Chủ Nhật, 16 Tháng 3, 2025

SUY NIỆM TIN MỪNG CHÚA NHẬT XXIX, NĂM C, TÌM LÝ DO CHÚA CHẬM BAN ƠN

 TÌM LÝ DO CHÚA CHẬM BAN ƠN

Lc 18,18  

Kiên trì cầu nguyện là yếu tố cần thiết để được Chúa nhậm lời. Vì Chúa đã hứa: “Anh em cứ xin thì sẽ được” (Mt 7,7). Chúa hứa chẳng lẽ nào Chúa không giữ lời? Trong kinh nghiệm thực tế, rất nhiều lần chúng ta cầu nguyện mà Chúa không nhậm lời, hay Chúa không ban ngay cho điều mình xin. Vậy với lời hứa của Chúa “Anh em cứ xin thì sẽ được”, chúng ta thử hỏi Chúa sẽ ban cho chúng ta điều mình xin bằng cách nào? Và Chúa muốn gì nơi chúng ta khi Chúa chậm ban cho điều mình xin?

1. Cách thức Chúa ban điều ta xin

Thiên Chúa là Cha luôn yêu thương con cái. Người cha này biết rõ những nhu cầu của con cái, và hơn bất cứ người cha trần thế nào, Người có khả năng để đáp ứng những nhu cầu của mọi đứa con. Con chưa mở miệng xin, Cha đã biết con muốn gì rồi. Nhưng thực tế chẳng mấy khi Chúa ban cho ngay điều chúng ta cầu xin. Lý do tại sao? Thiết nghĩ có thể xảy ra một trong hai trường hợp: Chúa ban điều chúng ta cầu xin một cách gián tiếp. Hoặc Chúa không ban điều chúng ta cầu xin vì điều mình xin không đẹp ý Chúa, không ích lợi cho chính mình cũng như không ích lợi cho người khác.

Chúa ban cho chúng ta điều mình xin một cách gián tiếp. Chẳng hạn chúng ta xin Chúa cho mình được hiểu biết Lời Chúa để thêm lòng yêu mến Chúa. Chắc rằng đây là lời cầu xin đẹp ý Chúa. Vậy có phải cứ đọc kinh cầu nguyện hoài mong Chúa mặc khải riêng cho ta hiểu rõ Lời Chúa như người có đặc ân hiểu Lời Chúa là chúng ta được như ý mình xin? Hoặc cầu nguyện xin Chúa dùng quyền năng của Người làm phép lạ thế nào đó cho tâm trí ta bất chợt thông suốt Lời Chúa và đột nhiên chúng ta được thông suốt Lời Chúa? Không, Chúa không làm phép lạ “theo đơn đặt hàng” của chúng ta.

Nhiều khi Chúa không ban trực tiếp điều ta xin, nhưng ban gián tiếp bằng cách ban phương tiện để ta đạt được điều mình xin. Chúa không ban cho chúng ta con cá mà ban cần câu. Chẳng hạn Chúa ban cho chúng ta trí khôn, thì giờ, sức khỏe để học hỏi nghiên cứu Kinh Thánh. Và dĩ nhiên, Chúa cũng ban ơn trợ giúp khi chúng ta dùng các phương tiện Chúa ban để thực hiện mục đích tốt lành. Trái lại, có khi Chúa không ban. Vậy lý do gì Chúa không ban?

Điều ta xin không thích hợp Chúa không ban. Một đứa bé 5-6 tuổi xin mẹ nó một cái dao để chiều chiều ra phát cỏ chung quanh nhà cho sạch. Hỏi mẹ nó có cho không? Đành rằng ý muốn của đứa bé là tốt. Tuy nhiên, với độ tuổi của đứa bé mới chỉ lên 5, lên 6 thì ai dám đưa cho nó cái dao, lỡ đứt tay đứt chân thì sao?

Cha mẹ nào cũng biết rằng, dù thương con, mà hễ con xin bất cứ cái gì cũng cho ngay, thì điều con xin nhiều khi không những không ích lợi cho con, mà còn có thể gây hại cho con. Vả lại, con xin cái gì cho cái nấy thì con sẽ không biết quý trọng cái cha mẹ cho nó. Và không sớm thì muộn, đứa con đó sẽ trở thành con hư.

Thiên Chúa khôn hơn cha mẹ trần gian bội phần. Người nhìn xa thấy rộng, và thấy từng đứa con cần gì, khi nào cần, cần đến mức độ nào Người sẽ ban cho thích hợp. Nếu Chúa thấy chưa cần thì Người trì hoãn. Vậy nếu Chúa trì hoãn thì Chúa muốn gì nơi ta?

2. Điều Chúa muốn khi Chúa trì hoãn ban ơn

Chúng ta muốn mua cái gì mà cần một số tiền lớn, trong khi chưa có, chúng ta đành phải chờ đợi. Phía Chúa, Chúa đâu có thiếu điều mình cần để rồi bắt buộc phải trì hoãn? Vậy vấn đề Chúa trì hoãn thiết tưởng ở phía người xin. Chúa trì hoãn là giúp chúng ta thực tập lòng kiên trì cầu nguyện.

Để khuyến khích lòng kiên trì cầu nguyện, Đức Giêsu đã kể dụ ngôn quan tòa bất nhân và bà góa quấy rầy. Dụ ngôn này có ý trình bày sự kiên trì kêu nài của bà góa buộc quan tòa phải xử cho bà để ông khỏi bị bà góa tiếp tục làm phiền. Ông quan tòa chỉ hành động vì ích kỷ, vì chỉ muốn chấm dứt việc kêu nài của bà góa làm phiền hà đến ông. Vậy Thiên Chúa là Đấng công minh, tốt lành hơn ông quan tòa, lẽ nào Người không lắng nghe lời loài người kêu cầu lên Chúa? Lẽ nào Người không nghe lời kẻ lành bị thử thách giữa trần gian, mặc dù sự trì hoãn của Chúa xem ra quá lâu? Vì thế, chúng ta cần đón nhận sự trì hõan của Chúa bằng cách kiên trì cầu nguyện.

Người nào sáng tối đọc kinh cầu nguyện, trong đó có cầu xin, mà không thấy Chúa nhậm lời. Thế nhưng cứ kiên trì ngày ngày đọc kinh cầu nguyện thì người ấy đã thực hành cầu nguyện kiên trì rồi.

Người kitô hữu khác với người ngoại giáo ở chỗ có mối tương quan chặt chẽ và thân mật với Chúa. Mối tương quan đó bộc lộ bằng sự cầu nguyện. Chúng ta cầu nguyện càng nhiều chứng tỏ mình càng thân tình với Chúa. Cầu nguyện mà không được nhậm lời mà cứ cầu nguyện thì đó là dấu hiệu kiên trì cầu nguyện, và chắc chắn Chúa sẽ ban cho bằng cách này hay cách khác, cho dù Chúa có trì hoãn.

M. Bosco Hùng

 

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

BÀI VIẾT MỚI

spot_imgspot_img

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Chúa nhật II MC – C: Đức tin biến đổi cuộc đời

Chúa nhật II MC - C Lc 9,28b-36  ĐỨC TIN BIẾN ĐỔI CUỘC ĐỜI Các môn đệ chịu nhiều gian khổ khi đi theo Chúa Giêsu. Các môn đệ...

Chúa Nhật I, Mùa Chay, Năm C (Lc 4,1-13) Ba cơn cám dỗ

Chúa Nhật I, Mùa Chay, Năm C (Lc 4,1-13) Ba cơn cám dỗ Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Chúa Giêsu dù là Ngôi Hai Thiên Chúa, nhưng...

Chúa Nhật I Mùa Chay, Lc 4,1-13: Những cám dỗ

    NHỮNG CÁM DỖ M. Bartholomeo Nguyễn Văn Thời, Châu Thủy Ma quỉ là loài xảo quyết nhất trên đời. Ma quỉ tìm mọi cách, mọi mánh...

Chúa Nhật I Mùa Chay, Lc 4,1-13: Cám dỗ

    CÁM DỖ (Lc 4,1-13) Luân An, Phước Lý Sống giữa xã hội Việt Nam hôm nay, chúng ta đang được chứng kiến một sự thanh lọc mạnh...

Chúa Nhật VIII, Thường Niên, Năm C (Lc 6, 39-45) “Người tốt thì lấy ra cái tốt từ lòng mình”

Chúa Nhật VIII, Thường Niên, Năm C (Lc 6, 39-45) “Người tốt thì lấy ra cái tốt từ lòng mình” Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist “Sàng rồi...

Chúa Nhật VIII TN, C, Lc 6,39-45: Những bài học đáng quý

    NHỮNG BÀI HỌC ĐÁNG QUÝ (Lc 6,39-45) M. Eugenio Nguyên, Phước Lý Không như mọi khi, bài giảng hôm nay Chúa Giêsu không nói với đám đông...

Chúa Nhật VII, Thường niên, Năm C (Lc 6,27-38) “Tha kẻ dể ta”

    Chúa Nhật VII, Thường niên, Năm C (Lc 6,27-38) “Tha kẻ dể ta” Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Khoảng 9h sáng, thứ Tư, ngày 2/2/2022, trong thánh...

Chúa Nhật VII TN, C, Lc 6,27-38: Lòng bao dung và tha thứ

    LÒNG BAO DUNG VÀ THA THỨ (1Sm 26,2.7-9.12-13.22-23; 1Cr 15,45-49; Lc 6,27-38) Viết Trung, Phước Lý “Anh em hãy có lòng nhân từ, như Cha anh em...

Chúa Nhật VII TN – C: Yêu thương kẻ thù

    Chúa Nhật VII TN - C YÊU THƯƠNG KẺ THÙ (1Sm 26,2.7-9.12-13.22-23; 1Cor 15,45-49; Lc 6,27-38) M. Bosco, Phước Sơn Yêu thương kẻ thù là đặc nét của...

Phúc Thật

Chúa nhật 6 Thường niên năm C (Gr 17, 5-8 ; Tv 1, 1-2. 3. 4 và 6 ; 1 Cr 15, 12. 16-20 ;...