Thứ Bảy, 27 Tháng Bảy, 2024

SUY NIỆM TIN MỪNG CHÚA NHẬT XVII, NĂM B, TẤM LÒNG CHIA SẺ CỦA CON NGƯỜI VÀ QUYỀN NĂNG CỦA THIÊN CHÚA

 

TẤM LÒNG CHIA SẺ CỦA CON NGƯỜI VÀ

QUYỀN NĂNG CỦA THIÊN CHÚA

Ga 6, 1-15 

Trên trang báo Vnexpress.net. số ra ngày 16/12/2011 có kể câu chuyện:

“Ngày mai cô về quê có việc bên ngoại, cô ngại đi ôtô vì sợ chen lấn, say xe nên cô và chồng ra ga mua vé tàu. Chiều mùa đông lại mưa to, trời tối rất nhanh, không khí lạnh lẽo… chồng cô bảo đứng ngoài cổng trông xe để anh vào mua vé. Cô đứng dưới trời mưa to tầm tã. Mùa đông mà sao mưa to thế. Cô đang lan man nghĩ, chợt giật mình vì có tiếng gọi: Cô ơi cho ông xin vài đồng mua một ổ bánh mì đi cô.

Một cụ ông mặc áo mưa, đội nón ướt lướt thướt, mình run cầm cập, đến giật giật áo mưa và hỏi. Cô ngần ngừ một vài giây và trả lời: Ông ơi con không có tiền ở đây ông ạ. Thực ra cô có tiền trong túi quần nhưng cô đắn đo, không phải vì tiếc vài nghìn bạc lẻ mà vì ngại trời mưa lại phải vén áo mưa lên để lấy tiền thì sẽ bị mưa hắt ướt. Cô nghĩ chắc sẽ có người khác biếu ông cụ, vì vậy cô tắc lưỡi: thôi vậy!

Ông cụ bước đi đến chỗ vài người khác, cô nhìn thấy họ cũng lắc đầu. Cô bắt đầu áy náy và dõi theo ông cụ, lại vài người khác nữa, cứ thế người này rồi đến nhiều người khác, nhưng vẫn là những cái lắc đầu vô cảm giống cô ban nãy. Trời vẫn mưa…”

Đọc qua câu chuyện mà lòng quặn đau. Những cảnh đời nghèo đói vẫn đang ở quanh ta. Họ đang đợi chờ vòng tay rộng mở và lòng quảng đại ban phát của con người, để họ có miếng ăn, cái mặc qua ngày. Là người môn đệ của Chúa, chúng ta phải làm gì trước tình cảnh nghèo đói của biết bao người?

Bài Tin Mừng hôm nay, Thánh Gioan cũng thuật lại câu chuyện về những mạnh đời đói khát. Không chỉ một cụ già như câu chuyện trên, nhưng là một đám đông dân chúng đang trong tình cảnh bị đói. Trước hoàn cảnh đáng thương đó, Đức Giêsu đã làm phép lạ hóa bánh và cá ra nhiều nuôi sống họ.

Thánh Gioan trường thuật: Đức Giêsu lên núi và ngồi đó với các môn đệ. “Ngước mắt lên, Đức Giêsu nhìn thấy đông đảo dân chúng đến với mình. Người hỏi ông Philipphê: Ta mua đâu ra bánh cho họ ăn đây?’”. Thánh Gioan chỉ nói tới hành động “Ngước mắt lên, Đức Giêsu nhìn thấy đông đo dân chúng đến với mình” (c. 5). Để hiểu được động từ “nhìn thấy” mà thánh Gioan đã dùng trong bối cảnh Tin Mừng hôm nay, ta cần trở về với các Tin Mừng Nhất Lãm. Trong Tin Mừng Matthêu nói rất rõ: “Thầy chạnh lòng thương đám đông vì họ ở với Thầy ba ngày rồi và không có gì ăn” (Mt 15, 32). Còn Tin Mừng Marcô nhấn mạnh: “Đức Giêsu thấy một đám người rất đông thì chạnh lòng thương, vì họ như bầy chiên không người chăn dắt” (Mc 6, 34). Trong chiều kích này, hạn từ “nhìn thấy” trong Tin Mừng Gioan, không chỉ là một cái nhìn bình thường, nhìn xong rồi cho qua, nhưng đây là một cái nhìn bằng ánh mắt đồng cảm và con tim xót thương; một sự quan tâm, lo lắng, vì dân chúng đang đói khổ. Trong sự đồng cảm và thấu hiểu cái đói thể xác cũng như đói tâm linh của dân chúng, Đức Giêsu đã hỏi ông Philipphê: “Ta mua đâu ra bánh cho họ ăn đây?” (c.5). Người hỏi ông Philipphê, vì Người muốn đánh động và khơi lên trong lòng các môn đệ tình tương thân, tương ái và tấm lòng bao dung… biết chia sẻ và đồng cảm với những người nghèo không nơi lương tựa. Chứ chính Đức Giêsu đã biết mình phải làm gì rồi.

Trước câu hỏi Đức Giêsu đặt ra, dường như các môn đệ im lặng, còn ông PhilipPhê thì có thái độ thoái thác, tránh né trách nhiệm, để mặc dân chúng… nên ông nói: “Thưa, có mua đến hai trăm đồng bạc bánh cũng chẳng đủ cho mỗi người một chút” (c.7). Anrê cũng đồng thuận với thái độ của người đồng môn, ông nói: “Ở đây có một em bé có năm chiếc bánh lúa mạch và hai con cá, nhưng với ngần ấy người thì thấm vào đâu!” Còn trong Tin Mừng Luca thì nhấn mạnh hơn, không phải một hay hai môn đệ, mà cả mười hai môn đệ đến thưa với Đức Giêsu: “Xin Thầy cho đám đông về, để họ vào các làng mạc nông trại quanh đây, tìm chỗ trọ và kiếm thức ăn, vì nơi ta đang ở đây là nơi hoang vắng” (Lc 9, 12).

Hành động thoái thác, để mặc dân chúng nói lên sự bất lực, vượt quá sức các môn đệ. Cũng có thể nói, các môn đệ chưa thấy có trách nhiệm với những mảnh đời đói khát, bơ vơ… Khi con người thiếu tình liên đới, không có sự thông giao của con tim đồng cảm, thì sẽ tìm trăm phương ngàn kế để né tránh, an phận thủ thường. Các môn đệ đã nại đến những lý do xem ra hợp lý để biện minh cho con tim thờ ơ, vô cảm của mình. Đáng trách hơn, các ông đã không thấu hiểu tâm tư, cũng như thiếu niềm tin vào Thầy mình, mặc dầu các ông đã được chứng kiến biết bao phép lạ Chúa đã làm. Nhưng Chúa đã dùng chính những khó khăn và sự hèn nhát của các ông, để dạy các ông về tình đồng loại, sống vị tha, quan tâm, đồng cảm… và luôn biết mở lòng đón nhận những phận đời bất hạnh. Người muốn các ông biết rằng: hãy bắt đầu bằng nỗ lực của ban thân, rồi chính Chúa sẽ hoàn tất mọi sự trong quyền năng của Người, vì “Mưu sự tại nhân, thành sự tại Thiên” (Thành Ngữ).

Tâm hồn quảng đại của em bé, cũng là tấm gương, là bài học cho các môn đệ về lòng quảng đại, bao dung. Có thể nói, phần ăn của em bé tuy chỉ là năm cái bánh lúa mạnh và hai con cá nhỏ. Đối với mọi người, nó chỉ là một phần ăn đạm bạc, phần ăn của người nghèo, không có gì đáng quý. Nhưng nó là tất cả những gì em có, là bữa ăn duy nhất để nuôi sống em trong ngày hôm đó. Với lòng cảm thông, em đã quảng đại trao tặng hết phần ăn nuôi sống mình cho mọi người. Em bé đã trao ban với một tấm lòng rộng mở, độ lương, một con tim không so đo tính toán. Em đã cho tất cả những gì mình có. Còn hành động nào, tình yêu trao ban nào quảng đại hơn?

Chính nhờ năm chiếc bánh và hai con cá của em bé. Chúa đã làm phép lạ hóa bánh ra nhiều để nuôi sống hơn năm ngàn người ngày hôm đó. Thiên Chúa có thể làm được mọi sự. Với quyền năng vô biên, Người chỉ cần phán một lời là tức khắc có dư bánh và cá cho mọi người ăn. Nhưng Thiên Chúa muốn hành động ngang qua con người. Vì Người cần con người tiếp tục thay Người gieo yêu thương, lòng bác ái vào thế gian. Sự đóng góp tuy ít ỏi của con người, nhưng với quyền năng của Thiên Chúa, đã trở thành phép lạ vĩ đại.

Người cầm lấy bánh, dâng lời tạ ơn, rồi phân phát cho mọi người ăn (x. c.11). Đức Giêsu luôn hướng về Cha trên trời với một niềm tín thác khi làm bất cứ điều gì. Vì Người đến thế gian để làm theo ý Chúa Cha “lương thực của Thầy là thi hành  ý muốn của Đấng đã sai Thầy” (Ga 4, 34). Một Thiên Chúa quyền năng, hôm nay hạ cố để phục vụ con người. Đấng Tạo Hóa phục vụ cho thụ tạo, Đấng là vua trời đất phục vụ cho thần dân thiên hạ, Thiên Chúa phục vụ cho con người… Còn tình yêu nào, còn sự khiêm nhường phục vụ nào cao đẹp hơn?

Đức Giêsu đã hóa bánh ra nhiều, từ năm chiếc bánh và hai con cá của em nhỏ, để nuôi hơn năm ngàn người khỏi cơn đói. Đây cũng là lời mời gọi mọi người chúng ta: hãy quảng đại chia sẻ và phục vụ trong yêu thương. Người muốn tất cả những ai theo Người tiếp tục thay Người gieo yêu thương, bác ái vào những mảnh đời bất hạnh.

Thế giới hôm nay vẫn còn biết bao hình ảnh cụ già ăn xin như trong câu chuyện trên. Có lẽ nhân loại hôm nay không chết đói vì lương thực cho bằng chết đói vì thiếu tình thương, thiếu sự chia sẻ, thiếu lòng quảng đại… Có những người đang chết dần chết mòn trong những cơn đói, cơn khát, đang mong từng nghĩa cử yêu thương, san sẻ của đồng loại. Tiếng kêu của họ vẫn đang vang lên trên từng con đường, ngõ hẻm, thôn xóm…

Chính vì tiếng kêu đó, mà Giáo hội luôn mời gọi con cái mình hãy đem Tin Mừng của Chúa  đến với người nghèo. Tin Mừng của yêu thương phục vụ; Tin Mừng của ai đói cho ăn, ai khát cho uống và ai trần truồng cho áo che thân (x. Mt 25, 31-46).

Với con tim luôn hướng về những người nghèo, Đức Giáo Hoàng Phanxicô, trong Tông Huấn Evangelii Gaudium đã nhấn mạnh: “Không ai được nói mình không thể gần gũi người nghèo vì nếp sống của mình đòi hỏi phải chú ý tới những lãnh vực khác. Đây là một lời bao biện thường nghe thấy trong các giới học thuật, doanh nghiệp hay chuyên môn, thậm chí cả trong giới giáo sĩ. Tuy đúng là ơn gọi cơ bản của người tín hữu giáo dân là cố gắng làm cho các thực tại trần thế và mọi hoạt động nhân loại được biến đổi bởi Tin Mừng, nhưng không một ai trong chúng ta được miễn khỏi sự quan tâm tới người nghèo” (số 201).

 

Lạy Chúa, với con tim thống hối về biết bao lần thờ ơ, vô cảm trước những mảnh đời bất hạnh của người thân cận. Giờ đây, con xin mượn lời bài hát Chính Chúa chọn con để dâng lên Ngài những lời ước nguyện: xin Ngài thánh hóa, đổi mới con tim ích kỷ trong con, thành con tim quảng đại cho Chúa và cho mọi người. “Chẳng phải con đã chọn Ngài, nhưng chính Ngài chọn con trước đó. Chẳng phải con đã yêu Chúa, nhưng chính Ngài yêu con từ trước. Từ lúc con chưa biết yêu Ngài, từ lúc con chưa nhận biết Ngài. Ngài yêu con giữa muôn người Ngài đã chọn con. Xin gởi con đi tới mọi miền, để đem cơm cho người nghèo hèn, và tặng nước cho người còn khát. Xin gởi con ra khắp nẻo đường, bàn tay nâng ánh đèn dọi đường, tỏa lửa ấm cho người lạnh giá. Xin gởi con ra khắp nẻo đường, cảm thông chia vui buồn phận người, và sớt chia cho đời niềm vui. Xin gởi con vào khắp thôn làng, ủi an trao cho người khổ sầu, gợi lòng tin cho người buồn chán. Xin gởi con vào khắp buôn làng, niềm vui trao những người buồn phiền, người lắng lo xin gởi bình an” (Ns Hồng Bính). 

Augustino Huy – Nguyễn Văn Nhiệm (Phước Lý)

 

 

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

BÀI VIẾT MỚI

spot_imgspot_img

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Chúa Nhật XVII TN, B, Ga 6,1-15: Từ những điều bé nhỏ

  TỪ NHỮNG ĐIỀU BÉ NHỎ (2V 4,42-44; Ep 4,1-6; Ga 6,1-15) M. Tân Trang, Vĩnh Phước Sự kiện xảy ra gần biển hồ Galile, lúc sắp đến...

Chúa Nhật XVI, Thường niên, Năm B, Mc 6,30-34: Con chiên –  Mục tử

Chúa Nhật XVI, Thường niên, Năm B, Mc 6,30-3 Con chiên -  Mục tử Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Lời Chúa hôm nay gợi lên cho chúng...

Chúa Nhật XVI TN, B: Tình yêu và lòng thương xót của Thiên Chúa

  TÌNH YÊU VÀ LÒNG THƯƠNG XÓT CỦA THIÊN CHÚA FM. Paul Nguyễn, PV Chiêm ngưỡng dung mạo lòng thương xót của Đức Giêsu qua trình thuật...

Chúa Nhật XVI TN, B, Mc 6,30-34: Cần lánh riêng ra một nơi

    CẦN LÁNH RIÊNG RA MỘT NƠI (Mc 6,30-34) M. Pacômiô Nguyễn Sơn Vinh, Phước Hiệp Theo quan niệm của Kitô giáo, con người gồm xác và hồn....

Chúa Nhật XVI TN, B, Mc 6,30-34: “Hãy tìm nơi thanh vắng mà nghỉ ngơi”

     “HÃY TÌM NƠI THANH VẮNG MÀ NGHỈ NGƠI” (Mc 6,30-34) Đức Minh, Phước Lý Tin Mừng Chúa nhật XVI hôm nay tường thuật về cuộc hội ngộ...

Chúa Nhật XV TN, B, Mc 6,7-13: Thực hiện lệnh truyền của Chúa

THỰC HIỆN LỆNH TRUYỀN CỦA CHÚA (Mc 6,7-13) Lm. Trần Văn Long, Fatima Đôi khi nhìn những người ăn xin, những người tàn tật trên đường phố,...

Lễ thánh Biển Đức, Mt 19,27-29: Con đường đi tới hạnh phúc

CON ĐƯỜNG ĐI TỚI HẠNH PHÚC (Cn 2,1-9; 1Cr 1,26-31; Mt 19,27-29) M. Gioan Tân, Thiên Phước Có thể nói hạnh phúc là mục đích sống và...

Chúa Nhật XIV Thường niên, Năm B, Mc 6,1-6: Kitô hữu – Ngôn sứ giữa đời

Chúa Nhật XIV Thường niên, Năm B, Mc 6,1-6 Kitô hữu - Ngôn sứ giữa đời Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist “Ngôn sứ có bị rẻ rúng...

Chúa Nhật XIV TN, B, Mc 6,1-6: Không nhận ra Chúa

    KHÔNG NHẬN RA CHÚA (Mc 6,1-6) Tùng Linh, Phước Lý Năm 1958, sau khi Đức Giáo Hoàng Piô XII qua đời, các báo chí mô tả ngài...

Chúa Nhật XIII Thường niên, Năm B, Mc 5,21-43: Hai phép lạ của lòng tin

Chúa Nhật XIII Thường niên, Năm B, Mc 5,21-43 Hai phép lạ của lòng tin Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Tin không chỉ là loan tin,...

Chúa Nhật XIII TN, B, Mc 5,21-43: Hai cái đụng

  HAI CÁI ĐỤNG (Mc 5,21-43) M. Bosco, PS Đức tin của con người là yếu tố có thể tác động đến Thiên Chúa. Các phép lạ xảy...

Chúa Nhật XIII TN, B, Mc 5,21-43: “Đừng sợ, chỉ cần tin thôi”

    „ĐỪNG SỢ, CHỈ CẦN TIN THÔI“ (Mc 5,21-43) Đăng Khoa, Phước Lý "Đừng sợ, chỉ cần tin thôi". Đó là lời trấn an của Chúa Giêsu trước...