Thứ Bảy, 27 Tháng Bảy, 2024

Suy niệm Tin Mừng CN II TN, A: Đức Giêsu – Chiên Thiên Chúa, Đấng cứu độ chúng ta

ĐỨC GIÊSU – CHIÊN THIÊN CHÚA, ĐẤNG CỨU ĐỘ CHÚNG TA

(Ga 1,29-34)

M. Gioan XXIII Tấn, PL

Gio-an Tẩy Giả được nhắc đến nhiều lần trong Tân Ước. Ông được gọi là người dọn đường cho Chúa Giê-su (x. Mt 3,3). Không có ông thì người ta sẽ không hiểu đúng về Chúa Giê-su cũng như giáo huấn của Người. Chúng ta có thể nói như thế này: Gio-an là bản ghi chép và thú nhận tội lỗi, Đức Giê-su là Đấng tha thứ tội lỗi. Người ta không thể hiểu được người này nếu không có người kia giới thiệu. Người ta cũng có thể nói nếu không có Chúa Giê-su thành Nazareth, Gio-an Tẩy Giả sẽ bí ẩn như một hiện tượng tôn giáo. Tất cả các sách Tin Mừng đều vẽ một bức tranh về người đàn ông này: điều gì đã xảy ra qua Gio-an Tẩy Giả, cách ông ấy chỉ dẫn tới Chúa Giê-su và cuối cùng đã đạt được mục đích của mình[1]. Có lẽ mục đích của Gio-an không gì khác hơn là việc rao giảng và làm chứng về Đức Giê-su là Chiên Thiên Chúa.

Tin Mừng hôm nay thuật lại, khi Gio-an Tẩy Giả thấy Đức Giê-su tiến về phía mình, ông liền giới thiệu: „ἴδε ὁ ἀμνὸς τοῦ θεοῦ ὁ αἴρων τὴν ἁμαρτίαν τοῦ κόσμου – Ðây là Chiên Thiên Chúa, đây Ðấng xóa bỏ tội trần gian” (Ga 1,29). Từ ἀμνός – amnos trong Ga 1,29.36, Đức Ki-tô Giê-su được gọi là: „Chiên Thiên Chúa”. Tuy nhiên, trong sách Khải Huyền chỉ sử dụng ἀρνίον – arnion (ví dụ trong Kh 5,6.8.12; 6,1 …), không bao giờ là amnos. Điều này thực sự chỉ đến trong Ga 1,29.36; Cv 8,32; 1Pr 1,19. Chiên Con của Thiên Chúa là Chiên Con do Thiên Chúa cung cấp (x. Xh 29,38tt; Lv 14,11tt; Ds 6,12; x. St 22,8). Chúa Giê-su được gọi là amnos của Thiên Chúa vì Người đã hy sinh chính mình vào Lễ Vượt Qua (x. Ga 2,13; 1 Cr 5,7). Sự cứu chuộc tội nhân của Ngài tương xứng với sự cứu chuộc dân Ít-ra-en khỏi Ai Cập. Đó là lý do tại sao Gio-an Tẩy Giả coi Chúa Giê-su là Đấng sẽ thực hiện ngày cứu chuộc này.

Chiên con là phương tiện mà dân tộc Ít-ra-en được tha trong cuộc Xuất Hành khỏi Ai Cập, và bởi huyết chiên con, sự hủy diệt đã tràn qua họ. Tương tự như vậy, Chúa Giê-su giờ đây trở thành phương tiện để những người sẵn sàng cầu xin Đức Kitô bị hiến tế để tránh sự phán xét của Thiên Chúa. Amnos được sử dụng đúng hơn để nhấn mạnh bản chất hy sinh của con chiên (x. 1 Pr 1,19), cho dù ám chỉ đến con chiên của Lễ Vượt Qua hay con chiên bị chết để trong công việc của Thiên Chúa[2]. Trong Phụng vụ Thánh Lễ khi linh mục nâng bánh đã bẻ ra và đọc lời mời gọi: „Đây Chiên Thiên Chúa, đây Đấng xóa tội trần gian, phúc cho ai được mời đến dự tiệc Chiên Thiên Chúa“, điều đó có nghĩa là Chiên Con là Chúa Giê-su. Điều này không có gì mới; đó chỉ là một thực tế mà chúng ta đã được lãnh hội. Xét cho cùng, Chúa Giê-su được gọi dưới nhiều tước hiệu: Ngài là Chúa, là Đấng Cứu Thế, Đấng Mê-si-a, Vua, Tư Tế, Tiên Tri… và là Chiên Con[3], là Đấng ban sự sống mà cộng đoàn phụng vụ tin tưởng rằng, khi họ cùng nhau tham dự vào bàn tiệc Thánh Thể thì sẽ bảo đảm cho họ cuộc sống muôn đời (x. Ga 6,51-58).

Rồi Gio-an lặp lại điều ông đã nói trước đó về Chúa Giê-su (c. 15.27). Vinh quang của ông cần vinh quang của Chúa Giê-su chiếu soi, vinh quang tối cao là do sự tồn tại từ trước của Ngài: Ngài có trước tôi. Nhưng tại sao Gio-an nói „tôi đã không biết Người” (c. 31.33)? Mặc dù Gio-an và Chúa Giê-su có quan hệ họ hàng ngang qua Ma-ri-a và Ê-li-sa-bét (x. Lc 1,36), nhưng chúng ta không biết liệu họ có gặp nhau khi còn thơ ấu hay lúc đã trưởng thành không? Trong mọi trường hợp, Gio-an chỉ biết Chúa Giê-su là Đấng phải đến, khi ông đã được Chúa Cha mặc khải Đức Giê-su là Đấng Mê-si-a. Cho đến lúc đó, ông chỉ biết rằng mình phải dọn đường cho Đấng mà mọi người đang chờ đợi qua việc chịu phép rửa bằng nước. Thiên Chúa sẽ gửi Đấng Cứu Chuộc cho dân Ít-ra-en vào thời điểm thích hợp[4].

Tin Mừng Gio-an không nói gì về sự kiện Chúa Giê-su chịu phép rửa, nhưng nó giả định trước những câu chuyện kể từ Tin Mừng Nhất Lãm. Cũng không có đề cập nào về việc Chúa Thánh Thần ngự xuống trên Chúa Giêsu khi chịu phép rửa như chim bồ câu. Thay vào đó, điều quan trọng đối với tác giả Tin Mừng là thần khí vô hình từ trời xuống và hiện thân dưới hình chim bồ câu. Gio-an thấy Thần Khí ngự trên Chúa Giê-su như chim bồ câu (x. c. 32; cũng x. Is 11,2; Mc 1,10). Gio-an Tẩy Giả đã học được từ Thiên Chúa, Đấng đã sai ông, người mà chim bồ câu đáp xuống là người được chọn để làm phép rửa trong Chúa Thánh Thần. Vào Lễ Ngũ Tuần, năm mươi ngày sau khi Chúa Giê-su phục sinh, phép rửa bằng Chúa Thánh Thần đã mở ra một thời đại mới (x. Cv 1,5; 2,1-4) – thời đại của Hội thánh, thời đại „của Thần Khí” (x. 1 Cr 12,13).

Lời chứng của Gio-an nói: „Người là Đấng Thiên Chúa tuyển chọn” (c. 34). Đấng đã được vua Đa-vít loan báo trước là Con Thiên Chúa (x. 2 Sm 7,13-14a), và vị vua Mê-si-a là Con Thiên Chúa duy nhất (x. Tv 2,7). Tước hiệu „Con Thiên Chúa” vượt ra ngoài ý niệm vâng phục và Vua Thiên sai và chỉ đến bản tính đích thực của Chúa Giê-su. Đó là lý do tại sao những người tin không được nhắc đến ở bất cứ đâu trong Tin Mừng Gio-an là „các con trai” của Thiên Chúa. Họ là „con cái” (τέκνα tekna; ví dụ: Ga 1,12) của Thiên Chúa, danh hiệu „Con” (υἱός – hyios) chỉ thuộc về Chúa Giê-su[5].

Tóm lại, qua Tin Mừng hôm nay, người Ki-tô hữu được mời gọi sống theo gương của thánh Gio-an Tẩy Giả. Mặc dù, ngài được chọn làm ngôn sứ và sứ giả trực tiếp dọn đường cho Đức Giê-su – Đấng Mê-si-a, nhưng ngài luôn khiêm nhường, nhanh chóng làm chứng và lấy làm vui khi sứ mạng của mình hoàn thành (x. Ga 3,29-30). Vậy người Ki-tô hữu cũng hãy xây dựng đức tin của mình trong sự khiêm tốn và nhìn nhận Đức Giê-su Ki-tô là Chúa, là Đấng Cứu Độ, là Chiên Thiên Chúa, chỉ có Ngài là Đấng xóa bỏ tội lỗi cho nhân loại. Niềm tin vào Chúa Giê-su đồng nghĩa với việc siêng năng đến với Bí tích Hòa giải để được hưởng lòng thương xót thứ tha của Thiên Chúa; tin vào Ngài thì người Ki-tô hữu cũng hãy chuyên cần đọc và suy niệm Lời Chúa; và tin vào Ngài cũng chính là việc siêng năng tham giữ Thánh Lễ và rước Mình Máu Thánh Chúa, để mỗi ngày được thăng tiến trong đời sống đức tin, hầu mạnh dạn làm chứng cho Chúa trong cuộc sống hằng ngày.

 

________________________

[1] X. Josef Ernst, Johannes der Täufer. Der Lehrer Jesu?, Freiburg–Basel–Wien 1994, 8.

[2] X. Elberfelder Studienbibel, Witten–Dillenburg 72019, 1856.

[3] X. Scott Hahn, Das Mahl des Lammes. Die Messe als Himmel auf Erden, Augsburg 2003, 20.

[4] X. Edwin Blum, Johannes, trong: John F. Walvoord/Roy B. Zuk (Hg.), Das Neue Testament. Er klärt und ausgelegt. Bd. 4, Matthäus – Römer, Holzgerlingen 32000, 337–442, đây: 347.

[5] X. Sđd.

 

 

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Chúa Nhật VI PS, Năm A, Ga 14,15-21: Chúa Thánh Thần – Đấng Bảo Trợ

CHÚA THÁNH THẦN - ĐẤNG BẢO TRỢ (Ga 14,15-21) Tùng Linh,...

Chúa Nhật XXIII TN, Năm A, Mt 18,15-20: Nghệ thuật sửa lỗi

NGHỆ THUẬT SỬA LỖI (Ed 33,7-9; Rm 13,8-10; Mt...

Chúa Nhật XXX TN, A, Mt 22,34-40: Điều răn quan trọng nhất

ĐIỀU RĂN QUAN TRỌNG NHẤT (Mt 22,34-40) M. Matthêu Lê Văn...

Suy niệm Lời Chúa Lễ Hiển Linh: Trở nên ánh sao của Thiên Chúa

TRỞ NÊN ÁNH SAO CỦA THIÊN CHÚA (Is 60,1-6; Ep...

BÀI VIẾT MỚI

spot_imgspot_img

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Chúa Nhật XVII TN, B, Ga 6,1-15: Từ những điều bé nhỏ

  TỪ NHỮNG ĐIỀU BÉ NHỎ (2V 4,42-44; Ep 4,1-6; Ga 6,1-15) M. Tân Trang, Vĩnh Phước Sự kiện xảy ra gần biển hồ Galile, lúc sắp đến...

Chúa Nhật XVI, Thường niên, Năm B, Mc 6,30-3 Con chiên –  Mục tử

Chúa Nhật XVI, Thường niên, Năm B, Mc 6,30-3 Con chiên -  Mục tử Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Lời Chúa hôm nay gợi lên cho chúng...

Chúa Nhật XVI TN, B: Tình yêu và lòng thương xót của Thiên Chúa

  TÌNH YÊU VÀ LÒNG THƯƠNG XÓT CỦA THIÊN CHÚA FM. Paul Nguyễn, PV Chiêm ngưỡng dung mạo lòng thương xót của Đức Giêsu qua trình thuật...

Chúa Nhật XVI TN, B, Mc 6,30-34: Cần lánh riêng ra một nơi

    CẦN LÁNH RIÊNG RA MỘT NƠI (Mc 6,30-34) M. Pacômiô Nguyễn Sơn Vinh, Phước Hiệp Theo quan niệm của Kitô giáo, con người gồm xác và hồn....

Chúa Nhật XVI TN, B, Mc 6,30-34: “Hãy tìm nơi thanh vắng mà nghỉ ngơi”

     “HÃY TÌM NƠI THANH VẮNG MÀ NGHỈ NGƠI” (Mc 6,30-34) Đức Minh, Phước Lý Tin Mừng Chúa nhật XVI hôm nay tường thuật về cuộc hội ngộ...

Chúa Nhật XV TN, B, Mc 6,7-13: Thực hiện lệnh truyền của Chúa

THỰC HIỆN LỆNH TRUYỀN CỦA CHÚA (Mc 6,7-13) Lm. Trần Văn Long, Fatima Đôi khi nhìn những người ăn xin, những người tàn tật trên đường phố,...

Lễ thánh Biển Đức, Mt 19,27-29: Con đường đi tới hạnh phúc

CON ĐƯỜNG ĐI TỚI HẠNH PHÚC (Cn 2,1-9; 1Cr 1,26-31; Mt 19,27-29) M. Gioan Tân, Thiên Phước Có thể nói hạnh phúc là mục đích sống và...

Chúa Nhật XIV Thường niên, Năm B, Mc 6,1-6: Kitô hữu – Ngôn sứ giữa đời

Chúa Nhật XIV Thường niên, Năm B, Mc 6,1-6 Kitô hữu - Ngôn sứ giữa đời Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist “Ngôn sứ có bị rẻ rúng...

Chúa Nhật XIV TN, B, Mc 6,1-6: Không nhận ra Chúa

    KHÔNG NHẬN RA CHÚA (Mc 6,1-6) Tùng Linh, Phước Lý Năm 1958, sau khi Đức Giáo Hoàng Piô XII qua đời, các báo chí mô tả ngài...

Chúa Nhật XIII Thường niên, Năm B, Mc 5,21-43: Hai phép lạ của lòng tin

Chúa Nhật XIII Thường niên, Năm B, Mc 5,21-43 Hai phép lạ của lòng tin Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Tin không chỉ là loan tin,...

Chúa Nhật XIII TN, B, Mc 5,21-43: Hai cái đụng

  HAI CÁI ĐỤNG (Mc 5,21-43) M. Bosco, PS Đức tin của con người là yếu tố có thể tác động đến Thiên Chúa. Các phép lạ xảy...

Chúa Nhật XIII TN, B, Mc 5,21-43: “Đừng sợ, chỉ cần tin thôi”

    „ĐỪNG SỢ, CHỈ CẦN TIN THÔI“ (Mc 5,21-43) Đăng Khoa, Phước Lý "Đừng sợ, chỉ cần tin thôi". Đó là lời trấn an của Chúa Giêsu trước...