Thứ Bảy, 27 Tháng Bảy, 2024

TÂM HỒN ĐẸP-HÀNH ĐỘNG TỐT- TUẦN XXXII- Chúa Nhật- VP Duyên Thập Tự

TN-219-TUẦN XXXII- Chúa Nhật

TÂM HỒN ĐẸP-HÀNH ĐỘNG TỐT
(1V 17,10-16 / Dt 9,24-28 / Mc 12,38-44)

VP Duyên Thập Tự Lê Văn Đoàn

Nơi con người có hai yếu tố bên trong và bên ngoài: tâm hồn bên trong và hành động bên ngoài. Thường thì hai yếu tố này liên kết với nhau: những hành vi bên ngoài phát xuất từ động lực bên trong. Nhưng điều quan trọng là động lực thúc bách thuộc lãnh vực nào. Có thể một hành vi bên ngoài có vẻ tốt, nhưng lại dẫn khởi bởi ý định đen tối. Như vậy, lý tưởng là làm sao nối kết hai yếu tố trên lại với nhau trong cùng một phẩm tính tốt đẹp.
Khi suy niệm các bài Lời Chúa của chúa nhật năm B tuần XXXII mùa thường niên, tôi được mời gọi để chiêm ngưỡng những con người trong cuộc: hai người đàn bà goá nghèo khó và chính Chúa Giê-su Ki-tô với tư cách Vị Thượng Tế. Tất cả ba nhân vật này, trong những hoàn cảnh đặc thù, với cách thức phản ứng riêng, đã biểu lộ nơi họ “TÂM HỒN ĐẸP-HÀNH ĐỘNG TỐT”. Và khi suy niệm Lời Chúa qua chân dung của họ, chúng ta được mời gọi sống đời Ki-tô hữu với nội dung của một cuộc sống đậm chất TỐT ĐẸP của một thứ tình yêu cụ thể.

1. TÂM HỒN ĐẸP-HÀNH ĐỘNG TỐT ĐỐI VỚI THA NHÂN
Chân dung đầu tiên mà chúng ta được mời gọi chiêm ngưỡng, đó là một bà goá tại thành Xa-rép-ta. Bà có một người con trai. Bà rất nghèo và đang sống trong cảnh cùng cực của cảnh hạn hán khốc liệt và chỉ còn đủ lương thực cho một bữa ăn cuối cùng cho hai mẹ con, rồi chuẩn bị chết đói. Trong lần đi kiếm một chút củi khô để chuẩn bị bữa ăn cuối đời đó, bà đã gặp một người lạ không phải đồng bào, đến từ một xứ lạ không thuộc địa bàn bà đang sống, và là người có một tôn giáo khác hẳn với tôn giáo của bà, bà thờ Ba-an còn người kia thờ Thiên Chúa hằng sống của Ít-ra-en. Hai người hoàn toàn khác biệt và xa lạ với nhau. Và đây là cuộc gặp gỡ đầu tiên. Trong cuộc gặp gỡ này, người đàn ông xa lạ kia, cũng là một người hành khất đang rất đói, cầu xin bà cho nước uống và rồi lại dám xin một miếng bánh, mà bà sẽ làm ra vừa đủ cho hai mẹ con bà dùng để trấn an bao tử vốn trống rỗng từ nhiều ngày rồi. Và một điều lạ nhất, đó là người đàn ông xa lạ kia, đang đói cồn cào, lại hứa về sự đầy đủ cho tương lai rất gần “hũ bột không vơi, hũ dầu chẳng cạn”. Tất cả đều lạ và lạ!!!
Bà goá kia đã mang nước và miếng bánh cho người đàn ông hành khất kia. Chúng ta tự hỏi tại sao lại có thể xảy ra như vậy được. Bà goá này có thể giúp người hành khất này khi bà có chút dư thừa nào, hay cả khi bà cũng có vừa đủ; nhưng đây là cạn kiệt. Bà có quá ít và cái ít đó để duy trì một sự sống của bà và người con được ít ngày. Bà cũng có thể chia sẻ cho người hành khất kia một chút, nếu giữa họ có một sự đồng cảm tôn giáo nào đó, nhưng đây là trái nghịch: người đàn ông hành khất kia đối nghịch tuyệt đối với Ba-an, mà đây là lãnh địa Ba-an, đây là Xa-rép-ta thuộc Xi-đôn, thủ phủ của việc tôn thờ Ba-an. Người đàn ông đang đói mà lại hứa sự đầy đủ khi nêu lên danh Chúa “Hũ bột sẽ không vơi, vò dầu sẽ chẳng cạn cho đến ngày Đức Chúa đổ mưa xuống trên mặt đất”. Bà có tin Thiên Chúa hằng sống của người đàn ông xa lạ này không? Chúng ta không biết, nhưng rất khó có niềm tin về một Thiên Chúa xa lạ, hoàn toàn xa lạ.
Với tất cả những lý do nêu lên, tôi không tìm thấy câu trả lời thoả đáng. Cuối cùng, tôi phải tin nhận một chân lý, một mầu nhiệm: đó là TÂM HỒN ĐẸP của người đàn bà goá này. Và từ tâm hồn đẹp của bà, bà đã có HÀNH ĐỘNG TỐT. Điều đó làm cho tôi tin vào Thiên Chúa của tôi hơn, vì Người đã sáng tạo con người và phú bẩm cho họ MỘT MẦM YÊU để có thể yêu thương nhau. Và như thế, tôi tin vào cái ĐẸP điều TỐT nơi con người.
Chân dung của bà goá thành Xa-rép-ta có tấm lòng đẹp và hành động tốt với ngôn sứ Ê-li-a, được Thiên Chúa sai đến trú ngụ nơi nhà của bà suốt thời hạn hán – mà sách Các Vua quyển thứ nhất trình thuật nơi chương 17 từ câu 10 đến 16 – mang đến cho tôi hình ảnh tích cực, lạc quan về con người, và chính tôi cũng mong ước cho mọi người – trong đó có tôi – hãy làm cho mầm yêu Thiên Chúa trao ban được phát triển trong một tâm hồn đẹp với những hành động tốt dành cho nhau. Nếu như vậy, thế giới này không còn đói kém, vì con người biết chia sẻ cho nhau. Lương thực dư đủ, chỉ sợ lòng người không đủ rộng mà thôi.

2. TÂM HỒN ĐẸP-HÀNH ĐỘNG TỐT ĐỐI VỚI NHÀ CHÚA
Chân dung thứ hai cũng là một bà goá nghèo mà Tin Mừng theo thánh Mác-cô giới thiệu nơi chương 12 từ câu 38 đến 44. Bối cảnh câu chuyện xảy ra trong Đền Thờ Giê-ru-sa-lem nơi Chúa Giê-su đang giảng dạy dân chúng và đề cập đến những ông kinh sư với những kiểu trang điểm bên ngoài và lòng dạ đen tối của họ khi nuốt hết tài sản của các bà goá. Và nhân dịp nói đến các bà goá, thì một sự kiện xảy ra trước mắt là một bà goá đến dâng cúng vào Đền Thờ số tiền quá ít nếu chỉ dựa trên số lượng, vì đó là là hai đồng tiền kẽm, giá trị một phần tư đồng Rô-ma. Nếu câu chuyện chỉ dừng lại nơi đây, thì chẳng có gì phải suy nghĩ. Nhưng chính Chúa Giê-su lại lên tiếng về sự kiện này.
Chúa nói: “Thầy bảo thật anh em: bà goá nghèo này đã bỏ vào thùng nhiều hơn ai hết. Quả vậy, mọi người đều lấy tiền dư bạc thừa của họ mà đem bỏ vào đó; còn bà này đã túng thiếu, lại còn bỏ vào đó tất cả những gì bà có, tất cả những gì để nuôi thân”. Dâng cúng vào Đền Thờ để lo những việc liên quan đến Đền Thờ là một công việc tự nguyện, không qui định, tuỳ hảo tâm và điều kiện của mỗi người. Không có gì bắt buộc hay qui định.
Trở lại với trường hợp bà goá nghèo này, với những lời của Chúa giải thích và lượng giá của Chúa, chúng ta không cần nói thêm gì nữa. Quá đủ rồi. Nhưng điều tôi muốn nói lên khi chiêm ngưỡng chân dung của bà, đó là tâm hồn bà và hành động của bà. Tôi chỉ có thể nói lên, viết lên rằng: bà có TÂM HỒN ĐẸP và HÀNH ĐỘNG TỐT. Tâm hồn của bà đẹp với Thiên Chúa của bà, vì Đền Thờ là nơi Thiên Chúa hiện diện. Hành động của bà tốt vì bà đóng góp vào sinh hoạt của Đền Thờ để trở thành một nơi xứng đáng cho việc thờ phượng và phụng vụ. Một lần nữa, tôi lại nhìn ra MẦM YÊU mà Thiên Chúa phú bẩm cho con người để có thể yêu mến Thiên Chúa. Ước gì mầm yêu đối với Thiên Chúa và những gì thuộc về Thiên Chúa được phát huy, triển nở nơi mọi người – trong đó có tôi – để sự hiện diện của Thiên Chúa, qua những dấu chỉ bên ngoài của các đền thánh, được sống động thật sự. Sống sự hiện diện của Thiên Chúa, con người sẽ biết đối xử với nhau như những người con của Thiên Chúa và anh chị em với nhau. Quên lãng Thiên Chúa, xa lạ với Thiên Chúa, là con người lãng quên nhau và xa lạ với nhau.

3. TÂM HỒN ĐẸP-HÀNH ĐỘNG TỐT CỦA CHÚA KI-TÔ
Chân dung thứ ba tôi được mời gọi chiêm ngưỡng, đó là Chúa Ki-tô mà trong bài đọc hai, trích thư Do Thái chương 9 từ câu 24 đến 28, mặc khải. Đó là chân dung của một Vị Thượng Tế với hai lần xuất hiện: lần đầu khi Người đi vào cung thánh là cuộc sống nhân loại để dâng hiến bản thân làm của lễ đền tội cho nhân loại, lần thứ hai Người đến vào ngày Quang Lâm để cứu độ những ai đang trông đợi Người.
Tôi khám phá điều quan trọng trong cả hai cuộc viếng thăm, hay đi đến, của Chúa Giê-su, đó là Chúa đến với TÂM HỒN ĐẸP và HÀNH ĐỘNG TỐT. Tâm hồn đẹp của Chúa Ki-tô, đó là tình yêu của Người đối với nhân loại, với mỗi người chúng ta. Người yêu thương, nên Người đến. Người đến với tình yêu của Thiên Chúa. Hành động tốt của Chúa Ki-tô, đó là Người hy sinh mạng sống làm hiến lễ đền tội và cứu độ. Đó là tình yêu cụ thể của một Vị Thượng Tế muốn ban sự sống đời đời cho nhân loại, cho những ai tin cậy vào Người.
Chân dung của Chúa Ki-tô mang đến cho tôi, cho tất cả chúng ta, với tư cách là Ki-tô hữu, ước muốn nên giống Chúa Ki-tô. Ước muốn là chúng ta đến với nhau để mang lợi ích cho nhau, nhất là những lợi ích liên quan đến vận mạng đời đời. Ước muốn là chúng ta đến với nhau với TÂM HỒN ĐẸP được diễn tả qua những HÀNH ĐỘNG TỐT.
Lời Chúa hôm nay mang đến cho tôi, cho tất cả chúng ta, tấm gương sáng của những con người, qua cuộc sống riêng trong những hoàn cảnh cụ thể, đã sống và diễn tả cái tinh tuý của cuộc sống con người, cuộc sống với chiều kích nhân bản, thiêng liêng hay thần linh. Những chiều kích đó được phản ánh rõ nét nơi họ – và hy vọng cả nơi chúng ta – TÂM HỒN ĐẸP-HÀNH ĐỘNG TỐT. Ước mong lắm thay! Và xin Chúa thực hiện!

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

BÀI VIẾT MỚI

spot_imgspot_img

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Chúa Nhật XVII TN, B, Ga 6,1-15: Từ những điều bé nhỏ

  TỪ NHỮNG ĐIỀU BÉ NHỎ (2V 4,42-44; Ep 4,1-6; Ga 6,1-15) M. Tân Trang, Vĩnh Phước Sự kiện xảy ra gần biển hồ Galile, lúc sắp đến...

Chúa Nhật XVI, Thường niên, Năm B, Mc 6,30-34: Con chiên –  Mục tử

Chúa Nhật XVI, Thường niên, Năm B, Mc 6,30-3 Con chiên -  Mục tử Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Lời Chúa hôm nay gợi lên cho chúng...

Chúa Nhật XVI TN, B: Tình yêu và lòng thương xót của Thiên Chúa

  TÌNH YÊU VÀ LÒNG THƯƠNG XÓT CỦA THIÊN CHÚA FM. Paul Nguyễn, PV Chiêm ngưỡng dung mạo lòng thương xót của Đức Giêsu qua trình thuật...

Chúa Nhật XVI TN, B, Mc 6,30-34: Cần lánh riêng ra một nơi

    CẦN LÁNH RIÊNG RA MỘT NƠI (Mc 6,30-34) M. Pacômiô Nguyễn Sơn Vinh, Phước Hiệp Theo quan niệm của Kitô giáo, con người gồm xác và hồn....

Chúa Nhật XVI TN, B, Mc 6,30-34: “Hãy tìm nơi thanh vắng mà nghỉ ngơi”

     “HÃY TÌM NƠI THANH VẮNG MÀ NGHỈ NGƠI” (Mc 6,30-34) Đức Minh, Phước Lý Tin Mừng Chúa nhật XVI hôm nay tường thuật về cuộc hội ngộ...

Chúa Nhật XV TN, B, Mc 6,7-13: Thực hiện lệnh truyền của Chúa

THỰC HIỆN LỆNH TRUYỀN CỦA CHÚA (Mc 6,7-13) Lm. Trần Văn Long, Fatima Đôi khi nhìn những người ăn xin, những người tàn tật trên đường phố,...

Lễ thánh Biển Đức, Mt 19,27-29: Con đường đi tới hạnh phúc

CON ĐƯỜNG ĐI TỚI HẠNH PHÚC (Cn 2,1-9; 1Cr 1,26-31; Mt 19,27-29) M. Gioan Tân, Thiên Phước Có thể nói hạnh phúc là mục đích sống và...

Chúa Nhật XIV Thường niên, Năm B, Mc 6,1-6: Kitô hữu – Ngôn sứ giữa đời

Chúa Nhật XIV Thường niên, Năm B, Mc 6,1-6 Kitô hữu - Ngôn sứ giữa đời Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist “Ngôn sứ có bị rẻ rúng...

Chúa Nhật XIV TN, B, Mc 6,1-6: Không nhận ra Chúa

    KHÔNG NHẬN RA CHÚA (Mc 6,1-6) Tùng Linh, Phước Lý Năm 1958, sau khi Đức Giáo Hoàng Piô XII qua đời, các báo chí mô tả ngài...

Chúa Nhật XIII Thường niên, Năm B, Mc 5,21-43: Hai phép lạ của lòng tin

Chúa Nhật XIII Thường niên, Năm B, Mc 5,21-43 Hai phép lạ của lòng tin Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Tin không chỉ là loan tin,...

Chúa Nhật XIII TN, B, Mc 5,21-43: Hai cái đụng

  HAI CÁI ĐỤNG (Mc 5,21-43) M. Bosco, PS Đức tin của con người là yếu tố có thể tác động đến Thiên Chúa. Các phép lạ xảy...

Chúa Nhật XIII TN, B, Mc 5,21-43: “Đừng sợ, chỉ cần tin thôi”

    „ĐỪNG SỢ, CHỈ CẦN TIN THÔI“ (Mc 5,21-43) Đăng Khoa, Phước Lý "Đừng sợ, chỉ cần tin thôi". Đó là lời trấn an của Chúa Giêsu trước...