Thứ Tư, 27 Tháng Chín, 2023

Tháng Mười – Tháng Mân Côi

Tháng Mười về – Tháng Mân Côi về 

Cùng Mẹ sống hiệp hành

Hiệp thông – Tham gia – Sứ vụ

M. Raphael, CĐPT

Chúng ta đang sống trong tháng Mân Côi – tháng kính Đức Mẹ và cùng với Giáo Hội hướng tới một Hội Thánh hiệp hành: Hiệp thông, tham gia, sứ vụ, ta có thể nhận ra lối sống hiệp hành nơi chính Đức Maria – Mẹ của Đức Giêsu.

Đức Thánh Giáo Hoang Phaolô VI trong thông điệp Tháng Năm, số 1 đã viết: “Tháng Năm là tháng mà lòng đạo đức của giáo dân đã kính dâng cách riêng cho Đức Mẹ. Đó là dịp để “bày tỏ niềm tin và lòng kính mến mà người Công Giáo khắp nơi trên thế giới có đối với Đức Mẹ Nữ Vương Thiên Đàng”. Trong tháng này, các kitô hữu, cả ở trong thánh đường cũng như nơi tư gia dâng lên Mẹ từ tấm lòng của họ những lời cầu nguyện và tôn kính sốt sắng và yêu mến cách đặc biệt!

Tôi chọn Đức Maria là mẫu gương hiệp hành. Mẹ đã sống trọn vẹn cả 3 chiều kích hiệp thông, tham gia, sứ vụ cùng với Con Mẹ là Đức Giêsu hơn ai hết. Từ gương Mẹ, tôi đáp lại lời mời gọi của Giáo Hội cùng nhau hiệp thông, tham gia, sứ vụ trong vai trò là người đan sĩ trong lòng Giáo Hội, Hội Dòng, cộng đoàn nơi tôi đang sống.

1. Hiệp thông

Trước hết, Đức Maria đã hiệp thông với Thiên Chúa trong chương trình cứu độ. Ở đâu có Đức Mẹ, ở đó có hiệp thông. Mẹ hiệp thông trọn vẹn nhất với Đức Giêsu. Từ lúc Chúa Nhập Thể nơi cung lòng cho đến khi Chúa chịu chết trên thập giá. Mẹ cũng hiệp thông với Giáo Hội, Mẹ là Mẹ Giáo Hội. Trong ngày lễ Ngũ Tuần là biến cố khai sinh Giáo Hội, Mẹ cùng với các Tông Đồ hiệp thông cầu nguyện.

2. Tham gia

Đức Maria đã sẵn lòng đáp lời xin vâng để tham gia vào chương trình cứu độ mà Thiên Chúa đã phán hứa từ ngàn xưa. Trong sự vâng phục và khiêm tốn, Mẹ đã đảm nhận những trách vụ theo thánh ý nhiệm mầu mà nhiều khi Mẹ Không hiểu thấu.

3. Sứ vụ

Hiệp thông và tham gia vào chương trình cứu độ của Thiên Chúa, Đức Maria đã thi hành sứ vụ làm mẹ Thiên Chúa trong gia đình nghèo hèn ở làng quê Nazareth. Chính tại mái ấm thân thương và nghèo khó ấy, Đức Giêsu đã “khôn lớn, được Thiên Chúa cũng như mọi người thương mến” (Lc 2,52).

Nhìn ngắm lối sống hiệp hành của Mẹ Maria nơi gia đình Nazareth xưa, tôi được đánh động để sống hiệp hành trong môi trường Đan Viện vì Đan Viện cũng là một gia đình. Đây là điều mà Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã mời gọi và đang mong đợi mọi thành phần Dân Chúa tích cực thực hiện, bởi lẽ: “Hiệp hành biểu lộ bản chất của Hội Thánh, là cách thức, lối sống và sứ mạng của Hội Thánh”.

Sống tinh thần hiệp hành trong đời thánh hiến Đan tu chiêm niệm, chị em cùng đi với nhau trên con đường Giêsu “không lấy gì làm hơn Đức Kitô”, tìm kiếm thánh ý Chúa và cùng sống linh đạo Đấng sáng lập cha tổ phụ Biển Đức Thuận “cầu nguyện cho những người chưa nhận biết Chúa”.

Vì cùng đi với nhau, chị em có thể đi chậm hơn, nhưng quan trọng vẫn là được cùng đi với nhau, và chị em sẽ đi xa hơn trên cuộc hành trình sống và mang ơn cứu độ đến cho muôn người.

Nhờ lối sống hiệp hành, mỗi chị em có thể nhận ra những khả năng và giới hạn của nhau, để có thể thấu hiểu, cảm thông, nâng đỡ, tôn trọng và đón nhận sự khác biệt của nhau. Khi có cảm thức cùng hiện diện và “cùng đi với chị em trên một con đường”, ta sẽ để tâm quan sát và tìm cách xây dựng ích chung, hầu có thể góp phần nhỏ bé của mình trong đời sống và sứ vụ chung của cộng đoàn.

Sống chiều kích hiệp thông trong đời đan tu, Đan sĩ được định nghĩa là người sống một mình với Chúa. “Một mình” không có nghĩa là không hiệp thông với mọi người. Trái lại, hiệp thông trọn vẹn nhất là hiệp thông trong cô tịch, thinh lặng, thanh vắng. Trong nếp sống hằng ngày, chúng ta “đồng tâm nhất trí” trong cầu nguyện và đồng lòng hướng về những mục tiêu chung.

Tham gia – một chiều kích khác của Giáo Hội hiệp hành, chúng ta tích cực góp phần mình trong đời sống, chu toàn tốt nhất những bổn phận được trao phó. Tùy theo khả năng, sức lực và thời gian Chúa ban riêng, chúng ta cùng chia sẻ, cùng làm việc, cùng dấn thân để chung tay vun đắp đời sống cộng đoàn được thăng tiến mỗi ngày một hơn.

Chiều kích còn lại – sứ vụ. Sứ vụ của người đan sĩ chiêm niệm nhiệm vụ hàng đầu là cầu nguyện. Nhờ cầu nguyện, chúng ta thực được ước mơ cao cả là “trở nên mọi sự cho mọi người”. (1Cr 9,22).

Tôi xin kết thúc bài viết tại đây. Tôi thích gọi tháng Mười là tháng của Mẹ. Tôi nhớ lại lời Cha Tổ Phụ khuyên “chúng ta hãy noi gương Đức Mẹ là con chim hót hay nhất”. Xin Mẹ chuyển cầu và che chở cộng đoàn chúng con dưới tà áo mẹ.

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

BÀI VIẾT MỚI

spot_imgspot_img

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

“Em” tìm gì? cảm nghĩ của một linh mục Giáo phận Hà nội khi tham dự thánh lễ khấn dòng tại Đan viện Châu...

“Em” tìm gì? Cảm nghĩ của một Linh mục Giáo phận Hà nội khi tham dự thánh lễ khấn dòng tại Đan viện Thánh Mẫu...

“Ánh trăng” trong đan viện

“ÁNH TRĂNG” TRONG ĐAN VIỆN Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist. Thuở ấu thơ, cứ vào những đêm đẹp trời trăng thanh gió mát là bọn nhóc...

Tình yêu & Tình người

TÌNH YÊU & TÌNH NGƯỜI Lam Châu, Phước Lý Một ngày mùa hè nóng nực, tình cờ gặp em, một người chưa hề quen biết, không...

Bình an trong tâm hồn

BÌNH AN TRONG TÂM HỒN Một tu sĩ rất đau khổ vì tính nhạy cảm của mình. Sau nhiều ngày chịu đựng bản tính nóng...

Ý Nghĩa Trứng phục sinh

Trứng phục sinh Những quả trứng Phục sinh được trang trí đủ màu sắc.   Trứng là biểu tượng xa xưa nhất của ngày lễ Phục sinh,...

Chọn?

  CHỌN...? Cũng như bao thiếu nữ, lúc đó tôi mới 18 tuổi – đôi mươi, trông cũng xinh xinh, và cũng được nhiều người thương...

Vẹn nghĩa

Gương Mẹ

 

Gánh tội khiên (Lc 23,35-43)

Thêm nội dung thân văn bản

Câu chuyện về ơn gọi của một thanh niên trẻ người Việt Nam đi tu Dòng Chartreux ở Thụy Sĩ

CÂU CHUYỆN VỀ ƠN GỌI CỦA MỘT THANH NIÊN TRẺ NGƯỜI VIỆT NAM ĐI TU DÒNG CHARTREUX Ở THỤY SĨ   "Con như chiếc bình bạch...