Chủ Nhật, 8 Tháng mười hai, 2024

Suy niệm về thánh Giuse (Lm. Ignatio Hoàng Trọng Danh-CT)

Suy niệm về thánh Giuse

(Lm. Ignatio Hoàng Trọng Danh-CT)

Thời đại nào đời sống hôn nhân cũng có những nét đẹp đáng tôn trọng, đáng kính và đáng yêu. Thế nhưng trong đời sống hôn nhân cũng không thiếu những sự thử thách dành cho nhau. Trước khi đến với hôn nhân thánh Giuse cũng đã trải qua những thử thách đó.

  1. Sự thử thách: Phụng vụ thánh lễ hôm nay Giáo Hội cho ta nghe lại trình thuật của thánh Matthêu về việc thiên sứ truyền tin cho ông Giuse. Câu chuyện truyền tin cho Giuse khởi đi từ việc Đức Trinh nữ Maria bạn của Giuse; hai người đã đính hôn với nhau nhưng Maria đã có thai. Theo luật Dothái việc hai người đính hôn với nhau được coi như là vợ chồng trước pháp luật, họ chỉ chờ ngày rước dâu. Thế nhưng chuyện làm cho Giuse khó xử là khi Maria và Giuse chưa hề có sự chung sống về thể xác với nhau, thế mà Maria đã có thai. Bào thai trong lòng Maria là một sự bí ẩn! Cho nên đã gây nên một sự nghi ngờ cho Giuse. Bởi đó câu hỏi được đặt ra vào lúc này là tại sao Giuse lại biết là Maria đã có thai? Phải chăng vì quá lo lắng mà Maria đã nói điều này cho Giuse? Maria có tiết lộ về nguồn gốc bào thai không hay chỉ nói mình có thai mà không cho Giuse biết nguyên do của bào thai. Chính điều bí ẩn này đã làm Giuse khó chịu và đầy lo lắng. Bởi vì lúc này Giuse đã là chồng của Maria nên việc Maria có thai làm cho Giuse lo lắng là điều dễ hiểu. Từ đó nhiều câu hỏi đã được ông đặt ra. Tại sao Maria lại làm vậy? Maria biết Giuse yêu cô, thế tại sao Maria lại cư xử như thể phản bội ông hay sao? Có phải Maria đã không trung thực với việc đính hôn của mình? Có lẽ đó là những lo lắng và những suy nghĩ mà Giuse cảm thấy chưa thõa mãn.

Giuse đã suy nghĩ mãi cái bào thai trong lòng Maria và cuối cùng đã muốn chấm dứt mối tình này bằng việc âm thầm rút lui. Có lẽ Giuse đã muốn chọn một giải pháp ổn thỏa nhất để tránh làm tổn hại đến nhân mạng của Maria. Vì nếu cư xử cách thô bạo hơn, ông có thể kiện Maria ra trước tòa án tôn giáo và hậu quả Maria có thể bị ném đá cho đến chết. Thế nhưng Giuse hiểu hậu quả kinh khủng đó nên ông “âm thầm định tâm rút lui”. Để tránh một cuộc đổ máu cho người vô tội.

Dẫu biết rằng bào thai trong lòng Maria là nỗi buồn rất lớn với Giuse vào lúc này. Thế nhưng vì quá yêu Maria nên Giuse đã quyết định không làm lớn chuyện mà chỉ muốn âm thầm rút lui. Chính trong giây phút bi đát nhất để đưa ra một quyết định táo bạo và dứt khoát thì cũng là giây phút Thiên Chúa can thiệp qua việc sai sứ thần đến báo tin cho Giuse trong giấc mộng mà rằng: “Này ông Giuse, là con cháu Đa-vit, đừng ngại đón bà Maria vợ ông về, vì người con bà cưu mang là do quyền năng Chúa Thánh Thần”. Quả thật đường lối của Thiên Chúa khác với những toan tính của con người. Ta còn nhớ câu chuyện trong sách Sáng Thế, khi Abraham vâng lệnh Chúa đưa Isaac đi sát tế. Khi hai cha con chất củi xong, lúc ông chuẩn bị sát hại đứa con ông yêu quí để làm của lễ toàn thiêu thì Thiên Chúa ra tay can thiêp [St 22, 9 -13].Trong trừơng hợp này, Giuse đang chán nản muốn định tâm bỏ đi thì Thiên Chúa sai sứ thần đến báo cho ông biết nguồn gốc bào thai mà Maria đang cưu mang.

  1. Vâng theo thánh ý Chúa. Tâm trạng buồn rầu chán nản bỗng dưng qua một giấc chiêm bao ông đã hoàn toàn thay đổi và không còn hồ nghi gì nũa. Sau khi thức giấc Giuse hoàn toàn vâng phục thánh ý Chúa. Sự vâng phục thánh ý Chúa cách mau lẹ là dấu chỉ của một người có đời sống đức tin sâu xa. Mặc dầu từ trước tới giờ Giuse chưa hề có kinh nghiệm nào về sự gặp gỡ Chúa. Thế nhưng với một con người luôn sống trong sự kính sợ Chúa nên khi chiêm bao thấy sứ thần báo tin, ông đã tin. Từ đó Giuse thay đổi cái nhìn của mình về Maria. Không còn hồ nghi gì nữa. ông tin bào thai mà Maria đang cưu mang là do quyền năng của thánh Thần. Nên mọi nghi ngờ và lo lắng từ trước, giờ đây đã được sứ thần minh giải rõ ràng. Khi thức dậy, Giuse đã làm như lời sứ thần truyền là đón Maria về. Nếu như trước đây Giuse chưa có kinh nghiệm gì về sự gặp gỡ Chúa. Thì nay qua giấc chiêm bao ngài đã hành động như một người có bề dày kinh nghiệm sâu xa về sự gặp gỡ Chúa. Từ đó Giuse nhiệt tình chăm lo cho Maria.
  2. Hoàn tất sứ mạng. Thánh Mattheu nói: “sau khi tỉnh giấc Giuse đã đón Maria về”. Hành động này nói lên rằng Giuse đã thay đổi để đón nhận Maria và chuẩn bị làm chồng và làm cha của một gia đình. Những ngày tháng âm thầm lặng lẽ qua đi cho đến khi Maria sinh hài nhi và ngài đã đặt tên cho hài nhi là Giêsu như lời sứ thần truyền. “Bà sẽ sinh con trai và ông phải đặt tên cho con trẻ là Giêsu”. Vai trò của Giuse là yêu thương và chăm sóc gia đình. Bằng những công việc thường nhật hằng ngày; như nghề thợ mộc quen thuộc. Việc chu toàn bổn phận và hằng ngày nêu gương nhân đức là một cách hy sinh bản thân để chăm sóc gia đình tốt hơn. Đó là cách phục vụ tốt nhất. Đồng thời đó là cách ngài hoàn tất bổn phận của một người chồng với Maria và người cha của hài nhi Giêsu trong sự khiêm tốn và vâng phục.

Tóm lại: để đón nhận thánh ý Chúa người kitô hữu cần có thái độ khiêm tốn sẵn sàng vâng phục và lắng nghe. Có thể quan sát và suy niệm những biến cố lớn nhỏ xảy ra trong đời sống của mình hay của cộng đoàn, gia đình. Từ đó rút ra cho mình kinh nghiệm về sự gặp gỡ Chúa. Khi đã có những kinh nghiệm như thế thì đức tin cũng sẽ được củng cố thêm như trường hợp của thánh Giuse hôm nay.

 

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

BÀI VIẾT MỚI

spot_imgspot_img

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Ngày 3-12, lễ kính thánh Phanxicô Xaviê, Linh mục (Mc 16,15-20) Đi tìm vinh quang thật

Ngày 3-12, lễ kính thánh Phanxicô Xaviê, Linh mục (Mc 16,15-20) Đi Tìm Vinh Quang Thật Lm. Gioan Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Bản chất của Hội...

Kính thánh Phanxicô Xaviê, Mc 16,15-20

  KÍNH THÁNH PHANXICÔ XAVIÊ Lm M. Phêrô Khoa Lê Trọng Ngọc, Phước Sơn Đôi nét tiểu sử: Thánh Phanxicô Xaviê sinh năm 1506 tại Điên Xaviê thuộc...

Thứ 7, Tuần XXXIV, Kính Thánh Anrê Tồng đồ, Mt 4, 18-22

KÍNH THÁNH ANRÊ TÔNG ĐỒ Lm M. Phêrô Khoa Lê Trọng Ngọc, Phước Sơn Đôi nét về tiểu sử: Thánh Anrê quê ở Betsaida và là một...

Ngày 30.11 – Lễ kính thánh Andre Tông đồ

  HÀNH TRÌNH ƠN GỌI (Mt 4, 18-22) M. Kolbe, Phước Hiệp Lễ thánh Andre Tông đồ, là dịp để chúng ta suy niệm về tiếng gọi...

Thứ 6 Tuần XXXIV TN, Lc 21,29-33 Trời mới đất mới

TRỜI MỚI ĐẤT MỚI Lm M. Phêrô Khoa Lê Trọng Ngọc, Phước Sơn Bối cảnh: Với bài diễn từ “Cánh Chung” Đức Giêsu tiên báo thành Giêrusalem...

Thứ Năm Tuần XXXIV TN – Lc 21,20-28 Giêrusalem bị tàn phá

  GIÊRUSALEM BỊ TÀN PHÁ Lm M. Phêrô Khoa Lê Trọng Ngọc, Phước Sơn Bối cảnh: Để chúng ta biết được phần nào đoạn Tin Mừng của thánh...

Thứ 4 Tuần XXXIV TN – Lc 21,12-19 Vì danh Thầy anh em sẽ bị bắt nộp và ngược đãi

  VÌ DANH THẦY ANH EM SẼ BỊ BẮT NỘP VÀ NGƯỢC ĐÃI Lm M. Phêrô Khoa Lê Trọng Ngọc, Phước Sơn Bối cảnh: Các môn đệ cũng như...

Thứ Bảy, Tuần XXXIII, Thường niên (Lc 20,27-38) Tôi tin có sự sống đời đời

Thứ Bảy, Tuần XXXIII, Thường niên (Lc 20,27-38) Tôi Tin Có Sự Sống Đời Đời Lm. Gioan Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Chúng ta đang sống trong...

Thứ 6 Tuần XXXIII TN, Lc 19,43-48: Thanh tẩy nhà Cha

THANH TẨY NHÀ CHA Lm M. Phêrô Khoa Lê Trọng Ngọc, Phước Sơn Bối cảnh: Vào dịp trẩy hội đền Giêrusalem mừng lễ Vượt qua hơn hai...

Thứ 5, Tuần XXXIII TN, Mt 12,46-50: Ai thuộc về gia đình Đức Giêsu

    AI THUỘC VỀ GIA ĐÌNH ĐỨC GIÊSU Lm M. Phêrô Khoa Lê Trọng Ngọc, Phước Sơn Bối cảnh: Sau những lời khiển trách các người cứng tin,...

Thứ 5 Tuần XXXIII TN, Lc 19,41-44: Chúa Giêsu than khóc thành Giêrusalem

CHÚA GIÊSU THAN KHÓC THÀNH GIÊRUSALEM Lm M. Phêrô Khoa Lê Trọng Ngọc, Phước Sơn Từ Giêrikhô, Đức Giêsu đã cuốc bộ suốt quãng đường...

Thứ 4 Tuần XXXIII TN – Lc 19, 11-20 Dụ ngôn mười yến bạc

DỤ NGÔN MƯỜI YẾN BẠC Lm M. Phêrô Khoa Lê Trọng Ngọc, Phước Sơn Bối cảnh: Dụ ngôn mười yến bạc này được Đức Giêsu kể...