Thứ Bảy, 27 Tháng Bảy, 2024

SUY NIỆM TIN MỪNG CHÚA NHẬT XXIX, THƯỜNG NIÊN, NĂM B, CHỖ BÊN CẠNH VÀ CHỖ GẦN

CHỖ BÊN CẠNH VÀ CHỖ GẦN

Mc 10,35-45

Biết bao người mong ước có được chức vụ lớn. Bởi vì, thông thường người có chức vụ lớn, ngồi ở hàng ghế cao sẽ có được quyền hành và danh dự, kèm theo là những lợi nhuận khác. Hai ông Gioan và Giacôbê cũng đã từng có lần xin Thầy Giêsu cho ngồi bên cạnh Thầy trong Nước Trời. Nhưng thử hỏi thế nào là chỗ bên cạnh, thế nào là chỗ gần?

Hai ông Gioan và Giacôbê xin Thầy mình một chỗ ngồi cao và bên cạnh Đức Giêsu: “Xin cho hai anh em chúng con, một người được ngồi bên hữu, một người được ngồi bên tả Thầy, khi Thầy được vinh quang.” Hai ông muốn chỗ ngồi cao ấy là hai ông muốn chức vụ quan trọng bậc nhất, bậc nhì trong Nước Trời.

Sau khi Đức Giêsu loan báo cuộc thương khó và phục sinh lần thứ ba (Mc10,32-34), các ông nghĩ đến chuyện Thầy mình sẽ làm vua sau khi phục sinh. Thầy Giêsu làm vua thì những môn đệ thân tín của Thầy hy vọng được sẽ được làm quan lớn, với chức vụ và chỗ ngồi quan trọng trong vương quốc của Thầy. Hai ông Gioan và Giacôbê xin được ngồi chỗ cao như thế cũng có nghĩa là xin được vinh dự. Các ông ấy bị Chúa nhắc nhở là: “Các anh không biết các anh xin gì.”

Đức Giêsu đánh giá người lớn trong Nước Trời không phải là người có chức cao như trong một tổ chức xã hội đời, mà là người giống trẻ nhỏ. Trẻ nhỏ không đảm nhận một chức vụ gì quan trọng cả, nhưng chúng được đánh giá là người lớn nhất trong Nước Trời nhờ đức tính đơn sơ phó thác, dễ dạy, thay vì kiêu ngạo, ham danh vọng, thích địa vị.

Đức Giêsu đã có lần đặt đứa trẻ giữa các môn đệ và nói cho các ông biết ai là người lớn nhất trong Nước Trời. Điều này cho ta hiểu thế nào là gần. “Ai tự hạ, coi như trẻ nhỏ này, người ấy sẽ là người lớn nhất trong Nước trời” (Mt 18,4). Trẻ nhỏ rất gần với cha mẹ nó nhờ tâm tình đơn sơ, gắn bó với cha mẹ. Nó đến với cha mẹ nó với tâm tình tha thiết như muốn nói điều gì đó với cha mẹ theo lòng đơn sơ của nó. Vậy, người lớn muốn chỗ gần trong Nước Trời cũng được, miễn là hãy tự hạ mình xuống, đơn sơ, chân thật như trẻ thơ.

Đức Giêsu không loan báo, không xây dựng một vương quốc theo kiểu vương quốc thế gian, trong đó có những người chức quyền. Trái lại, Đức Giêsu muốn xây dựng một vương quốc đại đồng, mọi người đều được gia nhập vào vương quốc đó, nghĩa là được cứu độ. Thánh Phaolô, trong thư thứ hai gởi cho môn đệ Timôthê, đã nhắc lại ý muốn đó: “Thiên Chúa muốn cho mọi người được cứu độ và nhận biết chân lý” (2Tm 2,4).

Đức Giêsu thực hiện chương trình cứu độ là kéo mọi người lại gần với mình, ban cho họ hạnh phúc làm con Chúa, hay cho họ một chỗ trong trái tim Người, chứ không phải ban cho họ một chỗ ngồi bên hữu hay bên tả như một chức vụ đi kèm với quyền hành và danh dự. Như vậy, chỗ ngồi bên hữu và bên tả như Gioan và Giacôbê xin không phải là chỗ gần như Chúa muốn. Khoảng cách gần theo thể lý không hẳn là gần. Ngồi bên nhau chưa hẳn là gần. Gần như Chúa muốn là gần nhờ có tâm tình, nhờ có sự gắn bó.

Hôm nay là ngày khánh nhật truyền giáo, ngày đặc biệt nhắc nhở chúng ta thi hành sứ vụ truyền giáo. Cụ thể bằng hai việc sau. Thứ nhất: là đóng góp tiền của cho việc truyền giáo. Tại tất cả các giáo xứ, hôm nay là ngày tổng lạc quyên. Vậy mỗi gia đình và cộng đoàn tu hãy rộng rãi làm việc này. Thứ hai: là mỗi người chúng ta đây hãy trực tiếp tham gia truyền giáo. Là người kitô hữu với đủ ý thức, đều có khả năng truyền giáo.

Truyền giáo bằng cách nào? Trong một sứ điệp nhân ngày thế giới truyền giáo, đức thánh giáo hoàng Gioan Phaolô II, có viết: “Việc chiêm ngắm Đức Giêsu, ‘nhà truyền giáo vĩ đại’, biến chúng ta thành những nhà rao giảng Tin Mừng.”

Đúng vậy, người nào thường xuyên chiêm ngắm Đức Giêsu, người ấy sẽ trở thành người ở gần Đức Giêsu, và nhờ ở gần nên được biến đổi nên giống Đức Giêsu, đồng thời trở thành người có Đức Giêsu trong mình. Nhờ vậy, họ có khả năng đem Đức Giêsu cho người khác. Và như thế họ là người truyền giáo đắc lực.

Nói như thế chẳng phải là chuyện lạ. Thánh nữ Têrêsa Hài Đồng Giêsu tuy sống trong bốn bức tường của nhà dòng kín Carmel, ngài không đảm nhận một chức vụ gì to tát. Ngài không làm viện mẫu, không ngồi ở chỗ cao trong một tập thể, cũng chẳng hề xin được ngồi bên hữu hay bên tả trong Nước Trời. Nhưng nhờ thường xuyên chiêm ngắm Đức Giêsu và sống với Đức Giêsu một cách thân thiết bằng tâm tình trẻ thơ mà thánh nhân trở thành người ở gần bên Đức Giêsu.

Thánh Têrêsa chiêm ngưỡng, gắn bó, yêu mến Đức Giêsu hết mực nên mới nói được câu: “Trong lòng Giáo Hội tôi là tình yêu.” Nếu được phép nói về Têrêsa, chúng ta có thể nói rằng: vì ngài ở rất gần Đức Giêsu nên trái tim của ngài và trái tim của Chúa có cùng nhịp đập; ước muốn của Chúa là ước muốn của ngài; ước muốn của ngài hợp với ước muốn của Chúa.

Chính từ chỗ chiêm ngưỡng Đức Giêsu dẫn đến chỗ gần gũi với Đức Giêsu. Đây chính là điều giúp cho việc truyền giáo của thánh Têrêsa không những sinh hiệu quả mà còn trở thành gương mẫu cho mọi kitô hữu, đến nỗi ngài được chọn làm bổn mạng các xứ truyền giáo, ngang hàng với thánh Phanxico Savier, vị thánh đã không mệt mỏi đi truyền giáo từ quốc gia này đến quốc gia khác.

Suy niệm sự kiện hai thánh Gioan và Giacôbê xin ngồi bên hữu bên tả Chúa trong trong khung cảnh ngày khánh nhật truyền giáo, có lẽ mỗi người chúng ta xác tín hơn chân lý sau đây: Có tâm tình thân thiết với Đức Giêsu thì quan trọng hơn được ngồi bên hữu hay bên tả Người. Nhờ việc say mê chiêm ngắm Đức Giêsu sẽ mang lại hiệu quả truyền giáo hơn là nhờ có chức vụ cao trong Giáo Hội.

M. Bosco, Phước Sơn

                                

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

BÀI VIẾT MỚI

spot_imgspot_img

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Chúa Nhật XVII TN, B, Ga 6,1-15: Từ những điều bé nhỏ

  TỪ NHỮNG ĐIỀU BÉ NHỎ (2V 4,42-44; Ep 4,1-6; Ga 6,1-15) M. Tân Trang, Vĩnh Phước Sự kiện xảy ra gần biển hồ Galile, lúc sắp đến...

Chúa Nhật XVI, Thường niên, Năm B, Mc 6,30-34: Con chiên –  Mục tử

Chúa Nhật XVI, Thường niên, Năm B, Mc 6,30-3 Con chiên -  Mục tử Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Lời Chúa hôm nay gợi lên cho chúng...

Chúa Nhật XVI TN, B: Tình yêu và lòng thương xót của Thiên Chúa

  TÌNH YÊU VÀ LÒNG THƯƠNG XÓT CỦA THIÊN CHÚA FM. Paul Nguyễn, PV Chiêm ngưỡng dung mạo lòng thương xót của Đức Giêsu qua trình thuật...

Chúa Nhật XVI TN, B, Mc 6,30-34: Cần lánh riêng ra một nơi

    CẦN LÁNH RIÊNG RA MỘT NƠI (Mc 6,30-34) M. Pacômiô Nguyễn Sơn Vinh, Phước Hiệp Theo quan niệm của Kitô giáo, con người gồm xác và hồn....

Chúa Nhật XVI TN, B, Mc 6,30-34: “Hãy tìm nơi thanh vắng mà nghỉ ngơi”

     “HÃY TÌM NƠI THANH VẮNG MÀ NGHỈ NGƠI” (Mc 6,30-34) Đức Minh, Phước Lý Tin Mừng Chúa nhật XVI hôm nay tường thuật về cuộc hội ngộ...

Chúa Nhật XV TN, B, Mc 6,7-13: Thực hiện lệnh truyền của Chúa

THỰC HIỆN LỆNH TRUYỀN CỦA CHÚA (Mc 6,7-13) Lm. Trần Văn Long, Fatima Đôi khi nhìn những người ăn xin, những người tàn tật trên đường phố,...

Lễ thánh Biển Đức, Mt 19,27-29: Con đường đi tới hạnh phúc

CON ĐƯỜNG ĐI TỚI HẠNH PHÚC (Cn 2,1-9; 1Cr 1,26-31; Mt 19,27-29) M. Gioan Tân, Thiên Phước Có thể nói hạnh phúc là mục đích sống và...

Chúa Nhật XIV Thường niên, Năm B, Mc 6,1-6: Kitô hữu – Ngôn sứ giữa đời

Chúa Nhật XIV Thường niên, Năm B, Mc 6,1-6 Kitô hữu - Ngôn sứ giữa đời Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist “Ngôn sứ có bị rẻ rúng...

Chúa Nhật XIV TN, B, Mc 6,1-6: Không nhận ra Chúa

    KHÔNG NHẬN RA CHÚA (Mc 6,1-6) Tùng Linh, Phước Lý Năm 1958, sau khi Đức Giáo Hoàng Piô XII qua đời, các báo chí mô tả ngài...

Chúa Nhật XIII Thường niên, Năm B, Mc 5,21-43: Hai phép lạ của lòng tin

Chúa Nhật XIII Thường niên, Năm B, Mc 5,21-43 Hai phép lạ của lòng tin Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Tin không chỉ là loan tin,...

Chúa Nhật XIII TN, B, Mc 5,21-43: Hai cái đụng

  HAI CÁI ĐỤNG (Mc 5,21-43) M. Bosco, PS Đức tin của con người là yếu tố có thể tác động đến Thiên Chúa. Các phép lạ xảy...

Chúa Nhật XIII TN, B, Mc 5,21-43: “Đừng sợ, chỉ cần tin thôi”

    „ĐỪNG SỢ, CHỈ CẦN TIN THÔI“ (Mc 5,21-43) Đăng Khoa, Phước Lý "Đừng sợ, chỉ cần tin thôi". Đó là lời trấn an của Chúa Giêsu trước...