Thứ Sáu, 29 Tháng Ba, 2024

Suy niệm Tin Mừng CN III MC, C: SÁM HỐI ĐỂ ĐƯỢC SỐNG

 

 

 

SÁM HỐI ĐỂ ĐƯỢC SỐNG

(Xh 3,1-8.13-15;1Cr 10,1-6.10-12; Lc 13,1-9)

 

Đình Ủy, PL

 

Xét về yếu tố tự nhiên, mỗi sinh vật sinh ra đều có khả​ năng lớn lên và phát triển khi hội đủ những tố chất cần thiết của môi trường. Con người cũng không đi ra ngoài quy luật tất yếu ấy, hơn nữa là một sinh linh, mang trong mình phẩm giá cao quý là hình ảnh Thiên Chúa, họ cũng sẽ lớn lên, phát triển mọi mặt về vóc dáng, trí tuệ, nhân đức khi hội đủ những điều kiện cần thiết về nội tại và ngoại tại. Đặt trong bối cảnh phụng vụ Lời Chúa về sự kiện những người Do Thái bị giết, Chúa Giêsu cho chúng ta thấy rằng điều kiện để con người lớn lên, phát triển và hơn hết “để được sống” là lòng sám hối. Lòng sám hối không khác gì hơn là trở về kết hợp với Đức Kitô để được sống tròn đầy ý nghĩa.

 

Sự kiện để sám hối

 

Tin mừng Luca thuật lại cái chết của mấy người Galilê bị tổng trấn Philatô giết, khiến máu họ đổ ra hòa lẫn với máu tế vật đang dâng. Và mười tám người bị tháp Silôác đổ xuống đè chết (x. Lc 13,1-9). Qua những câu chuyện bi thương đó, người Do Thái nhìn nhận các nạn nhân thương tâm này là những kẻ tội lỗi. Đây cũng có thể là quan niệm “nhân quả” đương thời của dân Israel. Tuy nhiên, Đức Giêsu vượt qua giới hạn của quan niệm ấy. Ngài quả quyết với họ: “Các ông tưởng mấy người Galilê này phải chịu số phận đó vì họ tội lỗi hơn mọi người Galilê khác sao?” (Lc 13,2). Và Ngài chất vấn tiếp: “Các ông tưởng họ (mười tám người bị tháp Silôác đè) là những người mắc tội nặng hơn tất cả mọi người ở thành Giêrusalem sao?” (Lc 13,4). Cùng với hai câu hỏi xoáy vào lòng chủ quan, tự mãn cho mình là người công chính của mấy người đến kể cho Đức Giêsu, thì Ngài lại khẳng định đanh thép, để thức tỉnh lòng sám hối: “Nếu không sám hối, thì các ông cũng sẽ chết như họ” (Lc 13,3.5).

Như thế, qua huấn dụ của Đức Giêsu, chúng ta nhận ra được những nội dung sau. Câu nói “nếu không sám hối, thì các ông cũng sẻ chết như họ” của Đức Giêsu được lặp lại hai lần. Điều này, chúng ta thấy càng tăng thêm mức độ xác thực, mạnh mẽ, răn đe, hậu quả đi kèm với câu khẳng định ở điều kiện nếu không…thì sẽ xảy ra. Nếu không sám hối thì sẽ chết bi thảm như những người Galilê, hay người Giêrusalem bị tháp Silôác đè. Nếu không sám hối thì sẽ chết. Đó là lời khẳng định của Đức Giêsu. Chúng ta không còn nghi ngờ lời Ngài phán dạy. Nhưng ở đây, nhìn chiều hướng tích cực, chúng ta nhận thấy theo lời Chúa Giêsu dạy thì hiểu thêm rằng nếu sám hối, thì những người ngày xưa đến nói chuyện với Đức Giêsu và cả chúng ta hôm nay nữa cũng sẽ được sống và sống viên mãn.

Nhưng trước khi có thể hiểu để được sống viên mãn, chúng cần tìm hiếu về quan niệm về từ sám hối. Sám hối được xem như là nhìn nhận lỗi lầm, thay đổi, sửa chữa lỗi lầm, thay đổi cách sống để trở nên tốt hơn. Theo quan niệm Cựu ước, sám hối hay hoán cải có nghĩa là ăn năn hối hận, từ bỏ ngẫu tượng, thay đổi cách sống để trở về với Thiên Chúa (x. Kn 11, 23; Is 1,27). Tân ước cho rằng sám hối là trở về với Thiên Chúa và kết hợp với Đức Kitô (x. Cv 14,15)[1]. Như thế, những yếu tố cần thiết hội đủ để làm nên sự sám hối là con người nhìn nhận tội lỗi, trở về với Thiên Chúa, kết hợp với Đức Kitô và thay đổi đời sống. Ở đây, chúng ta sẽ dừng lại ở yếu tố sám h​ố​i là kết hợp với Đức Kitô.

 

Sám hối để được sống

 

Nếu suy nghĩ về cuộc đời và đời người, hay nói đúng hơn là tra vấn về sự bất thỏa của con người với những câu hỏi lớn của định mệnh làm người trong vũ trụ: con người từ đâu đến? sinh ra để làm gì? Chết rồi đi về đâu? Con người cần làm gì để được sống hạnh phúc viên mãn? Khi tra vấn bất thỏa khôn nguôi như thế, người thành tâm thiện chí sẽ nhận ra rằng được sinh ra, lớn lên, phát triển và đi tới cùng đích cuộc đời không phải tự nhiên tình cờ, hay một quy luật ngẫu nhiên nào đó trong vũ trụ càn khôn. Đứng trước mầu nhiệm của cuộc sống, người ta đành nhận ra cuộc sống này có khởi đầu và kết thúc bởi chương trình sáng tạo, quan phòng của Đấng Tạo Hóa, mà người Kitô hữu gọi là Thiên Chúa. Bởi đó, sự sống phát xuất từ sinh ra, lớn lên và phát triển viễn mãn cũng phải bắt đầu từ Thiên Chúa và sẽ kết thúc trong Ngài. Nói rõ hơn là sự sống con người luôn trong sự kết hợp với Thiên Chúa. Thiên Chúa qua​​ Ngôi Lời nhập thể đã cho con người được kết hợp với Ngài để được sống.

Thật vậy, Đức Kitô là nguồn sống, Ngài sánh ví Ngài như là cây nho, còn con người (các môn đệ, chúng ta…) là cành nho (x. Ga 15,5). Nơi khác Đức Giêsu minh định “Thầy là sự sống” (Ga 14, 6). Như vậy, Đức Giêsu là sự sống, thông chia cho chúng ta sự sống của Ngài. Với lòng sám hối, con người trở về nhìn nhận sự hữu hạn của mình, để nhận ra thụ tạo phải được tiếp nhận sự sống từ Đấng Tạo Hóa. Cũng lúc ấy người ta nhìn nhận ra rằng sự xa cách, hay sự tranh đấu dằng co, quyết liệt bên này là tình thương Thiên Chúa cho con người được sống, trái lại bên kia là tội lỗi làm chia cách họ với Ngài.

Do đó, chỉ có cách trở về kết hợp với Thiên Chúa, trong Đức Giêsu, như cành cây với thân cây (x. Ga 15,5) để con người được sống. Chính Đức Giêsu đã bảo bảm vững chắc rằng: “Ai ở lại trong Thầy và Thầy ở lại trong người ấy thì sinh nhiều hoa trái” (Ga 15,5b). Như vậy, chúng ta chỉ có thể sinh hoa trái khi ở lại, kết hợp với Đức Giêsu. Nhưng làm sao để ở lại với Đức Giêsu? Tin Mừng thánh Matthêu đã hé mở cho chúng ta: “Khi cầu nguyện anh em hãy đóng cửa phòng lại và cầu nguyện cùng Cha anh em, Đấng hiện diện nơi kín ẩn” (Mt 6,6). Sách Khải huyền thêm một yếu tố nữa: “Ta đứng trước cửa và gõ, ai nghe tiếng ta và mở cửa, thì Ta sẽ vào và nói chuyện với người ấy, và Ta sẽ dùng bữa với người ấy” (Kh 3,20). Chúng ta thấy rằng phòng, cánh cửa, những hình ảnh diễn tả nơi trú ngụ của chủ nhà, hay là nơi mà vị khách sẽ vào. Giáo lý Hội Thánh cho rằng linh hồn là cung lòng thẳm thâm sâu nhất mà Thiên Chúa ngỏ lời với con người. Thánh Phaolô cũng đã xác quyết với tín hữu Côrintô: “Anh em là đền thờ Chúa Thánh Thần” (1Cr 3,16). Như thế, theo chân lý của Thánh Kinh và giáo huấn của Hội Thánh, trong thâm sâu, cung lòng mỗi người có Thiên Chúa hiện diện, Ngài ở đó để tuôn trào sức sống cho cong người. Ngài là sự sống của con người. Như vậy, kết hợp với Ngài, con người cần mở lòng lắng nghe để nhận ra tiếng Ngài và “đóng cửa” các giác quan, rồi dùng trí năng, trí hiểu để nhận ra Thiên Chúa Cha đang hiện diện, yêu mến Ngài. Nhờ đó, chúng ta sám hối để trở về với cung lòng thẳm sâu mà nhận ra Thiên Chúa, Nguồn sự sống đang trong cung lòng mình. Đóng cửa những đam mê, thú vui, xác thịt và những thụ tạo che mất vẻ đẹp viên ngọc quý đang có trong thửa đất linh hồn.

Như vậy, qua phụng vụ Lời Chúa hôm nay, chúng ta được Chúa mời gọi hãy sám hối, trở về kết hợp với Đức Giêsu Kitô để được sống, lớn lên phát triển viên mãn. Sám hối để nhận ra nguồn sống đích thực đang lưu thông trong cung lòng mình, nhờ đó kết hợp với nguồn sống đích thực là Thiên Chúa, qua Đức Giêsu Kitô. Có thế, chúng ta cũng sẽ nói được như thánh Ir​ê​nê: “Vinh quang Thiên Chúa là con người sống động”.

Lạy Chúa Giêsu, xin cho chúng con trong Mùa Chay thánh này biết sám hối, trở về, kết hợp mật thiết với Chúa để mỗi ngày chúng con sống tròn đầy ý nghĩa và sinh hoa trái cho Chúa và anh chị em chúng con.

 

 

 ________________________

 

[1] x. Hội Đồng Giám Mục Việt Nam, Từ Điển Công Giáo 500 mục từ, Nxb Tôn Giáo, tr. 167.

 

 

 

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

BÀI VIẾT MỚI

spot_imgspot_img

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Thánh lễ Tiệc Ly năm 2024: Lịch sử của Tình Yêu (Đức TGM Giuse Ngô Quang Kiệt)

Thánh lễ Tiệc Ly năm 2024 LỊCH SỬ CỦA TÌNH YÊU Xh 12,1-8.11-14; 1Cr 11,23-26; Ga 13,1-15 Đức TGM Giuse Ngô Quang Kiệt Thoạt đọc bài Tin mừng...

Chúa Nhật Lễ Lá, Năm B, Mc 14,1-15,47: Chúa Giêsu đã chết một cái chết đau đớn trong tâm hồn

CHÚA GIÊSU ĐÃ CHẾT MỘT CÁI CHẾT ĐAU ĐỚN TRONG TÂM HỒN (Mc 14,1-15,47)  M. Galgano Trần Quốc Toàn Tin mừng hôm nay tường thuật cho chúng...

Chúa Nhật Lễ Lá, Năm B, Mc 14,1-15,47: Tình trung tín – Tình phản bội

Chúa Nhật Lễ Lá, Năm B, Mc 14,1-15,47 Tình Trung Tín - Tình Phản Bội Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Thiên Chúa luôn yêu thương con người...

Chúa Nhật Lễ Lá, Năm B, Mc 11,1-10: Người tôi tớ của Thiên Chúa đi vào con đường khổ nạn

NGƯỜI TÔI TỚ CỦA THIÊN CHÚA ĐI VÀO CON ĐƯỜNG KHỔ NẠN  M. Gioan XXIII Tấn, Phước Lý  Trong cuộc kiệu lá hôm nay, Hội Thánh...

Thánh Giuse giáo dân (Đức TGM Giuse Ngô Quang Kiệt)

Lễ Thánh Giuse 19.03.2024 THÁNH GIUSE GIÁO DÂN 2 Sm 7,4-5a.12-14a.16; Rm 4,13.16-18.22; Mt 1,16.18-21.24a Đức TGM Giuse Ngô Quang Kiệt Nếu đưa ra câu hỏi: Ai là...

Ngày 19-3, Thánh Giuse Bạn Trăm Năm Đức Maria: Thánh Giuse uy quyền

Ngày 19-3, Thánh Giuse Bạn Trăm Năm Đức Maria, Mt 1,16.18-21.24 / Lc 2,41-51 Thánh Giuse Uy Quyền Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist. Hợp với Hội Thánh...

Chúa Nhật V Mùa Chay, Năm B, Ga 12,20-33: Hạt lúa đơm bông cánh đồng rạng rỡ

Chúa Nhật V Mùa Chay, Năm B, Ga 12,20-33 Hạt Lúa Đơm Bông Cánh Đồng Rạng Rỡ Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Khi nhìn thấy đồng lúa...

Suy niệm Chúa Nhật V Mùa Chay – B: Chết để được sống

Suy Niệm Chúa Nhật V  Mùa Chay Năm B CHẾT ĐỂ ĐƯỢC SỐNG (Ga 12,20-33) Mai Anh, CĐ Phước Thiên Vì yêu thương nhân loại từ ngàn xưa,...

Lễ thánh Giuse 19/3 – Việc làm to lớn của thánh Giuse

Thánh Giuse bạn trăm năm Đức Maria  (Mt 1,18-24) Cha M. Gioan Bosco Nếu nói Tin Mừng hay kể chuyện lạ thì chuyện về Giuse là...

Chúa Nhật IV Mùa Chay, B, Ga 3,14-21: Đấng bị treo lên thập giá

ĐẤNG BỊ TREO LÊN THẬP GIÁ (Ga 3,14-21) Tùng Linh, Phước Lý Chuyện kể rằng: “Ngày nọ, vua lâm trọng bệnh thập tử nhất sinh, tính mạng...

Chúa Nhật III MC, B: Thanh tẩy Đền thờ

THANH TẨY ĐỀN THỜ "Vì nhiệt tâm lo việc nhà Chúa mà tôi đây sẽ phải thiệt thân" (Tv 68.10) M. Jos. Ba, PV      Với...

Chúa Nhật III Mùa Chay, Năm B, Ga 2,13-25: Thanh tẩy Đền thờ

Chúa Nhật III Mùa Chay, năm B  (Ga 2,13-25)   Trong tất cả các tôn giáo, đền thờ là nơi thánh, người ta tin rằng nơi đây...