Thứ Bảy, 27 Tháng Bảy, 2024

THÁNH BIỂN ĐỨC, CON NGƯỜI CỦA SỰ TỪ BỎ

THÁNH BIỂN ĐỨC, CON NGƯỜI CỦA SỰ TỪ BỎ

(Cn 2,1-9; 1Cr 1,26-31; Mt 19,27-29)

                                                                                                                                                     M. Monfort Nguyễn Xuân Pháp
Bài Tin Mừng hôm nay đặt trong bối cảnh anh thanh niên giàu có sa sầm nét mặt bỏ đi, khi Đức Giêsu đòi hỏi anh bán hết gia tài để phân phát cho người nghèo rồi hãy đến đi theo Ngài. Một người giàu đã bỏ Đức Giêsu vì của cải và các giá trị trần gian; còn Phêrô và các môn đệ đã sẵn sàng bỏ vợ con, gia đình, nghề nghiệp để theo Đức Giêsu, Đấng không có chỗ tựa đầu, Đấng được nhiều người tôn vinh ca tụng, những cũng không ít người chống đối, loại trừ, thậm chí người thân còn cho là mất trí. Các ông đã từ bỏ một cuộc sống yên bình vốn có để theo con đường Đức Giêsu mà phía trước còn đó những khó khăn, bấp bênh và cả sợ hãi. Vậy các ông sẽ được gì?
Đức Giêsu trả lời: phàm ai từ bỏ tất cả vì danh Ngài sẽ nhận được gấp trăm đời này và sự sống đời đời làm gia nghiệp. Câu trả lời của Đức Giêsu đã được chứng thực sau biến cố Ngài phục sinh. Từ những con người nhút nhát, những con người bước theo Đức Giêsu đầy toan tính đã được biến đổi nên những con người can đảm rao giảng và dám hy sinh mạng sống vì Tin Mừng, nên những cột trụ, đá tảng để xây dựng Giáo Hội.
Thánh Biển Đức mà chúng ta mừng kính hôm nay là một chuỗi của những từ bỏ để sống theo ý Thiên Chúa. Năm lên 12 tuổi, thánh Biển Đức từ dã gia đình để đến Rôma theo học văn chương. Năm 17 tuổi, cảm thấy cuộc sống phồn hoa và sự ồn ào ở Rôma không thích hợp với, ngài đã từ bỏ Rôma, để lui vào thung lũng Aniene gần Eufide. Sau đó, thánh Biển Đức đã từ giã thung lũng Aniene, để lánh vào thung lũng vùng Subiaco sống như một ẩn sĩ trong khoảng 3 năm.
Sau ba năm, thánh Biển Đức đã chấp nhận làm bề trên đan viện gần Vicovaro. Chẳng bao lâu, ngài từ giã họ trở về lại hang Subiaco tiếp tục sống đời ẩn tu trong khoảng thời gian 30 năm. Lần trở lại thứ hai, thánh Biển Đức đã lập được 13 đan viện. Vì quấy nhiễu linh mục Lorentio, một lần nữa, thánh Biển Đức đành chia tay Subiaco và tới định cư tại Monte Cassino. Tại đây, vào năm 529 Biển Đức đã thành lập một đan viện mang tên là ‘Monte Cassino’, và bắt đầu cho các đan sĩ thực tập sống theo Tu Luật do ngài soạn thảo. Năm 547, thánh Biển Đức đã từ giã cõi đời để về nhà Cha.
Cuộc đời thánh Biển Đức là một sự từ bỏ liên lỉ và tìm kiếm thánh ý Thiên Chúa không ngừng. Nói theo thánh Phaolô: luôn tìm Thiên Chúa là nguồn bình an, một sự bình an vượt lên trên mọi hiểu biết, có khả năng mang lại cho con người niềm vui và giữ cho lòng trí chúng ta được kết hợp mật thiết với Đức Kitô (x. Pl 4,4-9). Với thánh Biển Đức, đan viện là “Trường học Phụng sự Thiên Chúa”, nơi đó, mỗi người luôn lắng nghe theo lẽ không ngoan để biết thế nào là kính sợ Thiên Chúa và sẽ khám phá ra hiểu biết Thiên Chúa có nghĩa là gì. Qua đó, chúng ta chân nhận rằng tất cả đều do Thiên Chúa mà có; một sự chân nhận giúp mỗi người sống thanh khiết, chính trực và công bình, đó là con đường đưa tới hạnh phúc (bài đọc I: Cn 2,1-9). Cũng nơi trường học này, chúng ta học biết được sự khôn ngoan của Đức Giêsu, sự không phát xuất từ Thiên Chúa, Đấng làm cho chúng ta nên công chính, đã thánh hoá và cứu chuộc chúng ta. Theo cái nhìn thế gian, cuộc sống từ bỏ của thánh Biển Đức có thể là một sự điên dại, nhưng đó lại một chọn lựa không ngoan trước mặt Thiên Chúa, là cách thức dẫn ngài vào trong sự kết hiệp trọn vẹn với Thiên Chúa (bài đọc II: 1Cr 1,26-31). Do đó, dù còn đang sống ở trần gian, thánh Biển Đức đã sống thực tại vĩnh cửu.
Thiên Chúa không tính giá trị sống của chúng ta bằng việc cân đo đong đếm và dựa vào thành tích mà chúng ta đạt được, nhưng đặt tất cả trên cán cân của đức mến. Thiên Chúa yêu chúng ta và Ngài không mong gì hơn là chúng ta đáp lại tình yêu của Ngài bằng chính cuộc sống từ bỏ, gương mẫu và trung thành với lý tưởng Tin Mừng. Tình yêu luôn hướng về tình yêu và muốn sống trọn ý muốn của Đấng mình yêu. Nói như thành Bênađô: mức độ của tình yêu là yêu không mức độ; và phần thưởng của những ai yêu mến Thiên Chúa là Thiên Chúa. Cũng vậy, phần thưởng dành cho những ai từ bỏ mọi sự để theo Chúa chính là Thiên Chúa.

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

BÀI VIẾT MỚI

spot_imgspot_img

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Chúa Nhật XVII TN, B, Ga 6,1-15: Từ những điều bé nhỏ

  TỪ NHỮNG ĐIỀU BÉ NHỎ (2V 4,42-44; Ep 4,1-6; Ga 6,1-15) M. Tân Trang, Vĩnh Phước Sự kiện xảy ra gần biển hồ Galile, lúc sắp đến...

Chúa Nhật XVI, Thường niên, Năm B, Mc 6,30-34: Con chiên –  Mục tử

Chúa Nhật XVI, Thường niên, Năm B, Mc 6,30-3 Con chiên -  Mục tử Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Lời Chúa hôm nay gợi lên cho chúng...

Chúa Nhật XVI TN, B: Tình yêu và lòng thương xót của Thiên Chúa

  TÌNH YÊU VÀ LÒNG THƯƠNG XÓT CỦA THIÊN CHÚA FM. Paul Nguyễn, PV Chiêm ngưỡng dung mạo lòng thương xót của Đức Giêsu qua trình thuật...

Chúa Nhật XVI TN, B, Mc 6,30-34: Cần lánh riêng ra một nơi

    CẦN LÁNH RIÊNG RA MỘT NƠI (Mc 6,30-34) M. Pacômiô Nguyễn Sơn Vinh, Phước Hiệp Theo quan niệm của Kitô giáo, con người gồm xác và hồn....

Chúa Nhật XVI TN, B, Mc 6,30-34: “Hãy tìm nơi thanh vắng mà nghỉ ngơi”

     “HÃY TÌM NƠI THANH VẮNG MÀ NGHỈ NGƠI” (Mc 6,30-34) Đức Minh, Phước Lý Tin Mừng Chúa nhật XVI hôm nay tường thuật về cuộc hội ngộ...

Chúa Nhật XV TN, B, Mc 6,7-13: Thực hiện lệnh truyền của Chúa

THỰC HIỆN LỆNH TRUYỀN CỦA CHÚA (Mc 6,7-13) Lm. Trần Văn Long, Fatima Đôi khi nhìn những người ăn xin, những người tàn tật trên đường phố,...

Lễ thánh Biển Đức, Mt 19,27-29: Con đường đi tới hạnh phúc

CON ĐƯỜNG ĐI TỚI HẠNH PHÚC (Cn 2,1-9; 1Cr 1,26-31; Mt 19,27-29) M. Gioan Tân, Thiên Phước Có thể nói hạnh phúc là mục đích sống và...

Chúa Nhật XIV Thường niên, Năm B, Mc 6,1-6: Kitô hữu – Ngôn sứ giữa đời

Chúa Nhật XIV Thường niên, Năm B, Mc 6,1-6 Kitô hữu - Ngôn sứ giữa đời Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist “Ngôn sứ có bị rẻ rúng...

Chúa Nhật XIV TN, B, Mc 6,1-6: Không nhận ra Chúa

    KHÔNG NHẬN RA CHÚA (Mc 6,1-6) Tùng Linh, Phước Lý Năm 1958, sau khi Đức Giáo Hoàng Piô XII qua đời, các báo chí mô tả ngài...

Chúa Nhật XIII Thường niên, Năm B, Mc 5,21-43: Hai phép lạ của lòng tin

Chúa Nhật XIII Thường niên, Năm B, Mc 5,21-43 Hai phép lạ của lòng tin Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Tin không chỉ là loan tin,...

Chúa Nhật XIII TN, B, Mc 5,21-43: Hai cái đụng

  HAI CÁI ĐỤNG (Mc 5,21-43) M. Bosco, PS Đức tin của con người là yếu tố có thể tác động đến Thiên Chúa. Các phép lạ xảy...

Chúa Nhật XIII TN, B, Mc 5,21-43: “Đừng sợ, chỉ cần tin thôi”

    „ĐỪNG SỢ, CHỈ CẦN TIN THÔI“ (Mc 5,21-43) Đăng Khoa, Phước Lý "Đừng sợ, chỉ cần tin thôi". Đó là lời trấn an của Chúa Giêsu trước...