Thứ Bảy, 27 Tháng Bảy, 2024

SUY NIỆM TIN MỪNG LỄ CÁC THÁNH TỬ ĐẠO VIỆT NAM, MẤT VÀ ĐƯỢC

MẤT VÀ ĐƯỢC

(Lc 9,23-26)

 Qui luật cuộc sống cho ta thấy: để đạt được mục tiêu nhắm đến, chúng ta cần phải có sự đánh đổi. Sự đánh đổi đó có thể là thời gian, của cải, địa vị, trí tuệ, sức khỏe… Bài Tin Mừng hôm nay Chúa Giêsu cũng đã dùng qui luật này để giáo huấn các môn đệ: “Ai muốn cứu mạng sống mình, thì sẽ mất; còn ai liều mất mạng sống mình vì tôi, thì sẽ cứu được mạng sống ấy” (Lc 9,24). Các Thánh Tử Đạo Việt Nam đã đổ máu là bằng chứng về việc thực thi lời dạy của Chúa Giêsu cách triệt để. Các ngài đã chấp nhận mất để được.

1.Điều các Thánh Tử Đạo đã mất

Một người càng có đời sống phẩm hạnh càng được đề cao trong xã hội loài người. Nhưng nhìn vào đời sống của các vị tử đạo ta thấy có sự nghịch lý. Các ngài sống mến Chúa yêu người và khuyên người ta ăn ngay ở lành. Là những người con luôn hiếu kính với cha mẹ, là những người cha, người chồng, người vợ gương mẫu hết mực yêu thương chăm lo xây dựng gia đình. Thế nhưng các ngài lại chịu bắt bớ và giết chết. Chẳng hạn Phanxicô Trần Văn Trung, là một cai đội, đã quên mình, trung với vua, hiếu với tổ quốc, nhưng vì phụng sự Thiên Chúa mà bị lãnh mọi cực hình và cuối cùng phải chịu xử trảm. Hoặc như trường hợp Thánh Lôrensô Hưởng có ý dâng mình cho Chúa nên người cậu ngoại giáo đã truất quyền thừa kế và đuổi đi. Hay như trường hợp cha Mathêu Đậu, khi bắt được ngài họ xúm vào, vật cha ngã xuống đất, kẻ bứt tóc, người xé áo đứa nhổ râu và xỉ vả chế diễu đủ điều.

Lý do các vị tử đạo bị vua quan và dân chúng thù ghét không phải vì các ngài là những kẻ xấu làm điều gian ác, nhưng chỉ vì các ngài đã tin vào danh Đức Giêsu và đã dũng cảm tuyên xưng đức tin ấy, thể hiện qua thái độ bất khuất, không chịu bước qua thập giá theo lệnh vua quan. Họ hiểu lầm về giáo lý của nhà đạo khi cho rằng theo đạo là vọng ngoại, là bất hiếu vì phải bỏ việc thờ cúng ông bà tổ tiên. Họ hồ nghi người công giáo đã tiếp tay cho giặc xâm chiếm đất nước nên nhà vua đã ban ra các chiếu chỉ cấm đạo, lùng bắt các vị giảng dạy về đạo cũng như những người giúp đỡ các vị giảng đạo. Họ cho rằng những người đó là những tội phạm, cho nên họ đánh đập dã man. Cho dù họ dùng mọi cực hình tra tấn các ngài mà vẫn không lay chuyển được lòng mến Chúa và cuối cùng các ngài đều được lãnh cái chết để minh chứng cho sự tín trung với Chúa.

2 .Điều các Thánh Tử Đạo đã được

Như Thánh Phanxicô Asisi đã hát lên trong ‘Kinh Hòa Bình’: “Chính khi hiến thân là khi được nhận lãnh”. Có thể nói các Thánh Tử Đạo đã thực hiện một cuộc đánh đổi chấp nhận tước mất danh dự, quyền lợi nhưng lại giữ vững được đức tin. Bị chia cắt tình nghĩa máu mủ ruột thịt, mất nhà cửa, sự nghiệp nhưng họ lại được chính Chúa Giêsu làm gia nghiệp như Thánh Giuse Xuyên đã trả lời cho quan: “Tôi đã tin Chúa và phụng thờ từ nhỏ đến giờ. Tôi đã hy sinh lìa bỏ quê hương xứ sở để rao giảng cho mọi người nhận biết Người, tin theo Người, làm sao tôi chối bỏ Người được. chỉ có Người mới đem lại cho tôi hạnh phúc đời đời.” Thật vậy, niềm tin vào sự sống mai sau trên Nước Trời đã giúp các ngài xác tín lời kinh của Thánh Phanxicô: “chính lúc chết đi là khi vui sống muôn đời”, nên các Ngài đã trung kiên giữ vững đức tin, hiến mình cho chân lý với hy vọng đạt được Nước Trời như lời Chúa Giêsu hứa: “Phúc thay ai bị bách hại vì sống công chính, vì nước trời là của họ” (Mt 5,10).

3. Noi gương các Thánh Tử Đạo chúng ta cần mất gì, để được Nước Trời?

Các Thánh Tử Đạo đã sống triệt để lời của Chúa Giêsu: “Ai liều mất mạng sống mình vì tôi, thì sẽ cứu được mạng sống ấy” (x. Lc 9,24). Là con cháu các ngài chúng ta hãy gìn giữ và phát huy kho tàng đức tin các ngài để lại. Ngày nay chúng ta Không còn đổ máu đào như xưa nhưng chúng ta đổ máu cho những hy sinh, những chọn lựa, từ bỏ những ý riêng của chúng ta để minh chứng tình yêu và niềm tin của mình vào Chúa trong cuộc sống hằng ngày. Là Kitô hữu chúng ta dám tuyên xưng niềm tin vào Thiên Chúa bằng cách đón nhận lời phê bình về đạo Chúa hay về chính đời sống đạo của mình. Là Kitô hữu chúng ta chấp nhận thiệt thòi trước mắt người đời về danh dự cũng như chỗ đứng trong xã hội. Là Kitô hữu nên chúng ta hãy sống đúng luân thường đạo lý của con người, ngay thẳng trong buôn bán, thật thà và công bằng trong kinh doanh hay giao tiếp, tắt một lời giữ đúng “đạo Chúa” sống đúng “luật đời”. Ngoài ra, chúng ta cần biết đón nhận chính mình qua những giới hạn về bệnh tật cũng như phận may rủi của kiếp người, đón nhận những bất toàn nơi người xung quanh và cả những bất công trong cuộc sống trần gian với niềm tin: “Kẻ nào bền chí đến cùng kẻ ấy sẽ được cứu thoát” (Mc 13,13).

Nói tóm lại, dù gian truân, khốn khổ, đói rách, hiểm nguy, bắt bớ, gươm giáo… không thể nào tách được các Thánh Tử Đạo ra khỏi tình yêu của Đức Kitô. Các Ngài như hạt giống dám chấp nhận mục nát để làm trổ sinh các tín hữu. Các ngài đã can đảm từ bỏ tất cả ngay cả chính mạng sống để được chính Đức Giêsu làm gia nghiệp và được Nước Trời làm đất hứa. Noi gương các Ngài chúng ta cần can đảm chọn lựa mất những cái tạm bợ, chóng qua, nhỏ nhoi… đời này để được cái vô tận, trường tồn, vĩnh cửu đời sau.

                                  Nữ tu M. Mai Lệ Thi.

 

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

BÀI VIẾT MỚI

spot_imgspot_img

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Chúa Nhật XVII TN, B, Ga 6,1-15: Từ những điều bé nhỏ

  TỪ NHỮNG ĐIỀU BÉ NHỎ (2V 4,42-44; Ep 4,1-6; Ga 6,1-15) M. Tân Trang, Vĩnh Phước Sự kiện xảy ra gần biển hồ Galile, lúc sắp đến...

Chúa Nhật XVI, Thường niên, Năm B, Mc 6,30-3 Con chiên –  Mục tử

Chúa Nhật XVI, Thường niên, Năm B, Mc 6,30-3 Con chiên -  Mục tử Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Lời Chúa hôm nay gợi lên cho chúng...

Chúa Nhật XVI TN, B: Tình yêu và lòng thương xót của Thiên Chúa

  TÌNH YÊU VÀ LÒNG THƯƠNG XÓT CỦA THIÊN CHÚA FM. Paul Nguyễn, PV Chiêm ngưỡng dung mạo lòng thương xót của Đức Giêsu qua trình thuật...

Chúa Nhật XVI TN, B, Mc 6,30-34: Cần lánh riêng ra một nơi

    CẦN LÁNH RIÊNG RA MỘT NƠI (Mc 6,30-34) M. Pacômiô Nguyễn Sơn Vinh, Phước Hiệp Theo quan niệm của Kitô giáo, con người gồm xác và hồn....

Chúa Nhật XVI TN, B, Mc 6,30-34: “Hãy tìm nơi thanh vắng mà nghỉ ngơi”

     “HÃY TÌM NƠI THANH VẮNG MÀ NGHỈ NGƠI” (Mc 6,30-34) Đức Minh, Phước Lý Tin Mừng Chúa nhật XVI hôm nay tường thuật về cuộc hội ngộ...

Chúa Nhật XV TN, B, Mc 6,7-13: Thực hiện lệnh truyền của Chúa

THỰC HIỆN LỆNH TRUYỀN CỦA CHÚA (Mc 6,7-13) Lm. Trần Văn Long, Fatima Đôi khi nhìn những người ăn xin, những người tàn tật trên đường phố,...

Lễ thánh Biển Đức, Mt 19,27-29: Con đường đi tới hạnh phúc

CON ĐƯỜNG ĐI TỚI HẠNH PHÚC (Cn 2,1-9; 1Cr 1,26-31; Mt 19,27-29) M. Gioan Tân, Thiên Phước Có thể nói hạnh phúc là mục đích sống và...

Chúa Nhật XIV Thường niên, Năm B, Mc 6,1-6: Kitô hữu – Ngôn sứ giữa đời

Chúa Nhật XIV Thường niên, Năm B, Mc 6,1-6 Kitô hữu - Ngôn sứ giữa đời Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist “Ngôn sứ có bị rẻ rúng...

Chúa Nhật XIV TN, B, Mc 6,1-6: Không nhận ra Chúa

    KHÔNG NHẬN RA CHÚA (Mc 6,1-6) Tùng Linh, Phước Lý Năm 1958, sau khi Đức Giáo Hoàng Piô XII qua đời, các báo chí mô tả ngài...

Chúa Nhật XIII Thường niên, Năm B, Mc 5,21-43: Hai phép lạ của lòng tin

Chúa Nhật XIII Thường niên, Năm B, Mc 5,21-43 Hai phép lạ của lòng tin Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Tin không chỉ là loan tin,...

Chúa Nhật XIII TN, B, Mc 5,21-43: Hai cái đụng

  HAI CÁI ĐỤNG (Mc 5,21-43) M. Bosco, PS Đức tin của con người là yếu tố có thể tác động đến Thiên Chúa. Các phép lạ xảy...

Chúa Nhật XIII TN, B, Mc 5,21-43: “Đừng sợ, chỉ cần tin thôi”

    „ĐỪNG SỢ, CHỈ CẦN TIN THÔI“ (Mc 5,21-43) Đăng Khoa, Phước Lý "Đừng sợ, chỉ cần tin thôi". Đó là lời trấn an của Chúa Giêsu trước...