Thứ Bảy, 27 Tháng Bảy, 2024

SUY NIỆM TIN MỪNG, LỄ THÁNH BÊNAĐÔ

LỄ THÁNH BÊNAĐÔ

Mt 5, 13 – 19

 M. Gregorio – An Phước

Khi nói đến muối là nói đến một loại thực phẩm rất thân thiện, gần gũi với đời sống con người, cũng như không thể thiếu trong việc làm phụ gia cho các món ăn. Nếu việc chế biến các món ăn mà thiếu muối, thì món ăn đó sẽ trở nên vô vị. Thực vậy, điển hình như trong sách Gióp có câu, nếu đọc theo nghĩa thông thường, thì chúng ta thấy công dụng của muối không thể thiếu, không những cho cả hôm nay, mà ngay cả xa xưa:

“Hỏi có ai ăn nhạt mà không cần muối?

Liệu nước rau sam có được chút hương vị nào chăng?” (G 6, 6).

Trong văn học, muối được dùng để diễn tả sự thủy chung của tình yêu đôi lứa:

“Tay nâng chén muối đĩa gừng,

Gừng cay muối mặn xin đừng bỏ nhau.

Tay bưng đĩa muối sàng rau,

Căn duyên trời định bỏ nhau sao đàng”.

Trong Thánh Kinh, muối ám chỉ tới sự bền bỉ của giao ước: “Các ngươi phải bỏ muối vào mọi lễ phẩm các ngươi dâng tiến, các người không được để lễ phẩm các ngươi thiếu muối của giao ước của Thiên Chúa các ngươi” (Lv 2, 13).

Trong Tin Mừng Mattheu, khi nói: “Các con là muối cho đời”, là Chúa muốn nói đến một loại muối mới, một loại muối không như chúng ta dùng để chế biến thức ăn, hay dùng để ướp lễ phẩm như người Do thái xưa, mà loại muối sống động. Nghĩa là trong khi thi hành sứ vụ, người tông đồ luôn ở thế chủ động để cảm hóa thế gian, chứ không phải để thế gian cảm hóa người tông đồ. Cho nên, Chúa mới bảo: “các con là muối cho đời”, chứ Ngài không nói “đời là muối cho các con”.

Thành ngữ “các con là…” được tìm thấy ở sách Xuất hành 19, 6: “Các ngươi sẽ là một vương quốc tư tế, và là một dân thánh cho ta”. Nghĩa là nói về việc dân Israel được Thiên Chúa chuyển chọn giữa muôn dân. Còn khi nói với các tông đồ “các con là” cũng ám chỉ họ là những người được tuyển chọn giữa muôn người.

Tiếp câu “muối cho đời”, “đời” ám chỉ tới loài người, nhưng “đời” cũng là thế gian. Thế gian trong Tin Mừng của Thánh Gioan là đối tượng cho sứ vụ của Đức Giêsu, và thế gian cũng là nơi các tông đồ thi hành sứ vụ: “Như Cha đã sai con đến thế gian, con cũng sai họ đến thế gian” (Ga 17, 18). Trong thế gian, người tông đồ phải là muối. Cũng như muối không thể tách rời khỏi phẩm chất của nó, thì người tông đồ cũng không thể tách rời khỏi sứ vụ truyền giáo của mình. “Nếu muối mà nhạt đi”. Đây là kinh nghiệm của Chúa Giêsu về một loại muối “dơ” lấy ở phía nam biển chết thời của Ngài. Loại muối này có màu xanh lạt, pha trộn thạch cao và vôi. Nó sẽ dễ dàng biến thành bùn khi gặp ẩm ướt. Ta vẫn có thể gọi là muối, nhưng thực ra nó không còn là muối nữa. Cũng vậy, danh hiệu tông đồ không nói lên được bản chất của người tông đồ, nếu như người ta không sống đúng với căn tính của sứ vụ.

Nhìn lại tấm gương của Thánh Benado mà Giáo Hội mừng kính hôm nay. Để sống như bản chất của muối là mặn. Ngay từ lúc dấn thân vào Dòng, Benado luôn tự hỏi mình: “Hỡi Benado, ngươi vào đây để làm gì?” nhằm để nhắc nhở mình sống đúng với lý tưởng mình đã chọn.

Vậy, để sống đúng như sứ điệp Tin Mừng mời gọi là phải trở nên muối cho đời, thiết nghĩ không gì khác hơn là trung thành với Chúa trong giao ước, trung thành với nhau trong tình yêu và trung thành với căn tính của “cái mình là”.

 

 

 

 

 

 

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

BÀI VIẾT MỚI

spot_imgspot_img

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Chúa Nhật XVII TN, B, Ga 6,1-15: Từ những điều bé nhỏ

  TỪ NHỮNG ĐIỀU BÉ NHỎ (2V 4,42-44; Ep 4,1-6; Ga 6,1-15) M. Tân Trang, Vĩnh Phước Sự kiện xảy ra gần biển hồ Galile, lúc sắp đến...

Chúa Nhật XVI, Thường niên, Năm B, Mc 6,30-34: Con chiên –  Mục tử

Chúa Nhật XVI, Thường niên, Năm B, Mc 6,30-3 Con chiên -  Mục tử Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Lời Chúa hôm nay gợi lên cho chúng...

Chúa Nhật XVI TN, B: Tình yêu và lòng thương xót của Thiên Chúa

  TÌNH YÊU VÀ LÒNG THƯƠNG XÓT CỦA THIÊN CHÚA FM. Paul Nguyễn, PV Chiêm ngưỡng dung mạo lòng thương xót của Đức Giêsu qua trình thuật...

Chúa Nhật XVI TN, B, Mc 6,30-34: Cần lánh riêng ra một nơi

    CẦN LÁNH RIÊNG RA MỘT NƠI (Mc 6,30-34) M. Pacômiô Nguyễn Sơn Vinh, Phước Hiệp Theo quan niệm của Kitô giáo, con người gồm xác và hồn....

Chúa Nhật XVI TN, B, Mc 6,30-34: “Hãy tìm nơi thanh vắng mà nghỉ ngơi”

     “HÃY TÌM NƠI THANH VẮNG MÀ NGHỈ NGƠI” (Mc 6,30-34) Đức Minh, Phước Lý Tin Mừng Chúa nhật XVI hôm nay tường thuật về cuộc hội ngộ...

Chúa Nhật XV TN, B, Mc 6,7-13: Thực hiện lệnh truyền của Chúa

THỰC HIỆN LỆNH TRUYỀN CỦA CHÚA (Mc 6,7-13) Lm. Trần Văn Long, Fatima Đôi khi nhìn những người ăn xin, những người tàn tật trên đường phố,...

Lễ thánh Biển Đức, Mt 19,27-29: Con đường đi tới hạnh phúc

CON ĐƯỜNG ĐI TỚI HẠNH PHÚC (Cn 2,1-9; 1Cr 1,26-31; Mt 19,27-29) M. Gioan Tân, Thiên Phước Có thể nói hạnh phúc là mục đích sống và...

Chúa Nhật XIV Thường niên, Năm B, Mc 6,1-6: Kitô hữu – Ngôn sứ giữa đời

Chúa Nhật XIV Thường niên, Năm B, Mc 6,1-6 Kitô hữu - Ngôn sứ giữa đời Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist “Ngôn sứ có bị rẻ rúng...

Chúa Nhật XIV TN, B, Mc 6,1-6: Không nhận ra Chúa

    KHÔNG NHẬN RA CHÚA (Mc 6,1-6) Tùng Linh, Phước Lý Năm 1958, sau khi Đức Giáo Hoàng Piô XII qua đời, các báo chí mô tả ngài...

Chúa Nhật XIII Thường niên, Năm B, Mc 5,21-43: Hai phép lạ của lòng tin

Chúa Nhật XIII Thường niên, Năm B, Mc 5,21-43 Hai phép lạ của lòng tin Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Tin không chỉ là loan tin,...

Chúa Nhật XIII TN, B, Mc 5,21-43: Hai cái đụng

  HAI CÁI ĐỤNG (Mc 5,21-43) M. Bosco, PS Đức tin của con người là yếu tố có thể tác động đến Thiên Chúa. Các phép lạ xảy...

Chúa Nhật XIII TN, B, Mc 5,21-43: “Đừng sợ, chỉ cần tin thôi”

    „ĐỪNG SỢ, CHỈ CẦN TIN THÔI“ (Mc 5,21-43) Đăng Khoa, Phước Lý "Đừng sợ, chỉ cần tin thôi". Đó là lời trấn an của Chúa Giêsu trước...