Thứ Hai, 16 Tháng Chín, 2024

Suy niệm Tin Mừng CN XXXIV TN, C: Vua Giêsu Kitô

VUA GIÊSU KITÔ

(Lc 23,35-43)

Hữu Quỳnh, PL

Hôm nay, Chúa nhật cuối cùng của năm Phụng vụ, Giáo hội tôn vinh Chúa Kitô – Vua vũ trụ. Theo thể chế quân chủ của một số quốc gia, vua là người đứng đầu, là người có quyền lực trong mọi lãnh vực và được người ta sùng bái. Thế nhưng, hôm nay Giáo hội tôn vinh một vị vua bị mang án tử trên thập giá ngang hàng với các tên gian phi. Vị vua Giáo hội tôn kính hôm nay, không được chào đón một cách uy nghiêm, cung kính, nhưng bị phỉ báng, nhạo cười của các thủ lãnh Do Thái: “Nếu ông là vua dân Do thái, ông hãy tự cứu mình đi” (Lc 23,35). Những lời nhục mạ chua chát của lính tráng cũng không kém: “Nếu ông là Ðấng Kitô, ông hãy tự cứu ông và cứu chúng tôi nữa” (Lc 23,37). Thậm chí, tên gian phi cùng chịu cực hình như với Ngài cũng sỉ nhục: “Ông không phải là Đấng Kitô sao? Hãy tự cứu mình đi, và cứu cả chúng ta nữa” (Lc 23,40). Vị vua mà Giáo hội tôn vinh là ai? Đâu là phẩm vị vương quyền của Ngài để Giáo hội tôn kính?

Chúng ta biết rằng, vua là người đứng đầu, có quyền tối cao thực tế hoặc biểu tượng của một chính quyền, trực tiếp hoặc gián tiếp có danh dự, quyền cai trị, cầm quyền ở một quốc gia. Thế nhưng, với nền kinh tế thị trường hiện nay, người ta tôn phong rất nhiều tước hiệu vua cho cá nhân hoặc tập thể, con người cũng như vật thể.  Chẳng hạn, trong lãnh vực thể thao người ta tôn vinh vua bóng bóng đá, lãnh vực ẩm thực: vua đầu bếp, lãnh vực âm nhạc: vua nhạc pop, rock, phương tiện giao thông: vua xe hơi… Tước hiệu của những vị vua này không hẳn được tôn vinh bởi tài năng hoặc đức hạnh vượt trội hơn những người khác, nhưng là do thần tượng của mỗi người. Người ta nâng tầm vị vọng không nhằm mục đích phục vụ, nâng cao chất lượng sản phẩm, nhưng là đánh bóng tên tuổi hoặc thương hiệu. Bởi được thần tượng hoá, các vua này lãng quên đi căn tính phục vụ, nhưng lại khoác lên mình cái tôi bằng những chiêu trò phi lợi nhuận.

Vị vua Giáo hội tôn vinh hôm nay là một vị vua phi thường, vượt qua không gian và thời gian. Phi thường theo nghĩa bóng, lẫn nghĩa đen. Bản án treo trên thập giá chứng thực điều đó: “Đây là vua dân Do thái” (Lc 23,38). Với bản án này cho biết vương quyền của Ngài là sự khiêm nhường, danh hiệu là “Đấng Kitô”, Đấng được xức dầu, được Thiên Chúa tuyển chọn làm Đấng Thiên Sai, là Đấng Cứu Thế. Dẫu được tôn phong là vua dân Do Thái, nhưng trong ngày đại lễ phong vương của Ngài không phải là một nghi lễ long trọng giữa tiếng trống, tiếng kèn vang dội tung hô “vạn tuế đức vua”, mà là giữa tiếng hò la, nhục mạ đóng đinh nó vào thập giá. Dầu xức cho Ngài không phải là một thứ dầu hảo hạng, được thánh hiến mà là nước bọt người ta khạc nhổ vào mặt, thấm đẫm mồ hôi và máu Người đổ ra. Vương miện của Ngài không được thêu dệt bằng vàng ngọc hay trân châu đá quý, mà là vòng gai đinh sắt đâm thấu trí não. Ngai báu của Người không được điêu khắc bằng rồng, mà là cây thập giá. Vương trượng của Ngài không phải bằng vàng ròng, chẳng phải ngọc quý mà là chỉ là cây sậy phất phơ. Cẩm bào Người khoác không phải long bào, mà là tấm thân trần truồng trên thập giá. Nơi cư ngụ của Ngài không phải là cung điện nguy nga lộng lẫy, nhưng là đỉnh đồi Calve. Cận thần của người không phải là quan văn, quan võ mà là hai tên gian phi. Khung cảnh phong vương không phải là thủ đô tráng lệ, mà là núi sọ. Diễn từ được công bố không phải là một bài diễn văn hoành tráng chất chứa những lời thề hứa, mà là một lời cầu nguyện thứ tha: “Lạy Cha xin tha cho họ” (Lc 23,34). Thực khách được mời không phải là những người thân yêu, bạn hữu mà là những kẻ thù. Rượu mừng Ngài không phải là rượu ngon tinh chế, mà là dấm chua, mật đắng. Nghi lễ đăng quang như thế gợi nhớ cho điều gì?

Nghi lễ đó ứng nghiệm lời tiên báo của tiên tri Isaia về Người Tôi Trung đau khổ, là Đấng Mêsia: “Bị ngược đãi, người cam chịu nhục, chẳng mở miệng kêu ca; như chiên bị đem đi làm thịt, như cừu câm nín khi bị xén lông, người chẳng hề mở miệng” (Is 53,7). Người là hiện thân của Thiên Chúa qua việc chăm sóc đoàn chiên. Ngài là vua, nhưng tước hiệu vương quyền của Ngài khác hẳn với các vua chúa trần gian. Là vua nhưng Ngài không dùng sức mạnh quyền lực để thống trị, nhưng lại dùng tình yêu để phục vụ. Ngài là vua, nhưng Vương quốc của Ngài không thuộc về thế gian (x. Ga 18,36), Ngài đã đến thế gian nhằm mục đích làm chứng cho sự thật. Bởi vậy, khi lập pháp Ngài hoàn toàn “vâng theo ý Cha”. Khi truyền lệnh hành pháp Ngài ban giới luật yêu thương: “Thầy ban cho anh em một điều răn mới là anh em hãy yêu thương nhau; anh em hãy yêu thương nhau như Thầy đã yêu thương anh em” (Ga 13,35). Với lệnh truyền này Ngài đã đập tan rào cản ngăn cách các Lề Luật để quy về một mối là tình yêu: “Yêu thương là chu toàn lề luật” (Rm 13,10). Yêu và yêu cho đến cùng (Ga 13,1). Lệnh truyền này phá vỡ sự phân biệt về sắc tộc, tôn giáo, văn hoá, giai cấp, ngôn ngữ, giới tính… Bởi, “anh em đã cởi bỏ con người cũ, mặc lấy con người mới theo hình ảnh Thiên Chúa, không còn phải phân biệt Hy Lạp hay Do Thái, cắt bì hay không cắt bì, man di, mọi rợ, nô lệ, tự do, nhưng chỉ có Đức Kitô là tất cả và ở trong mọi người” (Cl 3,11).

Chính vì tình yêu mà Ngài đã từ bỏ địa vị Thiên Chúa để làm người, hy sinh chịu chết trên cây thập giá để cho con người được sống. Vì yêu, Ngài không dùng thẩm quyền hay vương trượng để chinh phục người đời, mà dùng con tim để chinh phục những người vô gia cư, đau yếu, bệnh tật, người tù tội… Là vua, ắt hẳn đi tới đâu thì người ta sùng bái tới đó, nhưng Chúa Giêsu bị người đời phỉ bang, khinh chê con bác thợ mộc nghèo đói, giới chức Do thái kiếm cớ bắt bẻ không giữ luật ngày Sabat, không rửa tay trước bữa ăn…Là vua, ắt hẳn có thẩm quyền xét xử tội nhân, nhưng Ngài bị xử án vô tội. Trước những nghịch lý cuộc đời như thế Ngài hoàn toàn khiêm tốn thực thi thánh ý Cha: “Lạy Cha, nếu Cha muốn, xin cất chén này khỏi Con! Dầu vậy, xin đừng theo ý Con, mà là ý Cha” (Lc 12,42).

Mừng lễ Chúa Kitô Vua vũ trũ hôm nay, Giáo hội mời gọi chúng ta nhìn lại chức vị vương đế của mình khi nhận lãnh Bí tích Rửa tội. Chúng ta đã sử dụng sức mạnh, quyền năng của Chúa Thánh Thần để cai trị tâm hồn của mình như thế nào? Chúng ta đã ý thức về sự hiện diện của Chúa Thánh Thần trong tâm hồn của ta để phục vụ chưa? Vì thế, muốn trở nên con người mới hãy để cung điện tâm hồn cho Chúa làm chủ. Tình yêu của Ngài thúc đẩy chúng ta thực thi đức ái, yêu chuộng công bình. Ơn khôn ngoan rọi chiếu cho ta nhận thấy ánh sáng chân lý. Ơn hiểu biết giúp ta biện phân điều tốt, xấu. Ơn đạo đức giúp ta hướng về Chúa và tha nhân bằng việc nguyện cầu. Ơn kính sợ Chúa giúp ta kính sợ và tôn thờ duy một mình Thiên Chúa…

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Chúa Nhật VI PS, Năm A, Ga 14,15-21: Chúa Thánh Thần – Đấng Bảo Trợ

CHÚA THÁNH THẦN - ĐẤNG BẢO TRỢ (Ga 14,15-21) Tùng Linh,...

Chúa Nhật XXIII TN, Năm A, Mt 18,15-20: Nghệ thuật sửa lỗi

NGHỆ THUẬT SỬA LỖI (Ed 33,7-9; Rm 13,8-10; Mt...

Chúa Nhật XXX TN, A, Mt 22,34-40: Điều răn quan trọng nhất

ĐIỀU RĂN QUAN TRỌNG NHẤT (Mt 22,34-40) M. Matthêu Lê Văn...

Suy niệm Lời Chúa Lễ Hiển Linh: Trở nên ánh sao của Thiên Chúa

TRỞ NÊN ÁNH SAO CỦA THIÊN CHÚA (Is 60,1-6; Ep...

BÀI VIẾT MỚI

spot_imgspot_img

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Chúa Nhật XXIV Thường Niên C (Xh 32,7-11.13-14; Lc 15,1-32) Niềm Vui Hoán Cải

Chúa Nhật XXIV Thường Niên C (Xh 32,7-11.13-14; Lc 15,1-32) Niềm Vui Hoán Cải Lm. Gioan Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Phụng vụ Lời Chúa tuần này toát...

Chúa Nhật XXIV TN, B, Mc 8,27-35: Mức độ biết Đức Giêsu

  MỨC ĐỘ BIẾT ĐỨC GIÊSU (Mc 8,27-35) M. Bosco, PS     “Đức Giêsu là ai?” là câu hỏi được đặt ra suốt 20 thế kỷ nay...

Chúa Nhật XXIII, Thường Niên B (Is 35,4-7a; Gc 2,1-5; Mc 7,31-37) Xin Chữa Con theo Cách Của Chúa

Chúa Nhật XXIII, Thường Niên B (Is 35,4-7a; Gc 2,1-5; Mc 7,31-37) XIN CHỮA CON THEO CÁCH CỦA CHÚA Lm. Gioan Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Một cô...

Lễ Sinh Nhật Đức Trinh Nữ Maria

QUÀ SINH NHẬT (Mt 1,18-23) M. Clara, Phước Thiên Nếu có dịp đi dự tiệc sinh nhật ai đó, chúng ta thường không đến tay không nhưng...

Chúa Nhật XXII TN, B, Mc 7,1-8a.14-15.21-23: Canh tân tâm hồn

    CANH TÂN TÂM HỒN (Mc 7,1-8a.14-15.21-23) M. Gioan Nguyễn An, Vĩnh Phước Tin Mừng Chúa Nhật XXII thường niên, Năm B hôm nay là những lời giáo...

Chúa Nhật XXII TN, B, Mc 7,1-8a.14-15.21-23: Lời Sống

  LỜI SỐNG (Mc 7,1-8a.14-15.21-23) M. Augustino, Phước Hải Ngôn ngữ đã xuất hiện từ khi con người xuất hiện trên mặt đất này. Ngôn ngữ giúp con...

Chúa Nhật XXI TN, B: Còn sống là còn chọn lựa

  CÒN SỐNG LÀ CÒN CHỌN LỰA (Gs 24,1-2a.15-17.18b; Ep 5,21-32; Ga 6,54a.60-69) Jos. ĐB, Phước Vĩnh Linh mục nhạc sĩ Thành Tâm đã suy diễn câu nói...

Chúa Nhật XXI TN, B: “Bỏ Thầy con biết theo ai, vì Thầy có lời ban sự sống.”

"BỎ THẦY CON BIẾT THEO AI, VÌ THẦY CÓ LỜI BAN SỰ SỐNG" (Ga 6,54a.60-69) Thầy Phêrô Kim-Ngôn Nguyễn Bảo Duy, Phước Hiệp Trích đoạn Tin mừng...

Lễ thánh Bernardo: Thánh Bernardo – Muối và Ánh sáng trong Giáo Hội

    THÁNH BERNARDO – MUỐI VÀ ÁNH SÁNG TRONG GIÁO HỘI (Mt 5,13-19) M. Anselmo Nguyễn Minh Quang, An Phước Trong Tin Mừng theo Thánh Matthêu 5,13-19, Chúa...

Ngày 20/8, Lễ thánh Bênađo viện phụ – Bênađô người đan sĩ Xitô

Ngày 20/8, Lễ thánh Bênađo viện phụ Bênađô người đan sĩ Xitô Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Có lẽ dưới nhãn quan của một số người, thì...

Lễ thánh Viện phụ Bênađô: Ánh sáng ngọt ngào (Đức TGM Giuse Ngô Quang Kiệt)

Lễ Thánh Phụ Bênađô ÁNH SÁNG NGỌT NGÀO Kn 7,7-10.15-16; 1Cr 1,26-31; Mt 5,13-19 Đức TGM Giuse Ngô Quang Kiệt Nunquam satis. Đó là lời thánh phụ Bênađô...

Lễ thánh phụ Bênađô: Theo gót vị Tôn sư

  Suy niệm Lễ thánh phụ Bênado 20.8.2024   Là hậu duệ, chúng ta mừng kính Đấng tiền bối, thánh phụ Benado, Viện phụ. Chúng ta hân hoan...