Thứ Bảy, 27 Tháng Bảy, 2024

SUY NIỆM TIN MỪNG LỄ GIÁNG SINH, Lễ ban ngày, NGƯỜI ĐÃ ĐẾN NHÀ MÌNH

NGƯỜI ĐÃ ĐẾN NHÀ MÌNH

LỄ GIÁNG SINH – Lễ ban ngày (25/12)

Is 52,7-10 ; Dt 1,1-6 ; Ga 1,1-18

Phụng vụ Lời Chúa trong cả ba bài đọc sáng nay gợi mở cho chúng ta một niềm vui của sự gặp gỡ. Sự sự gặp gỡ này xảy ra sau một thời gian dài với lòng đợi trông và hy vọng, nay “họ được thấy Đức Chúa đang trở về Xi-on” (Is 52,8), thì hẳn sẽ vui mừng và hạnh phúc đến ngập tràn. Khi “trở về” Người nâng chúng ta lên làm con Thiên Chúa: “Người cho họ quyền trở nên con Thiên Chúa” (Ga 1,12); và cho thừa tự: “Được trở nên con Thiên Chúa nghĩa là được đồng thừa tự với Đức Kitô” (Rm 8,17).

Chúng ta nhìn nhận lịch sử cứu độ của dân Israel là lịch sử của sự trông đợi, không chỉ trong Kinh Thánh mà nó còn đang tồn tại cho đến ngày nay. Điều này được diễn tả đặc biệt trong khi họ bị lưu đày. Nơi đất khách quê người họ không có đền thờ, không còn nơi hội họp, không có các cử hành thờ phượng Chúa. Các ngôn sứ đã không ngừng khơi lên lòng tin và niềm hy vọng của dân vào Thiên Chúa.

Lịch sử Israel ghi đậm một điệp khúc: dân xa rời Thiên Chúa, chạy theo các ngẫu tượng, bị Chúa giáng phạt, các ngôn sứ kêu gọi dân sám hối trở lại cùng Chúa, dân sám hối, cầu xin, Chúa cứu, họ hạnh phúc và gắn bó với Chúa. Một thời gian sau, dân lại chạy theo ngẫu tượng của ngoại bang, lại bị phạt, lại sám hối, lại được cứu,…cứ vậy. Điều này làm nổi bật lên hình ảnh một Thiên Chúa đầy quyền uy và hay thương xót. Quả thật, “Người nổi giận, giận trong giây lát, nhưng yêu thương, thương suốt cả đời” (Tv 29).

Trong Cựu Ước, dân được gặp Chúa là gặp qua các trung gian. Đó là các ngôn sứ, các thủ lãnh, hoặc qua những kỳ công mà Chúa thực hiện để cứu dân những khi họ kêu cầu. Nếu Israel gọi Thiên Chúa là Vua, và họ không có cơ hội, không có điều kiện, không đủ tư cách để mặt đối mặt với Đức Vua, thì chính vị Vua ấy đã thực hiện một kỳ công vĩ đại là sai chính Con Một mình xuống trần gian, trở nên như một con người và sống giữa loài người. Đây chính là điều đối với người dân Israel xưa “Tai chưa hề nghe, mắt chưa hề thấy và lòng người chưa hề nghĩ tới” (x. 1Cr 2,9).

Đức Giêsu Kitô đã đến trần gian và phải chăng vì cách thức đi vào trần gian của Chúa Giêsu bình dị quá và không giống với hoài mong, khát vọng của con người nên dân Israel đến nay vẫn cứ còn đợi trông? Tuy nhiên, “Những ai đón nhận Người thì Người ban cho họ quyền trở nên con Thiên Chúa.” Sự hiện diện của Đức Kitô nơi trần gian mở ra cho nhân loại một kỷ nguyên mới, kỷ nguyên của ơn cứu độ. Kỷ nguyên mới khai sinh nhân loại mới, một nhân loại không chỉ được phục hồi phẩm giá cao quý mà Adam đã đánh mất từ thuở ban đầu, mà còn được nâng lên địa vị làm con Thiên Chúa. “Người đã đến nhà mình”, không phải đến một nơi mà Người đã tạo dựng, không phải đến như một khách thể, Người không đến rồi đi như một lần thăm viếng mà là Người “cư ngụ giữa chúng ta”. Ở đây, Thánh Gioan gọi là “nhà”. Có nhà là hàm ý có sự sống, sự nương náu của những con người, của một gia đình – gia đình nhân loại. Trong “ngôi nhà” này, Đức Kitô trở nên “trưởng tử giữa một đàn em đông đúc”. Nhờ Người, chúng ta được gọi nhau là anh chị em, được gọi Thiên Chúa là Cha. Còn niềm vui và hạnh phúc nào lớn lao hơn!

Hôm nay, chúng ta mừng kỷ niệm mầu nhiệm Chúa Giêsu đến trần gian lần thứ nhất. Tuy vậy, không phải Chúa bắt đầu hiện hữu cách đây hơn hai ngàn năm mà Người luôn có mặt trong lịch sử loài người. Chúa Giêsu đi vào trần gian là để cho con người được gặp Thiên Chúa thật, được mặt giáp mặt, được đụng chạm, được kinh nghiệm về Người. Chúa đã đến trần gian, nhưng có đến được với tâm hồn chúng ta hay không còn tùy thuộc việc chúng ta có muốn hay không. Thực vậy, nơi mỗi người chúng ta có một “ngôi nhà” mà chỉ chính chúng ta mới là người quyết định mở cánh cửa đón Chúa vào hay không. Ai đã từng dành cho Chúa một chỗ trong tâm hồn – từng biết “lặng thinh trước mặt Chúa và đợi trông Người”, thì hẳn cũng đã từng cảm nghiệm được thế nào là có Chúa ở cùng.

Đức Giêsu làm người trong dáng vẻ đơn sơ và nhỏ bé lắm. Người mang hình hài của một trẻ thơ, nhưng mấy ai hiểu được! Có một Người lặng lẽ đến giữa đêm đông, và sẽ mãi còn ở lại, dẫu ta không nhớ đến. Nếu niềm vui của chúng ta trong ngày lễ Sinh Nhật là niềm vui được gặp gỡ Thiên Chúa, thì niềm vui ấy cũng sẽ viên mãn và trọn vẹn trong ngày cánh chung mai hậu.

                        Nữ  tu M. Mazzarello Hồng Vân

 

 

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

BÀI VIẾT MỚI

spot_imgspot_img

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Chúa Nhật XVII TN, B, Ga 6,1-15: Từ những điều bé nhỏ

  TỪ NHỮNG ĐIỀU BÉ NHỎ (2V 4,42-44; Ep 4,1-6; Ga 6,1-15) M. Tân Trang, Vĩnh Phước Sự kiện xảy ra gần biển hồ Galile, lúc sắp đến...

Chúa Nhật XVI, Thường niên, Năm B, Mc 6,30-34: Con chiên –  Mục tử

Chúa Nhật XVI, Thường niên, Năm B, Mc 6,30-3 Con chiên -  Mục tử Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Lời Chúa hôm nay gợi lên cho chúng...

Chúa Nhật XVI TN, B: Tình yêu và lòng thương xót của Thiên Chúa

  TÌNH YÊU VÀ LÒNG THƯƠNG XÓT CỦA THIÊN CHÚA FM. Paul Nguyễn, PV Chiêm ngưỡng dung mạo lòng thương xót của Đức Giêsu qua trình thuật...

Chúa Nhật XVI TN, B, Mc 6,30-34: Cần lánh riêng ra một nơi

    CẦN LÁNH RIÊNG RA MỘT NƠI (Mc 6,30-34) M. Pacômiô Nguyễn Sơn Vinh, Phước Hiệp Theo quan niệm của Kitô giáo, con người gồm xác và hồn....

Chúa Nhật XVI TN, B, Mc 6,30-34: “Hãy tìm nơi thanh vắng mà nghỉ ngơi”

     “HÃY TÌM NƠI THANH VẮNG MÀ NGHỈ NGƠI” (Mc 6,30-34) Đức Minh, Phước Lý Tin Mừng Chúa nhật XVI hôm nay tường thuật về cuộc hội ngộ...

Chúa Nhật XV TN, B, Mc 6,7-13: Thực hiện lệnh truyền của Chúa

THỰC HIỆN LỆNH TRUYỀN CỦA CHÚA (Mc 6,7-13) Lm. Trần Văn Long, Fatima Đôi khi nhìn những người ăn xin, những người tàn tật trên đường phố,...

Lễ thánh Biển Đức, Mt 19,27-29: Con đường đi tới hạnh phúc

CON ĐƯỜNG ĐI TỚI HẠNH PHÚC (Cn 2,1-9; 1Cr 1,26-31; Mt 19,27-29) M. Gioan Tân, Thiên Phước Có thể nói hạnh phúc là mục đích sống và...

Chúa Nhật XIV Thường niên, Năm B, Mc 6,1-6: Kitô hữu – Ngôn sứ giữa đời

Chúa Nhật XIV Thường niên, Năm B, Mc 6,1-6 Kitô hữu - Ngôn sứ giữa đời Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist “Ngôn sứ có bị rẻ rúng...

Chúa Nhật XIV TN, B, Mc 6,1-6: Không nhận ra Chúa

    KHÔNG NHẬN RA CHÚA (Mc 6,1-6) Tùng Linh, Phước Lý Năm 1958, sau khi Đức Giáo Hoàng Piô XII qua đời, các báo chí mô tả ngài...

Chúa Nhật XIII Thường niên, Năm B, Mc 5,21-43: Hai phép lạ của lòng tin

Chúa Nhật XIII Thường niên, Năm B, Mc 5,21-43 Hai phép lạ của lòng tin Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Tin không chỉ là loan tin,...

Chúa Nhật XIII TN, B, Mc 5,21-43: Hai cái đụng

  HAI CÁI ĐỤNG (Mc 5,21-43) M. Bosco, PS Đức tin của con người là yếu tố có thể tác động đến Thiên Chúa. Các phép lạ xảy...

Chúa Nhật XIII TN, B, Mc 5,21-43: “Đừng sợ, chỉ cần tin thôi”

    „ĐỪNG SỢ, CHỈ CẦN TIN THÔI“ (Mc 5,21-43) Đăng Khoa, Phước Lý "Đừng sợ, chỉ cần tin thôi". Đó là lời trấn an của Chúa Giêsu trước...