Thứ Bảy, 27 Tháng Bảy, 2024

SUY NIỆM TIN MỪNG CN XXI NĂM A, Nền tảng đức tin

Nền tảng đức tin

Mt 16,13-20

Để nói về thói xấu của người Việt, người ta kể câu chuyện “Ba vòng một vụ tai nạn” sauCó một vụ tai nạn xảy ra, mọi ngươi bu lại để xem. Người ta đứng xung quanh người bị tai nạn và thấy người này bị gãy tay. Rồi những người khác vì hiếu kỳ cũng đến xem và họ xép thành vòng thứ hai quanh người bị tai nạn.  Vì không thể thấy tận mắt người bị tai nạn, nên những người ở vòng thứ hai được một số người ở vòng thứ nhất nói là người bị tai nạn gãy chân. Những người ở xa thấy có đám đông cũng chạy tới để xem, họ xếp thành vong thứ ba xung quanh người bị tai nạn. Cũng như những người ở vòng thứ hai, vì không thể tận mắt nhìn người bị tai nạn, nên họ đươc một số người ở vòng thứ hai nói cho biết người bị tai nạn bị bể đầu, dập óc chết tươi. Thế là những người ở vòng thứ ba đều tin người bị tại nạn đã chết.

Câu chuyện ngụ ý nói tới thói xấu của người Việt:  a dua hùa theo mà thiếu một sự chuẩn đoán theo kinh nghiệm và thực nghiệm. Thói xấu, tâm lý đời thường này cũng ảnh hưởng không hề nhỏ trên đời sống đức tin. Tại sao thói xấu này lại ảnh hưởng đến đời sống đức tin? Để trả lời chúng ta cùng tìm hiểu trong Tin Mừng Mát-thêu 16, 13-20.

Thánh Mát-thêu thuật lại câu chuyện Thánh Phê-rô tuyên xưng đức tin trong không gian: “Khi ấy, Đức Giê-su đến miển Xê-da-rê Phi-líp-phê.” Xê-da-rê Phi-líp-phê là vùng phụ cận của Tia và Xi-đôn, trên bờ biển xứ Liban. Đây là vùng đất của dân ngoại, xa cách với dân Do thái. Không chỉ xa cách dân Do thái về mặt thể lý, nhưng ở đây còn là sự xa cách những lời phỏng đoán về Đấng Messia. Trong không gian xa cách như thế Đức Giê-su hỏi các môn đệ: “Người ta nói Con Người là ai?”

Quả thật người ta có quá nhiều phỏng đoán về Con Người. Kẻ thì nói là ông Gioan Tẩy Giả, kẻ thì bảo là ông Ê-li-a, người khác lại cho là ông Giê-rê-mi-a hay một trong các vị ngôn sứ. Dự luận khác nhau trong chi tiết, nhưng nhất trí với nhau về điểm cơ bản: Đức Giê-su không phải là một nhân vật bình thường. Ngày hôm nay, cũng không thiếu những con người chỉ biết Đức Giê-su một cách chung chung, hay đi đạo chỉ vì “đức tin cha ông để lại”. Nhưng Đức Giê-su không muốn các môn đệ chỉ nhận biết Thầy của mình với cái nhìn chung chung như vậy. Cho nên Người hỏi: “Còn anh em, anh em nói Thầy là ai?”Ông Simon Phê-rô thưa: “Thầy là Đấng Ki-tô, Con Thiên Chúa hằng sống.” Nhiều nhà chú giải cho rằng Phê-rô nói lên điều đó hoàn toàn là bởi mặc khải. Nhưng riêng bản thân tôi lại cho rằng đó là hồng ân của mặc khải kết hợp với những cuộc gặp gỡ và tiếp xúc với Thầy Giê-su. Thật vậy, sau khi trả lời câu hỏi: Còn anh em, anh em nói Thầy là ai? Đức Giê-su đã nói: “Này anh Simon con ông Gio-na, anh thật là người có phúc, không phải phàm nhân mặc khải cho anh điều đó, nhưng là chính Cha Thầy” (Mt 16, 17). Phê-rô thật có phúc vì nhận được mặc khải từ Chúa Cha. Nhưng chúng ta cũng không thể phủ nhận cuộc sống bên cạnh Thầy của ông. Nhất là những cuộc gặp gỡ cách cá vị với Thầy. Hồng ân và cuộc gặp gỡ, cùng sống với Thầy chính là cơ sở để Phê-rô nói nên lời tuyên xưng. Bởi thế, Đức Thánh Cha Bê-nê-đíc-tô XVI từng nói: Là Kitô hữu không phải là hệ quả của một lựa chọn luân lý hay một lý tưởng cao quý, nhưng là sự gặp gỡ với một biến cố, một người; một cuộc gặp gỡ trao ban cho cuộc sống một chân trời mới và qua đó là một hướng đi có tính chất quyết định. (Thông điệp Thiên Chúa là Tình Yêu, của ĐGH Bê-nê-đíc-tô XVI).  Đó cũng là lý do đức tin của chúng ta phải xây dựng trên một cuộc gặp gỡ cách cá vị với Đấng Messia, chứ không phải là a dua, xu thời, hùa theo… Thế nhưng, đức tin chỉ dựa vào một của gặp gỡ cá vị như thế, liệu rằng có thể đứng vững?

Khi tuyên xưng Đức Giê-su chính là Đấng Messia, Con Thiên Chúa hằng sống, thánh Phê-rô không chỉ tuyên xưng với tư cách của một cá nhân. Nhưng với tư cách là người đứng đầu tông đồ đoàn, thánh Phê-rô đứng ra đón nhận mặc khải từ Chúa Cha. Để rồi từ đây Đức Giê-su nói với Phê-rô: “Phê-rô nghĩa là đá tảng, trên đá tảng này, Thầy xây Hội Thánh của Thầy, và quyền lực tử thần sẽ không thắng nổi.” Theo Noel Quensson, có năm hình ảnh, cũng rất Sê-mít, trong cấu trúc lời hứa này:

Tảng đá: tượng trưng cho sự vững chắc, tượng trung cho Thiên Chúa..

Giáo hội: có nghĩa là “cộng đoàn” được Thiên Chúa triệu tập.

Những cánh cửa: tượng trưng cho sức mạnh của một thành phố thời Cổ Đại…

Những chìa khóa: tượng trưng cho quyền bính.

Cầm buộc và tháo cởi; tượng trung cho tổng thể hiệp nhất các điều trái ngược. (http://www.giaophanbaria.org/…chua-nhat/2013/08/20/suy-niem-tin-mung-chua-nhat-xxi-tn a)

Qua những hình ảnh trên cho chúng ta một cái nhìn về niềm tin của chúng ta và của Hội Thánh.  Niềm tin được xây dựng trên đá tảng vững chắc, không chỉ là niềm tin mà Thánh Phê-rô đã tuyên xưng, đã đứng ra đón nhận. Nhưng Hội Thánh còn được xây dựng chính trên sự vững chắc của Thiên Chúa. Hội Thánh cũng chính là một “cộng đoàn” được Thiên Chúa triệu tập. Nơi đó có sức mạnh chống lại mọi quyền lực âm phủ. Từ nơi vững chắc, từ cộng đoàn được Thiên Chúa triệu tập, chúng ta lãnh nhận hồng ân đức tin. Từ Hội Thánh chúng ta lãnh nhận đức tin, cho nên đức tin của chúng ta cũng được nuôi dưỡng và lớn mạnh bởi Hội Thánh và trong Hội Thánh. Chính vì thế, chúng ta không thể sống đức tin nếu không có chiều kích Hội Thánh.

Như thế, đức tin của mỗi người không phải là sản phẩm của dự luận, của số đông. Nhưng đức tin của mỗi người là hồng ân Thiên Chúa ban, được lãnh nhận qua Hội Thánh và đức tin này phải được xây dựng trên cuộc gặp gỡ cá vị với Một Con Người là Đức Ki-tô, một biến cố là cuộc khổ nạn và Phục Sinh của Đức Ki-tô. Vậy chúng ta sống đức tin này bằng phương thế nào?

Trước hết, chúng ta đã nhận hồng ân đức tin qua Hội Thánh, nên điều đầu tiên chúng ta phải thực hiện chính là hiệp thông với Hội Thánh. Hiệp thông như thế nào và ở đâu? Hiệp thông theo sách Công Vụ Tông Đồ mô tả, đó là một lòng một ý với Hội Thánh. Cụ thể chúng ta hiệp thông trong kinh nguyện của Hội Thánh, trong phụng vụ bí tích và trong các hoạt động của Hội Thánh.

Kế đến đức tin của mỗi người được xây dựng và lớn mạnh nhờ cuộc gặp gỡ với Đấng Ki-tô, cho nên để nuôi dưỡng đức tin, chúng ta cần tăng cường gặp gỡ với Đấng Ki-tô. Gặp gỡ bằng kinh nguyện, trong các bí tích, nhất là gặp gỡ bằng chính nội tâm của mỗi người – cuộc gặp gỡ mang tính cá vị.

Hai phương thế trình bày tách biệt nhưng trong thực tế đó chỉ là một và hỗ tương trong một chủ thể. Hiệp thông với Hội Thánh cho chúng ta những không gian và thời gian gặp gỡ Đấng Ki-tô, và cuộc gặp gỡ với Đấng Ki-tô làm chúng ta gắn bó với Hội Thánh hơn. Vì Hội Thánh chính là thân mình Đấng Ki-tô, còn Đấng Ki-tô là đầu của Hội Thánh.

Ân Tâm – Cộng đoàn Phước Vĩnh

 

 

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

BÀI VIẾT MỚI

spot_imgspot_img

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Chúa Nhật XVII TN, B, Ga 6,1-15: Từ những điều bé nhỏ

  TỪ NHỮNG ĐIỀU BÉ NHỎ (2V 4,42-44; Ep 4,1-6; Ga 6,1-15) M. Tân Trang, Vĩnh Phước Sự kiện xảy ra gần biển hồ Galile, lúc sắp đến...

Chúa Nhật XVI, Thường niên, Năm B, Mc 6,30-34: Con chiên –  Mục tử

Chúa Nhật XVI, Thường niên, Năm B, Mc 6,30-3 Con chiên -  Mục tử Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Lời Chúa hôm nay gợi lên cho chúng...

Chúa Nhật XVI TN, B: Tình yêu và lòng thương xót của Thiên Chúa

  TÌNH YÊU VÀ LÒNG THƯƠNG XÓT CỦA THIÊN CHÚA FM. Paul Nguyễn, PV Chiêm ngưỡng dung mạo lòng thương xót của Đức Giêsu qua trình thuật...

Chúa Nhật XVI TN, B, Mc 6,30-34: Cần lánh riêng ra một nơi

    CẦN LÁNH RIÊNG RA MỘT NƠI (Mc 6,30-34) M. Pacômiô Nguyễn Sơn Vinh, Phước Hiệp Theo quan niệm của Kitô giáo, con người gồm xác và hồn....

Chúa Nhật XVI TN, B, Mc 6,30-34: “Hãy tìm nơi thanh vắng mà nghỉ ngơi”

     “HÃY TÌM NƠI THANH VẮNG MÀ NGHỈ NGƠI” (Mc 6,30-34) Đức Minh, Phước Lý Tin Mừng Chúa nhật XVI hôm nay tường thuật về cuộc hội ngộ...

Chúa Nhật XV TN, B, Mc 6,7-13: Thực hiện lệnh truyền của Chúa

THỰC HIỆN LỆNH TRUYỀN CỦA CHÚA (Mc 6,7-13) Lm. Trần Văn Long, Fatima Đôi khi nhìn những người ăn xin, những người tàn tật trên đường phố,...

Lễ thánh Biển Đức, Mt 19,27-29: Con đường đi tới hạnh phúc

CON ĐƯỜNG ĐI TỚI HẠNH PHÚC (Cn 2,1-9; 1Cr 1,26-31; Mt 19,27-29) M. Gioan Tân, Thiên Phước Có thể nói hạnh phúc là mục đích sống và...

Chúa Nhật XIV Thường niên, Năm B, Mc 6,1-6: Kitô hữu – Ngôn sứ giữa đời

Chúa Nhật XIV Thường niên, Năm B, Mc 6,1-6 Kitô hữu - Ngôn sứ giữa đời Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist “Ngôn sứ có bị rẻ rúng...

Chúa Nhật XIV TN, B, Mc 6,1-6: Không nhận ra Chúa

    KHÔNG NHẬN RA CHÚA (Mc 6,1-6) Tùng Linh, Phước Lý Năm 1958, sau khi Đức Giáo Hoàng Piô XII qua đời, các báo chí mô tả ngài...

Chúa Nhật XIII Thường niên, Năm B, Mc 5,21-43: Hai phép lạ của lòng tin

Chúa Nhật XIII Thường niên, Năm B, Mc 5,21-43 Hai phép lạ của lòng tin Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Tin không chỉ là loan tin,...

Chúa Nhật XIII TN, B, Mc 5,21-43: Hai cái đụng

  HAI CÁI ĐỤNG (Mc 5,21-43) M. Bosco, PS Đức tin của con người là yếu tố có thể tác động đến Thiên Chúa. Các phép lạ xảy...

Chúa Nhật XIII TN, B, Mc 5,21-43: “Đừng sợ, chỉ cần tin thôi”

    „ĐỪNG SỢ, CHỈ CẦN TIN THÔI“ (Mc 5,21-43) Đăng Khoa, Phước Lý "Đừng sợ, chỉ cần tin thôi". Đó là lời trấn an của Chúa Giêsu trước...