Chủ Nhật, 16 Tháng 3, 2025

SUY NIỆM TIN MỪNG, LỄ ĐỨC MẸ HỒN XÁC LÊN TRỜI

LỄ ĐỨC MẸ HỒN XÁC LÊN TRỜI

Lc 1,39-56; 1Cr 15,20-27

Hôm nay, toàn thể Giáo hội vui mừng và chúc tụng Thiên Chúa vì Ngài đã ban cho Đức Maria hồng ân hồn xác lên trời. Chúng ta xem việc Đức Maria hồn xác lên trời là sự ứng nghiệm của những lời tuyệt đẹp trong dụ ngôn những nén bạc: “Khá lắm ! hỡi đầy tớ tài giỏi và trung thành ! … Hãy vào mà hưởng niềm vui của chủ anh” (Mt 25,21).

Lễ Đức Maria hồn xác lên trời có thể được hiểu rõ nhất trong bối cảnh của mầu nhiệm cứu độ trong Đức Ki-tô. Chúng ta có một tóm tắt của sứ điệp trong bài đọc thứ hai. Thánh Phaolô viết rằng cái chết và sự sống lại của Đức Ki-tô là then chốt trong việc thiết lập vương quốc của Ngài. Đức Ki-tô là người đầu tiên từ cõi chết sống lại, nhưng chiến thắng của Ngài được chia sẻ cho tất cả chúng ta, mỗi người theo thứ tự của mình. Đức Maria ở trung tâm của thứ tự bởi người Con của Mẹ thiết lập.

Khi Đức Ki-tô đến giữa chúng ta với tư cách là một con người, Ngài được sinh ra bởi một phụ nữ. Đức Maria được chuẩn bị qua việc được gìn giữ khỏi mọi tội lỗi. Mẹ là người đầu tiên biết Chúa Ki-tô, tin vào Ngài và phó thác cho Ngài. Mẹ đã hiến dâng cả đời cho Ngôi Lời Nhập Thể. Khi Đức Giê-su vạch ra con đường cứu độ, đi theo ý muốn của Chúa Cha cho đến chết trên thập giá. Đức Maria là người môn đệ đầu tiên và trung tín nhất, đã đi theo Chúa cho đến cùng. Mẹ đã ở dưới chân thập giá, Mẹ thấy Chúa thở hơi cuối cùng. Khi Đức Giê-su sống lại trong vinh quang, Ngài mở đường cho mọi người đi vào vinh quang thiên quốc. Ai là người thứ nhất cùng với Chúa Ki-tô đi vào vinh quang nếu không phải là Mẹ của Ngài?

Không Ki-tô hữu nào nghi ngờ việc Mẹ đi vào Nước Trời. Nhưng điều gây bối rối cho một số người là: không chỗ nào trong Kinh Thánh nói rằng Đức Maria lên trời cả hồn lẫn xác. Đối với người Công giáo chúng ta, chúng ta không chỉ tin vào Kinh Thánh mà còn tin vào Thánh Truyền nữa.

Trong sách Khải Huyền, ông Gioan thấy “một người nữ mặc áo mặt trời”. Đây không phải là một cuộc hiện ra của Đức Maria như ở Lộ Đức hay Fatima. Đúng hơn đó là một dấu chỉ lớn, đại diện cho Giáo hội, một Giáo hội đương đầu với sự chống đối của Satan, con rồng đỏ khổng lồ, khi loan báo Tin Mừng cho thế giới. Người Nữ này cũng là một dấu chỉ của Đức Maria, đang sáng ngời trên thiên quốc. Người Nữ không bị quyền lực sự dữ khuất phục. Bởi vì sự vâng phục trung tín của Đức Maria, Thiên Chúa đã đến ngự trị giữa chúng ta.

Trong bài Tin mừng hôm nay, khi bà Elisabeth tôn vinh Đức Maria, Mẹ đã chuyển sang việc tôn vinh Thiên Chúa và lòng thương xót của Ngài đối với Mẹ. Khi chúng ta cử hành lễ Đức Mẹ lên trời, chúng ta cũng vui mừng vì Thiên Chúa đã làm những điều lớn lao cho Mẹ. Dĩ nhiên, Đức Maria đã cộng tác với Thiên Chúa. Thiên Chúa đã không bắt buộc Đức Maria làm bất cứ điều gì, nhưng Mẹ đã cộng tác với Thiên Chúa bằng việc tiếp tục thưa tiếng “xin vâng” trong suốt cuộc đời.

Đức Maria là một dấu chỉ vinh quang chiếu soi trên thân xác chúng ta, nếu chúng ta cộng tác như Mẹ đã cộng tác với những ân sủng mà Thiên Chúa đã ban cho chúng ta. Thân xác chúng ta sẽ sống lại và lên trời vinh quang sau khi chúng ta trải qua cái chết và chờ đến ngày cánh chung. Chúng ta sẽ được chia sẻ vinh quang với Chúa Giê-su và Đức Maria. Cũng như Đức Maria, chúng ta phải cộng tác với Thiên Chúa, phải thưa “xin vâng” với Thiên Chúa. Tiếng “xin vâng” bắt đầu từ khi lãnh nhận bí tích rửa tội, và phải tiếp tục trong mọi sự.

Với tư cách là người con được dựng nên theo hình ảnh của Thiên Chúa, chúng ta được mời gọi phản chiếu vinh quang của Thiên Chúa cho thế giới. Như Đức Maria mang Đức Giê-su trong thân xác của Mẹ, chúng ta cũng mang Chúa trong tâm hồn và sự hiện diện của Ngài có thể chiếu sáng những ai ở chung quanh chúng ta. Đức Maria tiếp tục dạy chúng ta bước theo Mẹ trên con đường khiêm tốn và ẩn dật, và Mẹ mời gọi chúng ta noi gương Mẹ trung tín với ý muốn của Thiên Chúa.

Montfort Phạm Quốc Huyên, Châu Sơn Đơn Dương

 

 

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

BÀI VIẾT MỚI

spot_imgspot_img

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Chúa nhật II MC – C: Đức tin biến đổi cuộc đời

Chúa nhật II MC - C Lc 9,28b-36  ĐỨC TIN BIẾN ĐỔI CUỘC ĐỜI Các môn đệ chịu nhiều gian khổ khi đi theo Chúa Giêsu. Các môn đệ...

Chúa Nhật I, Mùa Chay, Năm C (Lc 4,1-13) Ba cơn cám dỗ

Chúa Nhật I, Mùa Chay, Năm C (Lc 4,1-13) Ba cơn cám dỗ Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Chúa Giêsu dù là Ngôi Hai Thiên Chúa, nhưng...

Chúa Nhật I Mùa Chay, Lc 4,1-13: Những cám dỗ

    NHỮNG CÁM DỖ M. Bartholomeo Nguyễn Văn Thời, Châu Thủy Ma quỉ là loài xảo quyết nhất trên đời. Ma quỉ tìm mọi cách, mọi mánh...

Chúa Nhật I Mùa Chay, Lc 4,1-13: Cám dỗ

    CÁM DỖ (Lc 4,1-13) Luân An, Phước Lý Sống giữa xã hội Việt Nam hôm nay, chúng ta đang được chứng kiến một sự thanh lọc mạnh...

Chúa Nhật VIII, Thường Niên, Năm C (Lc 6, 39-45) “Người tốt thì lấy ra cái tốt từ lòng mình”

Chúa Nhật VIII, Thường Niên, Năm C (Lc 6, 39-45) “Người tốt thì lấy ra cái tốt từ lòng mình” Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist “Sàng rồi...

Chúa Nhật VIII TN, C, Lc 6,39-45: Những bài học đáng quý

    NHỮNG BÀI HỌC ĐÁNG QUÝ (Lc 6,39-45) M. Eugenio Nguyên, Phước Lý Không như mọi khi, bài giảng hôm nay Chúa Giêsu không nói với đám đông...

Chúa Nhật VII, Thường niên, Năm C (Lc 6,27-38) “Tha kẻ dể ta”

    Chúa Nhật VII, Thường niên, Năm C (Lc 6,27-38) “Tha kẻ dể ta” Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Khoảng 9h sáng, thứ Tư, ngày 2/2/2022, trong thánh...

Chúa Nhật VII TN, C, Lc 6,27-38: Lòng bao dung và tha thứ

    LÒNG BAO DUNG VÀ THA THỨ (1Sm 26,2.7-9.12-13.22-23; 1Cr 15,45-49; Lc 6,27-38) Viết Trung, Phước Lý “Anh em hãy có lòng nhân từ, như Cha anh em...

Chúa Nhật VII TN – C: Yêu thương kẻ thù

    Chúa Nhật VII TN - C YÊU THƯƠNG KẺ THÙ (1Sm 26,2.7-9.12-13.22-23; 1Cor 15,45-49; Lc 6,27-38) M. Bosco, Phước Sơn Yêu thương kẻ thù là đặc nét của...

Phúc Thật

Chúa nhật 6 Thường niên năm C (Gr 17, 5-8 ; Tv 1, 1-2. 3. 4 và 6 ; 1 Cr 15, 12. 16-20 ;...