Thứ Bảy, 27 Tháng Bảy, 2024

Suy niệm Tin mừng CN XIX TN, A: ĐIỂM TỰA GIÊSU

 

 

ĐIỂM TỰA GIÊSU

(Mt 14,22-33)

 

Minh An, PL

 

Sau phép lạ bánh hóa nhiều của Chúa Giêsu cho hơn năm ngàn người được ăn no nê (x. Mt 14,13-21), đám đông dân chúng muốn tôn Đức Giêsu làm vua (x. Ga 6,14-15), và các môn đệ của Người cũng như đang “đê mê” trên chiến tích của Thầy đã làm cách kỳ diệu. Các ông như hình dung ra một vương quốc đắc thắng do thầy Giêsu cầm đầu, còn các ông cho dù có kém tài đến đâu chăng nữa cũng vẫn có một “vai vế” đáng nể trọng trong vương quốc trần thế mà Đức Giêsu sẽ thiết lập.

 

Đức Giêsu như thấu hiểu được tâm can mang yếu tố con người trong các môn đệ, nên Người đã bắt các ông lên thuyền đi ngay sang bên kia bờ. Còn Người thì ở lại để giải tán đám đông và sau đó lên núi cầu nguyện với Thiên Chúa Cha.

 

Thánh Matthêu thật tài tình, khéo léo khi tách biệt các môn đệ ra khỏi đám đông, và tách xa Đức Giêsu để như cố ý muốn diễn tả Thiên Chúa có quyền trên mọi thực tại của thế giới, không có Chúa sẽ chẳng có chi bền vững, không có Chúa con người sẽ lạc lõng, bơ vơ. Chính Đức Giêsu cũng đã từng khẳng định với các môn đệ như thế: “Vì không có Thầy, anh em sẽ không làm gì được” (Ga 15,5b).

 

Quả thế, các môn đệ của Đức Giêsu đang vất vả chèo chống con thuyền trên biển cả sóng to, gió lớn. Người đã thấy sự khốn khó của các ông, nên đã đi trên mặt biển mà đến với họ. Nhưng họ đã nhìn “cò” ra “quạ”, họ thấy Chúa mà cứ tưởng là ma. Chúa đã trấn an họ: “Chính Thầy đây, đừng sợ!” Thấy thế, Phêrô như muốn kiểm chứng để biết rõ Thầy hay ma, nên ông đã xin đi trên mặt biển để đến với Thầy: “Thưa Ngài, nếu quả là Ngài thì xin truyền cho con đi trên mặt nước mà đến cùng Ngài”. Được Đức Giêsu chấp nhận, Phêrô đi trên mặt nước để đến với Thầy, nhưng khi thấy gió thổi, ông đâm ra sợ hãi và bị chìm dần xuống nước, ông phải buột miệng la lớn: “Thưa Ngài, xin cứu con với. Đức Giêsu liền đưa tay nắm lấy ông và nói: người đâu mà kém tin vậy! sao lại hoài nghi?” (Mt 14,30-31).

 

Khi Đức Giêsu chấp nhận cho Phêrô đi trên mặt nước là Người đã chấp nhận chia sẻ thân phận Con Thiên Chúa của mình cho Phêrô; khi Người cứu Phêrô khỏi chìm xuống biển rồi cùng ông lên thuyền và khiến sóng to, gió ngược phải yên lặng…là dấu cho chúng ta thấy Đức Giêsu với tư cách là Con Thiên Chúa, Người có quyền lực thần linh tối cao trên cả thiên nhiên và nhân loại. Người làm cho gió im, biển lặng và con người phải bái phục trước uy danh của Người: “Khi Thầy trò lên thuyền thì gió lặng ngay. Những kẻ ở trong thuyền bái lạy người và nói: Quả thật, Ngài là Con Thiên Chúa” (Mt 14,32-33).

 

Con người đang sống trên đời này, cũng có thể được ví như Phêrô đang đi nghiêng ngã, lênh đênh trên mặt nước. Mọi sự chung quanh đều chao đảo, bấp bênh và hỗn độn…Có nhiều khi con người không biết phải giữ tâm thế nào cho ngay, đi thế nào cho thẳng? Do đó, cần lắm một “la bàn” chỉ hướng rõ ràng, một điểm vững vàng để tựa nương vào đó. La bàn đó, điểm tựa đó chính là Đức Giêsu, Con Thiên Chúa.

 

Thật vậy, Đức Giêsu là Đấng cứu độ duy nhất chỉ đường, và là điểm tựa vững vàng nhất cho nhân loại đi đến cùng Chúa Cha. Chính thánh Phêrô trong một bài giảng hùng hồn đã xác tín điều này: “Ngoài Người ra, không ai đem lại ơn cứu độ; vì dưới gầm trời này, không có một danh nào khác đã được ban cho nhân loại, để chúng ta phải nhờ vào danh đó mà được cứu độ” (Cv 4,12).

 

Chúng ta không thể dựa vào người khác để đứng vững đời mình, vì những người khác cũng đang ở trong tư thế bấp bênh, chao đảo như mình trên biển đời trần gian. Do đó, họ cần phải cậy dựa vào một “quyền lực tối cao” nào đó ở phía trên thật vững vàng, mới có thể cứu vớt họ đang chìm đắm trong biển đời chao đảo. Chính Phêrô là một dấu chứng để chúng ta nhìn nhận điều đó. Phêrô đã kém lòng tin, ông bị chao đảo, ngã nghiêng trên mặt biển, ông như kinh hoàng bạt vía, phải kêu đến danh Giêsu cứu giúp ông: “Thưa Ngài, xin cứu con với”. Nhờ cậy dựa vào Đấng quyền lực tuyệt đối là Đức Giêsu, Phêrô đã được cầm tay và đưa lên thuyền an toàn cùng với anh em của mình cũng đang bị lao đao vất vưởng trên con thuyền đó.

 

Như thế, rõ ràng, chỉ có Chúa Giêsu và duy chỉ có mình Người mới là điểm tựa vững vàng nhất cho nhân loại đang chơi vơi, chao đảo giữa biển đời đầy sóng gió, tăm tối, hãi hùng mà thôi. Và duy chỉ có bàn tay của Người mới có đủ quyền năng cứu vớt nhân loại trên dương thế đi về Nhà Cha cách an tòan và trọn lành. Bàn tay ấy vẫn luôn tiếp tục dang rộng ra để nâng đỡ, dìu dắt, cứu vớt những ai đang lầm than khốn khó. Chính Người đã khẳng định:“Hỡi những ai đang vất vả mang gánh nặng nề, hãy đến cùng tôi, tôi sẽ cho nghỉ ngơi bồi dưỡng, tâm hồn các ngươi sẽ được bình an thư thái” (Mt 11,29).

 

Vậy nên, chúng ta hãy đến với Chúa Giêsu, hãy chọn Người làm điểm tựa duy nhất của đời mình và luôn miệng kêu lên như Phêrô rằng: “Lạy Chúa, xin cứu giúp con…!” Và chắc chắc, Đức Giêsu sẽ đưa bàn tay từ ái của Người ra để chúng ta bám lấy rồi dẫn đến đích điểm an toàn.

 

Lạy Chúa, xin soi sáng cho nhân loại hôm nay, biết khám phá ra bàn tay đầy quyền năng và tình yêu của Thiên Chúa, để họ nắm lấy bàn tay đó mà bước ra khỏi cuộc đời đầy phong ba bão táp. Và cũng xin cho con trở thành “bàn tay nối dài” của Chúa, để biết đưa ra cho những ai đang gặp khốn khó, gian nan “bám” vào. Amen.

 

 

 

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

BÀI VIẾT MỚI

spot_imgspot_img

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Chúa Nhật XVII TN, B, Ga 6,1-15: Từ những điều bé nhỏ

  TỪ NHỮNG ĐIỀU BÉ NHỎ (2V 4,42-44; Ep 4,1-6; Ga 6,1-15) M. Tân Trang, Vĩnh Phước Sự kiện xảy ra gần biển hồ Galile, lúc sắp đến...

Chúa Nhật XVI, Thường niên, Năm B, Mc 6,30-34: Con chiên –  Mục tử

Chúa Nhật XVI, Thường niên, Năm B, Mc 6,30-3 Con chiên -  Mục tử Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Lời Chúa hôm nay gợi lên cho chúng...

Chúa Nhật XVI TN, B: Tình yêu và lòng thương xót của Thiên Chúa

  TÌNH YÊU VÀ LÒNG THƯƠNG XÓT CỦA THIÊN CHÚA FM. Paul Nguyễn, PV Chiêm ngưỡng dung mạo lòng thương xót của Đức Giêsu qua trình thuật...

Chúa Nhật XVI TN, B, Mc 6,30-34: Cần lánh riêng ra một nơi

    CẦN LÁNH RIÊNG RA MỘT NƠI (Mc 6,30-34) M. Pacômiô Nguyễn Sơn Vinh, Phước Hiệp Theo quan niệm của Kitô giáo, con người gồm xác và hồn....

Chúa Nhật XVI TN, B, Mc 6,30-34: “Hãy tìm nơi thanh vắng mà nghỉ ngơi”

     “HÃY TÌM NƠI THANH VẮNG MÀ NGHỈ NGƠI” (Mc 6,30-34) Đức Minh, Phước Lý Tin Mừng Chúa nhật XVI hôm nay tường thuật về cuộc hội ngộ...

Chúa Nhật XV TN, B, Mc 6,7-13: Thực hiện lệnh truyền của Chúa

THỰC HIỆN LỆNH TRUYỀN CỦA CHÚA (Mc 6,7-13) Lm. Trần Văn Long, Fatima Đôi khi nhìn những người ăn xin, những người tàn tật trên đường phố,...

Lễ thánh Biển Đức, Mt 19,27-29: Con đường đi tới hạnh phúc

CON ĐƯỜNG ĐI TỚI HẠNH PHÚC (Cn 2,1-9; 1Cr 1,26-31; Mt 19,27-29) M. Gioan Tân, Thiên Phước Có thể nói hạnh phúc là mục đích sống và...

Chúa Nhật XIV Thường niên, Năm B, Mc 6,1-6: Kitô hữu – Ngôn sứ giữa đời

Chúa Nhật XIV Thường niên, Năm B, Mc 6,1-6 Kitô hữu - Ngôn sứ giữa đời Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist “Ngôn sứ có bị rẻ rúng...

Chúa Nhật XIV TN, B, Mc 6,1-6: Không nhận ra Chúa

    KHÔNG NHẬN RA CHÚA (Mc 6,1-6) Tùng Linh, Phước Lý Năm 1958, sau khi Đức Giáo Hoàng Piô XII qua đời, các báo chí mô tả ngài...

Chúa Nhật XIII Thường niên, Năm B, Mc 5,21-43: Hai phép lạ của lòng tin

Chúa Nhật XIII Thường niên, Năm B, Mc 5,21-43 Hai phép lạ của lòng tin Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Tin không chỉ là loan tin,...

Chúa Nhật XIII TN, B, Mc 5,21-43: Hai cái đụng

  HAI CÁI ĐỤNG (Mc 5,21-43) M. Bosco, PS Đức tin của con người là yếu tố có thể tác động đến Thiên Chúa. Các phép lạ xảy...

Chúa Nhật XIII TN, B, Mc 5,21-43: “Đừng sợ, chỉ cần tin thôi”

    „ĐỪNG SỢ, CHỈ CẦN TIN THÔI“ (Mc 5,21-43) Đăng Khoa, Phước Lý "Đừng sợ, chỉ cần tin thôi". Đó là lời trấn an của Chúa Giêsu trước...