn tức giận khi Chúa Giêsu không những không làm phép lạ nào ở Nazarét mà lại còn khiển trách họ vì họ thiếu Đức tin, rồi bỏ họ đi rao giảng sứ điệp của Thiên Chúa, qua lời rao giảng, sứ  vụ chữa lành cho những ai đón nhận và tin vào Ngài.

giải thích bài đọc đầu tiên, Êz 2, 2-5 : Bài đọc hôm nay được trích từ sách Êdêkien ghi lại kinh nghiệm tương tự trong sự nghiệp của tiên tri Êdêkien, người sống trước Chúa Giêsu khoảng 600 năm. Ngôn sứ Êdêkien được Thiên Chúa cảnh báo rằng, mặc dù ông đã được Thiên Chúa kêu gọi và được sai gửi một thông điệp đến dân Israel, nhưng họ chắc chắn sẽ từ chối nghe và chấp nhận sứ điệp của ông. Thiên Chúa tức giận về sự nổi loạn của những người mà Ngài đang gửi vị ngôn sứ của Ngài đến. Êdêkien là người đầu tiên được kêu gọi để trở thành một vị ngôn sứ trong khi những Người được Chọn đang bị lưu đày ở Babylon. Trong khi các ngôn sứ giả đang an ủi mọi người và nói rằng Thời kỳ Lưu đày sẽ sớm kết thúc và họ sẽ sớm trở về với một Giêrusalem mới thịnh vượng, thì Êdêkien lại kiên quyết báo trước về sự hủy diệt tiếp theo của Giêrusalem. Chính vì vậy mà ông bị người đời ghét bỏ và chối bỏ! Những ai chấp nhận sự kêu gọi của Thiên Chúa và tìm cách theo Ngài cũng có thể phải đối mặt với sự thờ ơ, sự phản đối, bị xem thường, bị khinh miệt, sự yếu đuối, gian khổ, bị bắt bớ, chịu sỉ nhục và bị khước từ.

Giải Thích Bài Đọc Thứ Hai, 2 Cr 12, 7-10 :Trong bài đọc hôm nay, thánh Phaolô đã thẳng thắn thừa nhận sự thật mà ngài đã học được nhờ những thử thách và sai lầm rằng ngài không thể rao giảng Tin Mừng dựa trên sức mạnh và tài năng của mình. Đúng hơn, ngài nhận ra rằng lúc mà ngài càng trở nên yếu, thì cũng là lúc ngài có nhiều không gian cho Thánh Thần của Thiên Chúa hoạt động hơn trong ngài. Khi đứng giữa cuộc xung đột với các kitô hữu  ở Côrintô, thánh Phaolô đã tiết lộ hai kinh nghiệm tâm linh sâu sắc nhất của ngài. Kinh nghiệm thứ nhất làngài đã có một cuộc xuất thần thần bí khi ngài nhận được một sự mặc khải đặc biệt. Còn ở kinh nghiệm khác, ngàiđã nhiệt thành cầu nguyện để loại bỏ những nguyên nhân không thể nào nhận biết được của đau khổ và thay vào đó ngài  cam đoan rằng ân sủng của Thiên Chúa sẽ đủ cho ngài. Những người chống đối Phaolô trong cộng đồng Côrintô cho rằng một vị tông đồ đích thực sẽ được xác nhận bằng việc nhắc lên đến tận thiên đàng và được chữa lành bằng phép lạ. Nhưng thay vào đó, thánh Phaolô khám phá ra giá trị tích cực trong nỗi đau của mình. Ngài hiểu rằng đau khổ khi được đón nhận như món quà của Thiên Chúa sẽsản sinh ra sự kiên nhẫn, sự nhạy cảm, lòng trắc ẩn và sự đánh giá trung thực các ơn lành trong cuộc sống. Do đó, thánh Phaolô tuyên bố rằng những yếu đuốimà vẫn tiếp tục ghi dấu trong cuộc đời làm tông đồ của ngàitỏ cho thấy hoạt động cách hiệu quả đầy và quyền năng của Đức Kitô  bị đóng đinh trong sứ vụ của ngài. Thánh Phaolô đã đón nhận những yếu đuối và gian khổ vì Danh Đức Kitô; thì chúng ta cũng vậy, khi chúng ta quy phục trước tình yêu của Thiên Chúa, chúng ta sẽ thấy được rằng ân sủng của Thiên Chúa đủ cho chúng ta. Vì Quyền năng của Đức Kitô nằm trong sự yếu đuối của chúng ta, và trong sự yếu đuối, chúng ta thực sự mạnh mẽ. 

Chú giải Tin Mừng: Bối cảnh: Việc Chúa Giêsu nên đến thăm quê hương của ngài là Nazarét, trong tư cách là một bậc thầy Do Thái cùng với một nhóm các môn đồ là lẽ tự nhiên. Vào ngày Sabát, Chúa Giêsu đến hội đường địa phương. Trong hội đường không có người nào có địa chỉ rõ ràng. Bất kỳ ai lạ mặt đáng chú ý nào đang hiện diện mà có một thông điệp muốn đưa ra thì đều có thể được vị trưởng hội đường yêu cầu nói. Vì danh tiếng của Chúa Giêsu trong tư cách là một người rao giảng và làm phép lạ ở những nơi khác của Galilê đã vươn đến Nazarét, nên Chúa Giêsu được mời đọc từ cuốn sáchcác Ngôn sứ và giải thích bản văn đó. Trong “Diễn văn “công bố sứ mạng”, Chúa Giêsu đã đảm nhận mình trong thân phận của một vị ngôn sứ, chứ không phải là hình ảnh của một người làm phép lạ mà mọi người mong muốn được nhìn thấy. Như các vị ngôn sứ trung thành khác của Israel đã làm, Chúa Giêsu cũng buộc người ta phải chịu trách nhiệm về sự ích kỷ, sự bất trung của họ đối với Thiên Chúa, cũng như sự thiếu công bình và lòng thương xót của họ (Mi 6, 6-8) và tội lỗi của họ.

Những phản ứng đối nghịch: Phản ứng đầu tiên của những người trong hội đường trước những lời của Chúa Giêsu là sự ngạc nhiên. Thánh Luca nói rằng họ “ngạc nhiên trước những lời hay ý đẹp phát ra từ miệng Người.” còn  Maccôthì lại nói họ đã hỏi nhau: “ bởi đâu ông ta được như thế?Họ chỉ biết Ngài là một người thợ mộc xuất thân từ một gia đình nghèo, không được đào tạo chính thức về luật Môsê. Chắc chắn, họ nghĩ Chúa Giêsu đã vượt xa khỏi chỗ của một người thợ mộc khiêm tốn. (Một trong những giấc mơ của Martin Luther King là người dân của ông “sẽ không bị đánh giá bởi màu da mà bởi bên trong tính cách của họ”). Những người hàng xóm của Chúa Giêsu không ngờ “con trai của người thợ mộc” này lại có thể thông dịch Kinh Thánh một cách thành thạo đến vậy. Họ cũng không thể hiểu làm thế nào mà một người thợ mộc đơn thuần lại có thể là Đấng Mêsiacó tính chính trị của họ, người sẽ giải phóng họ khỏi ách thống trị của La Mã và tái lập vương quốc Đavít quyền lực và vinh quang. Người dân địa phương cũng phản đối rằng Chúa Giêsu không có dòng dõi cao quý khi xác định Chúa Giêsu là “con trai của bà Maria” (c. 3) chứ không phải theo một tước danh theo truyền thống là “con trai của ông Giuse”. Một sự ám chỉ như thế có thể được coi là một sự xúc phạm, bởi vì mọi người trong nền văn hoá đó được xác định bởi người cha của họ. Chúa Giêsu trả lời: “ Không có vị ngôn sứ nào được chấp nhận tại quê hương của mình.  Những ai chấp nhận lời kêu gọi của Thiên Chúa và tìm cách đi theo Ngài thì cũng sẽ phải đối mặt với sự thờ ơ, sự thù địch, việc bị khinh miệt, yếu đuối, sự khó khăn, bắt bớ, lăng mạ và từ chối. Thánh Gioan tông đồ đã nói về Chúa Giêsu Kitô trong  Ga 1,10-11 rằng“Người ởgiữa thế gian, và thế gian đã nhờ Người mà có, nhưng lại không nhận biết Người. Người đã đến nhà mình nhưng người nhà không chịu  đón nhận. ”

Thông điệp cuộc sống: 1) Chúng ta hãy đối mặt với sự từ chối với lòng can đảm và sự lạc quan của một vị ngôn sứ.Câu chuyện Chúa Giêsu bị những người đồng hương ở Nazarét từ chối là một câu chuyện mà chúng ta có thể xác nhận được vì đó là câu chuyện đã xảy ra với hầu hết chúng ta. Chúng ta có thể đã trải qua nỗi đau bị từ chối do tổn thương bởi vết thương lòng, bị phản bội, bị ly hôn, bị bỏ rơi, bị vi phạm lòng tin, hoặc bị lạm dụng dưới nhiều hình thức khác nhau. Còn về  việc chúng ta bị từ chối bởi những người thân thiết nhất với chúng ta thì sao? Thông thường, bạn bè, gia đình hoặc những người bạn đồng hành thời thơ ấu của chúng ta không lắng nghe và từ chối chấp nhận những lời ân cần, tình yêu thương và sự khích lệ mà chúng ta dành cho họ, bởi vì họ đã quá quen thuộc với chúng ta nên họ không thể nhìn nhận chúng ta như là công cụ được Thiên Chúa chỉ định, và là những tác nhân của ân sủng chữa lành và cứu rỗi của Thiên Chúa. Chúng ta hãy kiểm tra mặt khác của đồng xu. Chúng ta thường coi thườngnhững ngườiđượcThiên Chúasai đến bởi vì có sự thành kiến ​​với họ như thế nào?  Chúng ta không nhìn thấy hình ảnh của Thiên Chúa trong họ vì chúng ta thiếu sự quan âm và lòng trắc ẩn với họ thông thường như thế nào? Chúng ta phải nhận ra rằng quyền năng của Thiên Chúa luôn sẵn sàng để biến đổi ngay cả những người khó có khả năng nhất.

2) Chúng ta cần đương đầu với việc bị từ chối theo một tinh thần đúng đắn: a) Chúng ta có thể đương đầu với việc bị  từ chối bằng sự tôn trọng – tôn trọng bản thân và tôn trọng người khác. Phản ứng đầu tiên của chúng ta khi bị từ chối thường là tức giận – tức giận với bản thân vì chúng ta cho rằng chúng ta xứng đáng với những gì chúng ta nhận được và cay đắng đối với những người cứ mãi từ chối. Khi đối mặt với sự từ chối, chúng ta hãy khôn ngoan làm theo lời khuyên của Thánh Phaolô khi  người đã nói: “Hãy giận dữ nhưng đừng phạm tội. Đừng để mặt trời lặn mà cơn giận vẫn còn ”. b) Chúng ta cần tránh những giả định tự tự chuốc lấy thất bại bản thân. Một lời từ chối không cần phải là một bản cáo trạng về cuộc sống của một người. việc bị từ chối không đồng nghĩa với sự thất bại đang tái diễn. c) Chúng ta cần tránh phóng đại sự từ chối. Sự từ chối không cần phải là một dự báo về tương lai của chúng ta, và nó không được trở thành một lời tiên đoán tự ứng nghiệm. Sự từ chối trong quá khứ không hẳn là một yếu tố dự báo trước cho sự từ chối trong tương lai. d) Chúng ta cần tránh để cho sự từ chối làm chệch hướng ước mơ của mình và thay vào đó hãy chọn cách kiên trì đi theo Đường lối của Thiên Chúa và làm theo Ý muốn của Ngài. e) Chúng ta cần học hỏi từ việc bản thân bị từ chối. Chúng ta không hoàn hảo và không phải lúc nào chúng ta cũng làm đúng, nhưng chúng ta cần tiếp tục quay lại cho đến khi chúng ta làm đúng. Mọi lời từ chối đều có thể là một bài học nếu chúng ta luôn cởi mở với những khả năng mới và cơ hội mới. Tôi có thể làm gì khác hơn? Làm thế nào tôi có thể cải thiện? Tôi có thể đáp ứng những nhu cầu nào? Đây là những câu hỏi chúng ta cần đặt ra nếu chúng ta muốn ngăn chặn một rắc rối trở nên lãng phí. Tôi có thể làm gì khác hơn? Làm thế nào tôi có thể cải thiện? Tôi có thể đáp ứng những nhu cầu nào? Đây là những câu hỏi chúng ta cần đặt ra nếu chúng ta muốn ngăn chặn rắc rối trở nên lãng phí. Tôi có thể làm gì khác hơn? Làm thế nào tôi có thể cải thiện? Tôi có thể đáp ứng những nhu cầu nào? Đây là những câu hỏi chúng ta cần đặt ra nếu chúng ta muốn ngăn chặn rắc rối trở nên lãng phí.

3) Chúng ta hãy nhận biết các vị ngôn sứ loan báo lòng nhân hậu của Thiên Chúa ở giữa chúng ta.Thiên Chúa luôn hiện diện để ban cho chúng ta thông điệp của Ngài thông qua những người gần nhất và thân yêu nhất của chúng ta, những người hàng xóm và đồng nghiệp của chúng ta. Vì Thiên Chúa đã dùng họ làm ngôn sứ của Ngài để truyền đạt thông điệp của Ngài cho chúng ta, nên chúng ta có nhiệm vụ ghi nhận và tôn vinh họ. Hôm nay chúng ta hãy bày tỏ lòng biết ơn đối với gia đình –giữa vợ chồng dành cho nhau,  và giữa cha mẹ và con cái với  nhau. Hãy tỏ lòng biết ơn đến  người phụ nữ nấu đã nấu bữa tối, cho người hàng xóm luôn sẵn sàng chia sẻ buồn vui với chúng ta, cho những người bạn đã dành thời gian bên chúng ta, động viên và quan tâm chúng ta khi chúng ta mất đi người thân hoặc gặp một bi kịch nào đó trong cuộc đời – tất cả đều là lời đáp trả cách hữu hiệu của chúng dành cho thông điệp ánh sáng và tình yêu của Thiên Chúa. Chúng ta đừng xem thường sự hiện diện của Thiên Chúa ở giữa chúng ta, tức là đừng xem thường những sự tốt lành mà gia đình và bạn bè chúng ta mang lại. Chúng ta cũng hãy nhận ra sự hướng dẫn, sự giúp đỡ trong cuộc đời chúng ta qua những lời trong kinh thánh cũng như qua mẫu gương và lời khuyên của những người khác.

4) Chúng ta cần “nói ra lời Chân lý của Đức Kitô bằng tình yêu,” chứ không bao giờ bằng thói đạo đức giả hoặc thiếu tôn trọng.   Chúng ta không bao giờ được im lặng trước cái ác vì sợ bị cho là “không đúng về mặt chính trị”. Chúa Giêsu không chống lại xung đột, nếu nó thúc đẩy Sự thật. Chúa Giêsu dạy chúng ta tôn trọng và giải thoát tự do cho người khác, không dung túng hay khuyến khích hành vi tội lỗi. Tình yêu không dung thứ cho những hành vi phá hoại nhưng, tuy nhiên, nó đôi khi gây ra đau đớn —- giống như một bác sĩ phẫu thuật đôi khi phải làm tổn thương để chữa lành. Chúng ta có thể tử tế, bác ái, trung thực và tha thứ khi nói lên những xác tín của chính mình như Chúa Giê-su đã làm trong hội đường.

Theophane Vénard Đoàn Văn Quý O.Cist,

Dịch từ nguồn: http://frtonyshomilies.com/o-t-xiv-july-4th-sunday-2021/

 

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

BÀI VIẾT MỚI

spot_imgspot_img

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Thứ Sáu Tuần XII Thường niên, Mt 8,1-4: Chạy lại với Chúa nhận ơn chữa lành

Thứ Sáu Tuần XII Thường niên, Mt 8,1-4 Chạy lại với Chúa nhận ơn chữa lành Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Tin Mừng hôm nay mô tả...

Thứ Năm Tuần XII Thường niên, Mt 7,21.24-27: Đời hạnh phúc khi sống Tám Mối Phúc

Thứ Năm Tuần XII Thường niên, Mt 7,21.24-27  Đời hạnh phúc khi sống Tám Mối Phúc Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Đoạn Tin Mừng hôm nay...

Thứ Ba Tuần XII, Thường niên, Mt 7,6.12-14: Sống tương quan ba chiều

Thứ Ba Tuần XII, Thường niên, Mt 7,6.12-14 Sống tương quan ba chiều Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist. Đọc Tin mừng hôm nay, có một số người...

Đan Viện Xitô Thánh Mẫu Châu Sơn Đơn Dương – Trao Tác Vụ Đọc Sách & Giúp Lễ

ĐAN VIỆN XITÔ THÁNH MẪU CHÂU SƠN ĐƠN DƯƠNG TRAO TÁC VỤ ĐỌC SÁCH & GIÚP LỄ Vào lúc 5h30’, ngày 25/03/2023, Đan Viện Xitô Thánh...

“Yêu nhau muôn sự chẳng nề…” Suy niệm Tin mừng Chúa Giáng Sinh: Lc 2,1-14 (Lễ đêm)

“Yêu nhau muôn sự chẳng nề…” Suy niệm Tin mừng Chúa Giáng Sinh: Lc 2,1-14 (Lễ đêm) M. Lasan Châu Sơn Trong khung cảnh huy hoàng của...

Con biết con cần Chúa – Con biết Chúa cần con – Suy niệm Tin Mừng: Mt 1,18-24 – CN IV MV, năm A

CON BIẾT CON CẦN CHÚA - CON BIẾT CHÚA CẦN CON Suy niệm Tin Mừng: Mt 1,18-24 Chúa nhật IV Mùa vọng, Năm A M. Lasan...

Tình yêu tự hủy của Vua Kitô

TÌNH YÊU TỰ HỦY CỦA VUA KITÔ SNTM Lc 23, 35-43; Chúa Kitô - Vua vũ trụ, Chúa nhật 34, Năm C Lasan Châu Sơn Một điều...

Tôi tin một cuộc sống đời đời

TÔI TIN MỘT CUỘC SỐNG ĐỜI ĐỜI Suy niệm Lời Chúa: Mcb 7,1-2.9-14; Lc 20,27-38; Chúa nhật 32 Thường niên, Năm C M. Lasan Châu Sơn Chúng...