Thứ Bảy, 27 Tháng Bảy, 2024

SUY NIỆM TIN MỪNG CHÚA NHẬT XIX NĂM C, SẮM LẤY KHO TÀNG TRÊN TRỜI

    SẮM LẤY KHO TÀNG TRÊN TRỜI

Lc 12, 32-48    

Có lẽ hơn bao giờ hết, nhiều người ngày nay tìm đủ cách tìm kiếm cho được thật nhiều tiền. Khi có nhiều tiền, họ cảm thấy điều mình cần đều có thể được giải quyết: việc mua sắm những vật dụng trong gia đình là dễ dàng; con cái mình không những có cơ may học hành tới nơi tới chốn, mà còn có điều kiện học ở những trường nổi tiếng; việc chăm sóc sức khỏe cho gia đình được chu đáo hơn… Và vì thế, họ cảm thấy cuộc đời mình được bảo đảm. Đức Giêsu, trong Tin Mừng chúa nhật XIX, nói cho chúng ta biết những gì mình thu tích ở trần gian này sẽ chóng qua, chỉ có kho tàng trên trời mới bảo đảm và bền vững. Và Người cũng nói cho chúng ta biết cách thức sắm kho tàng ấy.

Công nhận của cải vật chất có giá trị của nó vì nó là ân huệ của Chúa. Và Chúa còn khuyến khích con người lao động sinh lợi cho mình và cho xã hội. Tuy nhiên, có người đi quá xa khi tìm của cải vật chất như cứu cánh của mình. Và họ tưởng rằng “có tiền là có tất cả”, tưởng rằng “có tiền mua tiên cũng được.” Tưởng như thế, họ đánh giá của cải mình có là kho tàng quý giá nhất cho mình.

Có một điều hiển nhiên là tiền nay ở trong túi mình mai nó chạy sang túi người khác. Nếu mình có giữ được nó thì lâu lắm cũng tới khi mình nhắm mắt xuôi tay là cùng! Mà mạng sống người giàu và mạng sống người nghèo đều ngắn ngủi, không ai có thể sống mãi, “mạnh giỏi chăng là được 80 mươi.” Chẳng may một cơn bệnh hiểm nghèo hay một tai nạn bất ngờ xảy đến là chúng rước người ta vào thế giới bên kia, có khi không kịp nói một lời từ giã. Mà khi ra đi nào ai mang theo được gì? Kho tàng do nhọc công thu tích bao năm có theo mình vào thế giới bên kia được đâu? Kho tàng là của cải vật chất không chung thủy với ai cả! Nên thu tích kho tàng dưới đất không phải là cách làm giàu bảo đảm nhất.

Đức Giêsu dạy cho chúng ta cách sắm cho mình kho tàng bền vững trên trời mà ai cũng thể làm được, dù là người không có chức vụ được xã hội trọng vọng; dù là người không có bằng cấp hay nhiều kiến thức. Hai mẫu người được kể ra là đầy tớ giữ cổng và người quản gia như đại diện cho tất cả mọi người, dù làm nghề gì. Họ làm giàu cho mình bằng cách chăm chỉ làm phận vụ mình một cách tỉnh thức, hay trung thành.

Người đầy tớ canh cổng chờ đợi chủ về mà không biết chủ về lúc nào, nên phải tỉnh thức để mở cổng cho chủ. Muốn làm tốt công việc này, người đầy tớ cần phải kiên nhẫn đợi chờ, nhiệt thành làm phận vụ được giao. Có những lúc anh phải hy sinh những giấc ngủ ngon để làm tròn phận vụ.

Người quản gia tỉnh thức bằng cách làm nhiệm vụ của mình một cách chu đáo, “cấp phát thóc gạo đúng giờ đúng lúc.” Nghĩa là biết làm những việc được chủ giao mà không chậm trễ. Người quản gia đã chu đáo thì đồng thời không hách dịch đánh đập tôi trai tớ gái của chủ; không bê tha rượu chè say sưa.

Người canh cổng và người quản gia tỉnh thức được ví với người luôn ở trong  trạng thái: “thắt lưng cho gọn, thắp đèn cho sẵn.” Người Do Thái mặc áo choàng. Bình thường họ không thắt lưng, nhưng khi làm việc hay đi đường, nhất là khi vội vàng họ thắt lưng cho gọn kẻo vướng vúi. Hành động thắt lưng ấy như muốn nói tới một trạng thái sẵn sàng, khẩn trương của tâm hồn.

Thắp đèn cho sẵn được hiểu theo nghĩa bóng. Đèn đây là đèn đức tin. Thắp đèn cho sẵn là sống đức tin bằng những việc làm cụ thể, như thánh Gacôbê nói: “Đức tin không có hành động thì quả là đức tin chết” (Gc 2,17). Việc làm xuất phát từ đức tin ấy vừa là điều kiện vừa là hành trang mang theo để vào Nước Trời. Sự kiên nhẫn và nhiệt thành ấy cũng chính là sự liên tục và sẵn sàng trong việc luyện tập nhân đức, làm việc thiện và xa lánh tội.

Làm những việc ấy không khác gì hơn là làm việc bổn phận của mình cho tốt. Và theo đức cố hồng y Phanxicô Xavier Nguyễn Văn Thuận, đó cũng là con đường nên thánh. Ngài viết trong cuốn “Niềm vui sống đạo” như sau: “Con chỉ có một công việc quan trọng: bổn phận, không kể lớn hay nhỏ, vì lúc ấy con làm việc của Cha con trên trời… làm việc bổn phận là đường lối tu đức chắc chắn nhất” (tr 154-155). Hay trong cuốn “Đường hy vọng”, ngài viết: “Các thánh nên thánh không phải vì nói tiên tri hay làm phép lạ. Các ngài đâu làm gì lạ! Họ chỉ chu toàn bổn phận” (số 25).

Nếu nhìn bài Tin Mừng hôm nay như một gợi ý xét mình thì có lẽ chúng ta phải đấm ngực mà thú nhận: tôi chưa tỉnh thức. Tôi chưa tỉnh thức do tôi còn mê tìm và làm giàu thêm cho kho tàng dưới đất của tôi. Kho tàng ấy có thể là những thứ cần cho cuộc sống này của tôi và cả cho người khác. Tôi chưa tỉnh thức vì tôi tưởng rằng tôi chưa chết nay mai đâu, những ngày sống sau hết đủ cho tôi sắm cho mình kho tàng trên trời, nên bây giờ tôi lo sống “trong hiện tại” đã.

Có một cách nhắc chúng ta tỉnh thức hay là sắm cho mình kho tàng trên trời là hãy nghĩ tới người đã chết. Hình dung những người đã chết nay thế nào. Trước kia họ cũng sống như tôi đang sống hiện nay. Mà nay chỉ là nắm tro tàn hay bộ xương khô. Nếu bộ xương nói được, nó sẽ nói: “nay tôi, mai anh”, hay là “trước kia tôi cũng như anh, sau này anh cũng như tôi.” Vâng, trước sau gì mọi người cũng phải chết. Nhưng chết rồi đi về đâu mới là chuyện quan trọng. Đi về đâu thì tùy vào thời gian đang sống mình sắm cho mình kho tàng gì.

M. Bosco Hùng, PS

 

 

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

BÀI VIẾT MỚI

spot_imgspot_img

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Chúa Nhật XVII TN, B, Ga 6,1-15: Từ những điều bé nhỏ

  TỪ NHỮNG ĐIỀU BÉ NHỎ (2V 4,42-44; Ep 4,1-6; Ga 6,1-15) M. Tân Trang, Vĩnh Phước Sự kiện xảy ra gần biển hồ Galile, lúc sắp đến...

Chúa Nhật XVI, Thường niên, Năm B, Mc 6,30-34: Con chiên –  Mục tử

Chúa Nhật XVI, Thường niên, Năm B, Mc 6,30-3 Con chiên -  Mục tử Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Lời Chúa hôm nay gợi lên cho chúng...

Chúa Nhật XVI TN, B: Tình yêu và lòng thương xót của Thiên Chúa

  TÌNH YÊU VÀ LÒNG THƯƠNG XÓT CỦA THIÊN CHÚA FM. Paul Nguyễn, PV Chiêm ngưỡng dung mạo lòng thương xót của Đức Giêsu qua trình thuật...

Chúa Nhật XVI TN, B, Mc 6,30-34: Cần lánh riêng ra một nơi

    CẦN LÁNH RIÊNG RA MỘT NƠI (Mc 6,30-34) M. Pacômiô Nguyễn Sơn Vinh, Phước Hiệp Theo quan niệm của Kitô giáo, con người gồm xác và hồn....

Chúa Nhật XVI TN, B, Mc 6,30-34: “Hãy tìm nơi thanh vắng mà nghỉ ngơi”

     “HÃY TÌM NƠI THANH VẮNG MÀ NGHỈ NGƠI” (Mc 6,30-34) Đức Minh, Phước Lý Tin Mừng Chúa nhật XVI hôm nay tường thuật về cuộc hội ngộ...

Chúa Nhật XV TN, B, Mc 6,7-13: Thực hiện lệnh truyền của Chúa

THỰC HIỆN LỆNH TRUYỀN CỦA CHÚA (Mc 6,7-13) Lm. Trần Văn Long, Fatima Đôi khi nhìn những người ăn xin, những người tàn tật trên đường phố,...

Lễ thánh Biển Đức, Mt 19,27-29: Con đường đi tới hạnh phúc

CON ĐƯỜNG ĐI TỚI HẠNH PHÚC (Cn 2,1-9; 1Cr 1,26-31; Mt 19,27-29) M. Gioan Tân, Thiên Phước Có thể nói hạnh phúc là mục đích sống và...

Chúa Nhật XIV Thường niên, Năm B, Mc 6,1-6: Kitô hữu – Ngôn sứ giữa đời

Chúa Nhật XIV Thường niên, Năm B, Mc 6,1-6 Kitô hữu - Ngôn sứ giữa đời Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist “Ngôn sứ có bị rẻ rúng...

Chúa Nhật XIV TN, B, Mc 6,1-6: Không nhận ra Chúa

    KHÔNG NHẬN RA CHÚA (Mc 6,1-6) Tùng Linh, Phước Lý Năm 1958, sau khi Đức Giáo Hoàng Piô XII qua đời, các báo chí mô tả ngài...

Chúa Nhật XIII Thường niên, Năm B, Mc 5,21-43: Hai phép lạ của lòng tin

Chúa Nhật XIII Thường niên, Năm B, Mc 5,21-43 Hai phép lạ của lòng tin Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Tin không chỉ là loan tin,...

Chúa Nhật XIII TN, B, Mc 5,21-43: Hai cái đụng

  HAI CÁI ĐỤNG (Mc 5,21-43) M. Bosco, PS Đức tin của con người là yếu tố có thể tác động đến Thiên Chúa. Các phép lạ xảy...

Chúa Nhật XIII TN, B, Mc 5,21-43: “Đừng sợ, chỉ cần tin thôi”

    „ĐỪNG SỢ, CHỈ CẦN TIN THÔI“ (Mc 5,21-43) Đăng Khoa, Phước Lý "Đừng sợ, chỉ cần tin thôi". Đó là lời trấn an của Chúa Giêsu trước...