Thứ Hai, 28 Tháng 4, 2025

Thánh Lễ cầu cho Đức Giáo Hoàng Phanxicô: Vị Giáo Hoàng của lòng thương xót

 

 

Thánh lễ cầu cho Đức Thánh Cha Phanxicô

VỊ GIÁO HOÀNG CỦA LÒNG THƯƠNG XÓT

(Kn 4,7-15; 1 Ga 3,14-16; Lc 24,13-16.28-35)

Châu Sơn 28/4/2025

TGM Ngô Quang Kiệt

Trên đời ai cũng muốn khôn ngoan. Sách Khôn ngoan dạy: người khôn ngoan là người hiểu biết và thực hành thánh ý Chúa. Thư Gioan cho biết thánh ý Chúa là yêu thương anh em. Và bài Tin mừng trình bày Chúa Giêsu chính là mẫu gương của Lòng Thương Xót.

Vì thương xót hai môn đệ đang đau khổ bơ vơ nên Chúa đã lên đường lúc đêm khuya. Trời tối là lúc người ta đã xong công việc. Đây là lúc nghỉ ngơi. Vậy mà Chúa đã từ bỏ tiện nghi của bản thân. Lên đường đi tìm hai tâm hồn bơ vơ đau khổ.

Vì thương xót Chúa đã tìm họ ở trên đường đi của họ. Thời cá nhân chủ nghĩa mỗi người có những khoảng trời riêng tư với những vấn đề riêng tư. Ai cũng lo cho bản thân mình. Ít ai quan tâm chăm lo cho người khác. Vậy mà Chúa đã từ bỏ việc riêng của mình. Chủ động đi tìm hai người khốn khổ.

Vì thương xót Chúa đi vào câu chuyện của họ. Thời nay ai cũng có trăm ngàn mối lo âu bận tâm. Ai cũng muốn được thông cảm chia sẻ. Nhưng ít có ai bận tâm đến chia sẻ với người khác. Chúa đã quên những lo âu bận tâm của mình để đến chia sẻ với hai môn đệ.

Vì thương xót Chúa trở nên bạn hữu với họ. Họ cảm thấy thật thân tình, ấm áp và được an ủi khi ở với Chúa. Nên tha thiết van nài Chúa ở lại.

Vì thương xót Chúa ở lại dùng bữa với họ. Có thân tình mới ăn uống với nhau. Có thương xót mới dành thời giờ ở lại chia sẻ bữa ăn.

Vì thương xót  Chúa đưa họ trở về với những giá trị của Tin mừng. Đó là Thánh Kinh. Đó là Thánh Thể. Đó là cộng đoàn. Nên họ tức tốc quay về Giêrusalem.

Đức Thánh Cha Phanxicô đã có một cuộc sống tuyệt vời. Đó là có lòng thương xót như Chúa..

Như Chúa là Đấng giàu lòng thương xót Đức Thánh Cha đã chọn khẩu hiệu cho đời giám mục và giáo hoàng của ngài là: Được Xót Thương và Được Tuyển Chọn. Và suốt đời ngài đã sống đúng khẩu hiệu đó.

Như Chúa lên đường đi tìm những người đau khổ, Đức Thánh Cha đã đến đảo Lampedusa thăm người tị nạn. Đến nhà tù thăm tù nhân. Và như Chúa lên đường giữa đêm khuya, Đức Thánh Cha trong những ngày cuối, dù đã yếu mệt, vẫn đến thăm nhà tù. Và ngày cuối cùng trong đời, trước khi tắt thở, ngài vẫn lên tiếng trong sứ điệp Phục Sinh để kêu gọi hoà bình cho những miền đang có chiến tranh.

Như Chúa đã vào cuộc trò chuyện với con người, Đức Thánh Cha chủ động gọi điện thoại cho ông Carlo Scalfari là ký giả vô thần. Điện thoại cho Michele Ferri là người tàn tật đang giận Chúa và giận Giáo hội. Viết thư trả lời cho em Nicolas Marasco là em mười sáu tuổi nhưng bị bệnh liệt não. Ngay cả khi đang yếu mệt phải nằm viện Gemelli mà tối nào ngài cũng gọi điện hỏi thăm cha xứ ở Gaza là nơi đang phải hứng chịu bom đạn chiến tranh.

Như Chúa trở nên bạn bè với người đang lìa xa, Đức Thánh Cha có mối thân tình với giáo trưởng Do thái Rabbi Abraham Skorka. Là bạn lâu đời của Abboud người Hồi giáo. Kết thân với Thượng phụ Giáo chủ Chính thống giáo Bartolomaios. Thân thiết với Đức Tổng giám mục Welby của Anh giáo. Còn hơn thế nữa, ngài có những người bạn từ thuở nhỏ như nữ tu Geneviève Jeanningros là người gây rất nhiều xúc động khi đến viếng di hài Đức Cố Giáo Hoàng. Bốn mươi người vô gia cư, tàn tật, chuyển giới, tù nhân là những người bạn đặc biệt đã được đặc cách đến tiễn đưa ngài tại đền thờ Đức Bà Cả. Ngài muốn nối kết tất cả mọi người thành anh em bốn biển một nhà. Như thông điệp Fratelli Tutti kêu gọi.

Không chỉ xây cầu nối kết với con người, Đức Thánh Cha còn muốn hàn gắn những vết thương trên thân thể của Chúa trong vũ trụ và trên thế giới. Nên ngài viết thông điệp Laudato Si kêu gọi mọi người bảo vệ mái nhà chung. Những vết thương gây ra cho ngôi nhà chung như thủng tầng ozone, phá rừng, ô nhiễm đã khiến “chị đất phải quằn quại rên xiết”. Ngài kêu gọi chữa lành những vết thương gây đổ máu là chiến tranh. Ngài lên án thói vô cảm không đón nhận di dân đang phá hoại tình người.

Như Chúa dùng bữa thân tình với mọi người, Đức Thánh Cha đã cung cấp những bữa ăn miễn phí cho những người vô gia cư và nghèo khổ tại Rôma. Và ngài đã đến cùng dùng bữa với họ. Báo Tuổi Trẻ online đã viết: Hằng năm, vào ngày sinh nhật của mình, Giáo hoàng Francis luôn mời những người vô gia cư, người nghèo đói, người di cư đến Vatican dùng bữa với Ngài. Vào dịp sinh nhật thứ 78, Ngài đã tặng 400 chiếc túi ngủ có in huy hiệu giáo hoàng của Ngài cho những người vô gia cư ở Rome. Ngài còn gửi bánh sinh nhật cho 1.500 người nghèo và người vô gia cư ở Rome vào dịp sinh nhật thứ 80[1].

Như Chúa Giêsu đem những người lìa xa Giáo hội trở về với những giá trị của Tin mừng, Đức Thánh Cha đã sống theo Tin mừng khiến cả thế giới ngưỡng mộ. Việc ngài ở căn phòng đơn sơ, đi xe buýt, đi giầy cũ, làm bạn với người nghèo, bênh vực người yếu thế, khiêm nhường không quyền lực, đã khiến uy tín của Giáo hội được phục hồi. Báo Tuổi Trẻ oline viết: ngài đã trở thành biểu tượng của đạo đức, khiến cả thế giới phải nghiêng mình[2].  Hơn 170 đoàn quốc tế tham dự lễ tang cho thấy giá trị Tin mừng đã lôi cuốn mọi người không những đến với Chúa, với Đức Thánh Cha, mà còn đến với nhau. Khi thấy các nhà lãnh đạo đối nghịch cùng đến dự tang lễ. Các vị khác biệt chính kiến ngồi cạnh nhau bên linh cữu. Các vị có đường lối xung khắc trao đổi với nhau trong thời gian tang lễ. Báo Tuổi Trẻ gọi đó là di sản hy vọng Đức Thánh Cha để lại cho thế giới. Giá trị Tin mừng đã đưa con người đến gần Chúa. Và đến gần nhau.

Quả thật một vĩ nhân vừa khuất bóng. Một vị thánh vừa giã từ thế gian. Thương tiếc ngài chúng ta hãy noi gương ngài. Hãy triệt để sống Tin mừng. Hãy sống đơn sơ khó nghèo. Hãy hạ mình khiêm nhường. Hãy yêu thương người bé nhỏ, bị bỏ rơi trong xã hội. Không khoan nhượng với bất công và tội lỗi. Hoàn toàn quên mình vì tha nhân. Ta sẽ tiếp tục con đường của ngài đã mở ra. Làm cho Tin mừng được sáng lên. Làm cho Chúa Kitô được nhận biết và yêu mến. Làm cho nhân loại biết yêu thương đoàn kết hơn.

__________________________

[1] Nguồn tuoitre.vn ngày 25/4/2025

[2] Nguồn: tuoitre.vn ngày 26/4/2025

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

01/01 Lễ Mẹ Thiên Chúa, Lc 2,16-21: Có Mẹ đồng hành

    CÓ MẸ ĐỒNG HÀNH (Ds 6,22-27; Gl 4,4-7; Lc 2,16-21) M....

08/09 Lễ Sinh Nhật Đức Trinh Nữ Maria, Mt 1,1-16.18-23: Đức Maria cực trinh cực sạch

  ĐỨC MARIA CỰC TRINH CỰC SẠCH (Mt 1,1-16.18-23) M. Eusebia Hương,...

08/09 Lễ Sinh Nhật Đức Trinh Nữ Maria, Mt 1,1-16.18-23: Mừng Sinh Nhật Mẹ

MỪNG SINH NHẬT MẸ (Mk 5,1-4a; Rm 8,28-30, Mt 1,1-16.18-23) Đan...

11/7 Lễ thánh phụ Biển Đức, Mt 19,27-29: Từ bỏ mọi sự để theo Chúa

TỪ BỎ MỌI SỰ ĐỂ THEO CHÚA (Mt 19,27-29) M. Phaolô...

BÀI VIẾT MỚI

spot_imgspot_img

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Chúa Nhật II Phục Sinh: Thực hành lòng thương xót

  Chúa Nhật Lòng Thương Xót C THỰC HÀNH THƯƠNG XÓT (Cv 5,12-16; Kh 1,9-11a.12-13.17-19; Ga 20,19-31) TGM Giuse Ngô Quang Kiệt Khi còn sống nơi dương thế, Chúa...

Chúa Nhật II Phục Sinh: Lòng thương xót

LÒNG THƯƠNG XÓT                                                                                           Teresa Avila Thảo Phước Hải       Trong dòng chảy cuộc đời, có những khoảnh khắc chúng ta cảm nhận...

Lễ vọng Phục Sinh: Lịch sử tình yêu (Đức TGM Giuse Ngô Quang Kiệt)

    Lễ Vọng Phục sinh LỊCH SỬ TÌNH YÊU Đức TGM Giuse Ngô Quang Kiệt Phụng vụ Lời Chúa đêm Vọng Phục Sinh trình bày lịch sử cứu...

Chúa Nhật Phục Sinh: Đấng Phục Sinh toàn thắng

    ĐẤNG PHỤC SINH TOÀN THẮNG (Ga 20,1-9)  Fm. Franz Xaver Kiên (Fatima)      Halleluia, Chúa đã phục sinh! Vâng, sau cùng "Tình Yêu" đích thực của...

Chúa Nhật Lễ Lá, Năm C (Lc 22,14-23,56): Chết vì yêu

Chúa Nhật Lễ Lá, Năm C (Lc 22,14-23.56) Chết Vì Yêu Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Leonard da Vinci là một họa sĩ tài ba, nhưng khi vẽ...

Chúa Nhật Lễ Lá, C, Lc 22,14-23,56: Yêu đến cùng

  YÊU ĐẾN CÙNG (x. Is 50,4-7; Pl 2,6-11; Lc 22,14-23,56) Trường Kha, Phước Lý Chúa Nhật Lễ Lá hôm nay là một ngày lễ vui, đồng thời...

Suy niệm Chúa Nhật Lễ Lá: Cởi áo

    Chúa Nhật Lễ Lá CỞI ÁO Án Khảm Lễ Lá đưa ta từ tâm tình phấn khởi hân hoan đến tâm tình buồn phiền thất vọng. Khởi...

Chúa Nhật Lễ Lá – Cánh cửa của Tuần Thánh (Lc 22,14 – 23,56)

    LỄ LÁ - VINH QUANG VÀ THẬP GIÁ M. Ignatio Hoàng Trọng Danh, Châu Thủy Hôm nay, Giáo Hội bước vào tuần lễ đặc biệt, hay...