Chủ Nhật, 8 Tháng Chín, 2024

SUY NIỆN TIN MỪNG Chúa Nhật 2 TN-C – Ga 2, 1-11 DẤU LẠ CANA : TƯỞNG THẾ NHƯNG KHÔNG THẾ

DẤU LẠ CANA : TƯỞNG THẾ NHƯNG KHÔNG THẾ

Sau biến cố Giáng Sinh, có thể coi ba biến cố sau đây như ba cách hiển linh của Chúa Giêsu. 1)- Chúa Giêsu tỏ ra Người là Đấng Cứu Thế của toàn thể nhân loại (qua ba nhà chiêm tinh phương Đông). 2)- Chúa Giêsu được Chúa Cha và Chúa Thánh Thần thánh hiến và sai đi (qua việc Ngài chịu phép rửa của Gioan Tẩy giả). 3)- Chúa Giêsu đã “bày tỏ vinh quang của Ngài;  và các môn đệ đã tin vào Ngài” (qua phép lạ đầu tiên tại tiệc cưới Cana). 

Như lời thánh Gioan viết : Chúa Giêsu đã “bày tỏ vinh quang của Ngài, và các môn đệ đã tin vào Ngài.” Phép lạ tại Cana : 

           a)  Là một dấu lạ để “bày tỏ vinh quang của Ngài” 

          Tin Mừng Thứ 4 của thánh Gioan dùng từ dấu lạ để nói về những phép lạ của Chúa Giêsu. Dấu lạ là một sự kiện mắt thấy tai nghe, giúp con người nhận ra căn tính sự kiện sau khi chứng kiến hoặc nghe kể về sự kiện ấy. Sự kiện Chúa Giêsu làm phép lạ bánh và cá hóa nhiều để nuôi đám đông dân chúng (Ga 6) : dấu chỉ cho con người thấy Ngài là bánh ban sự sống. Chúa Giêsu chữa lành một người mù bẩm sinh (Ga 9) : dấu chỉ nhờ đó con người biết Ngài là ánh sáng thế gian. Dấu lạ Cana mở đầu cho một loạt những dấu lạ khác, nhưng tất cả đều được quy vào cùng một mục đích là bày tỏ vinh quang của Chúa Giêsu và tạo niềm tin vào Ngài, là Đấng Thiên Sai, sẽ hy sinh mạng sống mình để xóa bỏ tội lỗi nhân loại, nhất là bày tỏ vinh quang của Ngài” vào thời điểm gọi là “giờ”.  Chính vào “giờ” thế gian tưởng thắng được Chúa Giêsu khi Ngài chết trên thập giá (x. Ga 12,27), lại là lúc Ngài chiến thắng tội lỗi và cái chết (x. Ga 12,23) mà về với Chúa Cha (Ga 13,1).  

            b)  “Các môn đệ đã tin vào Chúa Giêsu” 

Thường tình, có lẽ sự kiện nước lã hóa rượu ngon, những người chứng kiến hẳn đang khâm phục Chúa Giêsu. Song, điều quan trọng nhất ở đây mà thánh sử Gioan muốn nói đến, đó là “các môn đệ đã tin vào Chúa Giêsu”. Cuộc Hiển Linh tại tiệc cưới Cana, các môn đệ đầu tiên của Chúa Giêsu đã được diễm phúc nhận biết Chúa Giêsu là ai và sẽ làm gì. Tại tiệc cưới Cana, mặc dù “giờ” của Chúa Giêsu chưa đến, nhưng Ngài đã tỏ ra cho con người biết trước quyền năng của Ngài mà lẽ ra phải chờ khi Ngài treo trên thập giá (x. Pl 2,6-11). Nhưng để thực sự nhận biết Ngài là Con Một Thiên Chúa, là “dung mạo Lòng Thương Xót của Chúa Cha” [1] tỏa sáng trên trần gian, để tỏ cho con người ân sủng và tình yêu của Thiên Chúa, con người còn phải đi theo làm môn đệ và trở nên chứng nhân Lòng Thương Xót trên khắp cùng bờ cõi trái đất (x. Mc 16,15). Và như Chúa Giêsu, tới lượt con người cũng sẽ đem ân sủng và tình yêu Thiên Chúa Cha, Đấng giàu Lòng Thương Xót (x. Ep 2, 4), đến cho những người anh chị em khắp nơi trên thế giới, vì “Lòng Thương Xót là lời mặc khải mầu nhiệm Ba Ngôi Chí Thánh. Lòng Thương Xót là  hành  động chung cuộc và tối thượng, qua đó Thiên Chúa đến với chúng ta. Lòng Thương Xót là luật căn bản được đặt vào trái tim của những ai biết dùng đôi mắt chân thành để nhìn vào người anh chị em gặp thấy trên đường đời. Lòng Thương Xót là con đường nối kết Thiên Chúa với con người, hướng lòng chúng ta về niềm hy vọng sẽ được yêu thương luôn mãi, bất chấp tội lỗi của chúng ta” [2]. 

          c) Sứ điệp        

Dấu lạ Cana không chỉ cho thấy việc làm của Chúa Giêsu đã “bày tỏ vinh quang của Ngài, và các môn đệ đã tin vào Ngài”,  mà còn cho thấy vai trò khẩn thiết của Mẹ Maria trong việc -cùng với Chúa Giêsu- thông ban Ơn Cứu Độ cho con người. Tính khẩn thiết này, thánh viện phụ Bernard đã diễn tả như cả loài người đang chờ đợi tiếng ‘xin vâng’ của Mẹ trả lời với sứ thần Gabriel, để Ơn Cứu Độ mau xảy đến, dù “Giờ” chưa đến. Thánh viện phụ Bernard [3] viết :

“Ôi lạy Mẹ dịu dàng nhân ái, tổ tiên loài người là Ađam khóc lóc dầm dề, cầu xin Mẹ trả lời, vì ngài đã bị trục xuất khỏi vườn địa đàng cùng với đoàn con cháu khốn cùng. Tổ phụ Abraham van xin Mẹ trả lời, vua Đavid van xin Mẹ trả lời, các vị tổ phụ khác, cả tổ tiên của Mẹ nữa, cũng van xin Mẹ trả lời. Những người còn ở nơi chốn tối tăm sự chết, tất cả đều khẩn khoản cầu xin Mẹ trả lời. Toàn thể thế giới phủ phục dưới chân Mẹ, chờ đợi câu trả lời đó … Lạy Mẹ, xin đừng chậm trễ nữa, xin Mẹ trả lời đi. Lạy Mẹ, xin nói nên lời mà thế giới, hỏa ngục, cả thiên đàng nữa… đang đợi chờ”.

Thật vậy, nhờ Mẹ Maria nói với Chúa Giêsu :  “Họ hết rượu rồi”. Dù Chúa Giêsu cho biết : “Giờ” của Ngài chưa đến. Chúa Giêsu nói thế, tưởng thế nhưng không thế. Chúa Giêsu đã làm theo đức tin của Mẹ khi Mẹ đã nói với những người giúp việc : “Ngài bảo gì, các anh cứ việc làm theo”. Quả thế, do sự can thiệp của Mẹ, dấu lạ đã được thực hiện, rượu mà Chúa Giêsu đã biến ra từ nước lã còn ngon hơn cả rượu ngon nhất mà chủ tiệc đã thết đãi từ đầu. Sáu chum nước lã, tương đương 720 lít, một dung lượng không nhỏ.

Cứ xem đó thì biết Mẹ Maria thương yêu quan tâm lo lắng cho con người biết bao. Nên, trong cuộc sống, đặc biệt trong Năm Thánh Lòng Chúa Thương Xót này, “chúng ta hãy hướng về Mẹ trong lời kinh Salve Regina, một lời cầu nguyện luôn cổ kính và mới mẻ, để Mẹ không mệt mỏi ghé mắt xót thương nhìn đến chúng ta, và làm cho chúng ta xứng đáng để chiêm ngưỡng khuôn mặt của lòng thương xót, là Chúa Giêsu Con của Mẹ” [4].

 M. FranÇois De Sales, An Phước

 

[1] Tông sắc Misericordiæ Vultus, số 1 

[2] Tông sắc Misericordiæ Vultus, số 2

[3] Tuyển tập Tôn Vinh Mẹ, An Phước 2015, tr. 27

[4] Tông sắc Misericordiæ Vultus, số 24

 

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

BÀI VIẾT MỚI

spot_imgspot_img

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Chúa Nhật XXIII, Thường Niên B (Is 35,4-7a; Gc 2,1-5; Mc 7,31-37) Xin Chữa Con theo Cách Của Chúa

Chúa Nhật XXIII, Thường Niên B (Is 35,4-7a; Gc 2,1-5; Mc 7,31-37) XIN CHỮA CON THEO CÁCH CỦA CHÚA Lm. Gioan Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Một cô...

LỄ SINH NHẬT ĐỨC MẸ QUÀ SINH NHẬT Mt 1,18-23 M. Clara, Phước Thiên Nếu có dịp đi dự tiệc sinh nhật ai đó, chúng ta thường không...

Chúa Nhật XXII TN, B, Mc 7,1-8a.14-15.21-23: Canh tân tâm hồn

    CANH TÂN TÂM HỒN (Mc 7,1-8a.14-15.21-23) M. Gioan Nguyễn An, Vĩnh Phước Tin Mừng Chúa Nhật XXII thường niên, Năm B hôm nay là những lời giáo...

Chúa Nhật XXII TN, B, Mc 7,1-8a.14-15.21-23: Lời Sống

  LỜI SỐNG (Mc 7,1-8a.14-15.21-23) M. Augustino, Phước Hải Ngôn ngữ đã xuất hiện từ khi con người xuất hiện trên mặt đất này. Ngôn ngữ giúp con...

Chúa Nhật XXI TN, B: Còn sống là còn chọn lựa

  CÒN SỐNG LÀ CÒN CHỌN LỰA (Gs 24,1-2a.15-17.18b; Ep 5,21-32; Ga 6,54a.60-69) Jos. ĐB, Phước Vĩnh Linh mục nhạc sĩ Thành Tâm đã suy diễn câu nói...

Chúa Nhật XXI TN, B: “Bỏ Thầy con biết theo ai, vì Thầy có lời ban sự sống.”

"BỎ THẦY CON BIẾT THEO AI, VÌ THẦY CÓ LỜI BAN SỰ SỐNG" (Ga 6,54a.60-69) Thầy Phêrô Kim-Ngôn Nguyễn Bảo Duy, Phước Hiệp Trích đoạn Tin mừng...

Lễ thánh Bernardo: Thánh Bernardo – Muối và Ánh sáng trong Giáo Hội

    THÁNH BERNARDO – MUỐI VÀ ÁNH SÁNG TRONG GIÁO HỘI (Mt 5,13-19) M. Anselmo Nguyễn Minh Quang, An Phước Trong Tin Mừng theo Thánh Matthêu 5,13-19, Chúa...

Ngày 20/8, Lễ thánh Bênađo viện phụ – Bênađô người đan sĩ Xitô

Ngày 20/8, Lễ thánh Bênađo viện phụ Bênađô người đan sĩ Xitô Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Có lẽ dưới nhãn quan của một số người, thì...

Lễ thánh Viện phụ Bênađô: Ánh sáng ngọt ngào (Đức TGM Giuse Ngô Quang Kiệt)

Lễ Thánh Phụ Bênađô ÁNH SÁNG NGỌT NGÀO Kn 7,7-10.15-16; 1Cr 1,26-31; Mt 5,13-19 Đức TGM Giuse Ngô Quang Kiệt Nunquam satis. Đó là lời thánh phụ Bênađô...

Lễ thánh phụ Bênađô: Theo gót vị Tôn sư

  Suy niệm Lễ thánh phụ Bênado 20.8.2024   Là hậu duệ, chúng ta mừng kính Đấng tiền bối, thánh phụ Benado, Viện phụ. Chúng ta hân hoan...

Chúa Nhật XX TN, B, Ga 6,51-58: Bánh Hằng Sống

    BÁNH HẰNG SỐNG (Ga 6,51-58) M. Michael Hội, Phước Lý Từ lúc khởi thủy Thiên Chúa đã tạo dựng và ban cho con người sự sống, là...

Lễ Đức Maria Hồn Xác Lên Trời: Đức Mẹ lên trời là niềm vui và hy vọng cho chúng ta

  ĐỨC MẸ LÊN TRỜI LÀ NIỀM VUI VÀ HY VỌNG CHO CHÚNG TA (Kh 11,19a;12,1-6a; 1Cr 15,20-27; Lc 1,39-56) Vp. Vincent Hoà, PV Hôm nay chúng ta...