Thứ Bảy, 9 Tháng Mười Hai, 2023

THÁNH THẦN VÀ HIỂU BIẾT- Suy niệm Thứ 2 Tuần VII PS – Vp. Duyên Thập Tự

MÙA PHỤC SINH – TUẦN VII – thứ hai

THÁNH THẦN VÀ HIỂU BIẾT

(Cv 19,1-8 / Ga 16,29-33)

VP Duyên Thập Tự Lê Văn Đoàn

Hôm qua chúng ta đã mừng Chúa Giêsu Kitô lên trời, và chúa nhật tới sẽ là lễ Chúa Thánh Thần hiện xuống. Giữa hai thời điểm đó – Chúa Giêsu Thăng Thiên và Chúa Thánh Thần hiện xuống – Giáo Hội có truyền thống tốt lành là sống bầu khí cầu nguyện một cách đặc biệt để cầu xin điều Chúa Cha hứa ban. Giáo Hội giống như cộng đoàn các Tông Đồ cùng với Đức Trinh Nữ Maria tụ họp tại nơi các ngài trú ngụ, để thiết tha cầu nguyện mong chờ Chúa Thánh Thần hiện xuống. “Tất cả các ông đều đồng tâm nhất trí, chuyên cần cầu nguyện cùng với mấy người phụ nữ, với bà Maria thân mẫu Đức Giêsu, và với anh em của Đức Giêsu’ (Cv 1,14). Trong tuần này, tôi sẽ cùng với anh chị em suy niệm thêm về Chúa Thánh Thần; và luôn dựa trên những trích đoạn Kinh Thánh mỗi ngày.

Hôm nay, tôi xin chia sẻ với anh chị em về CHÚA THÁNH THẦN và HIỂU BIẾT. Và ơn hiểu biết là một trong bảy ơn của Chúa Thánh Thần.

1. CHÚNG CON TIN THẦY TỪ THIÊN CHÚA MÀ ĐẾN

Trích đoạn Tin Mừng hôm nay là đoạn tiếp trích đoạn mà chúng ta đã suy niệm với nhau (vào ngày thứ bảy) về sự rõ ràng, khi Chúa Giêsu nói với các Tông Đồ rằng Người sẽ nói rõ về Chúa Cha, không úp mở. Trích đoạn Tin Mừng hôm nay là chương 16 từ câu 29 đến 33. Vậy đâu là phản ứng của các Tông Đồ khi Chúa nói rõ về Chúa Cha?

“Các môn đệ thưa với Chúa rằng: “Bây giờ Thầy nói rõ, chứ không còn dùng dụ ngôn nào nữa. Giờ đây chúng con nhận ra là Thầy biết hết mọi sự, và Thầy không cần phải có ai hỏi Thầy. Vì thế, chúng con tin Thầy từ Thiên Chúa mà đến.”

Đây là phản ứng của các môn đệ Chúa. Họ tin là Thầy của mình xuất phát từ Thiên Chúa. Nhưng dựa vào đâu mà họ tin là Thầy của mình phát xuất từ Thiên Chúa? Họ dựa vào sự hiểu biết của Chúa Giêsu: Chúa biết hết mọi sự. Họ tin vào sự hiểu biết của Chúa. Vì Chúa hiểu biết nên Chúa mới có thể nói cho các ông những chân lý mà chúng ta thường gọi là các chân lý mạc khải.

Đức tin của các ông dựa vào sự hiểu biết của các ông về sự hiểu biết của Chúa. Đức tin là một sự hiểu biết, vì đức tin tìm để hiểu. Và đức tin cũng là hiểu để tin. Có sự qua lại giữa hiểu và tin. Nhưng sự hiểu biết ở đây không dừng lại trên phương diện lý trí, nó không phủ nhận lý trí, nhưng vượt trên. Nghiã là đức tin là một sự hiểu biết cao hơn, một sự hiểu biết thần linh, là sự hiểu biết mà Chúa Thánh Thần ban cho. Đây là một sự hiểu biết vượt trên cái thường tình. Phải chăng vì thế mà Chúa Giêsu nói tiếp với các Tông Đồ về sự kiện là các ông sẽ bị phân tán và để Chúa cô độc. Đây sẽ là một thách đố cho đức tin của các ông, khi mà các ông đối diện với nghịch cảnh trong đó Thầy các ông rơi vào sự cô đơn và các ông cũng bị “tan đàn xẻ nghé”. Hỏi rằng lúc đó còn tin nữa không? Lúc đó, các ông sẽ không hiểu: không hiểu tại sao Thầy mình lại rơi vào hoàn cảnh như vậy và các ông cũng như bị dồn vào ngõ cụt. Không thể hiểu được tại sao Thầy biết hết mọi sự, phát xuất từ Thiên Chúa mà lại bị như thế? Tại sao các ông tin vào Chúa mà lại sa vào thảm cảnh như vậy? Đây sẽ là nơi của thách đố đức tin. Đức tin sẽ không phải là một sự “hiểu biết suông”, mà phải là một “trải nghiệm sống”. Đòi hỏi phải sống đức tin. Đòi hỏi phải hiểu biết thật sự.

Chúa Giêsu nói với các Tông Đồ: “Thầy nói với anh em những điều ấy, để trong Thầy anh em được bình an. Trong thế gian, anh em sẽ phải gian nan khốn khó. Nhưng can đảm lên! Thầy đã thắng thế gian.” Khi nói những điều đó, Chúa Giêsu muốn nói lên rằng tin vào Chúa – và đó là một sự hiểu biết thật sự – là ở trong Chúa. Tin không phải chỉ là tin có Chúa – vì ma quỉ cũng tin có Chúa mà – nhưng là tin vào, là phó thác, là tin tưởng dấn thân hoàn toàn vào Chúa. Và đó mới là sự hiểu biết thật, một sự hiểu biết từ bên trong Chúa và từ trong trái tim mình. Và đó là tin vào Chúa, tin vào sự chiến thắng của Chúa. Và đó cũng là đức tin của chúng ta, như thánh Gioan đã khẳng định: “Điều làm cho chúng ta thắng được thế gian, đó là lòng tin của chúng ta” (1Ga 5,4).

2. HỌ CHỊU PHÉP RỬA NHÂN DANH CHÚA VÀ THÁNH THẦN NGỰ XUỐNG TRÊN HỌ

Chúng ta đang nói đến đức tin, nói đến sự hiểu biết thần linh, mà Chúa Thánh Thần giúp chúng ta tin vào Chúa Giêsu Kitô. Điều đó cũng được đề cập đến trong trích đoạn sách Công Vụ Tông Đồ hôm nay, chương 19 từ câu 1 đến 8.

Chúng ta cùng với Tông Đồ Phao-lô trên bước đường truyền giáo của ngài. Hôm nay ngài đến Ê-phê-sô, nơi đây ngài gặp một số môn đệ và hỏi họ: “Khi tin theo, anh em đã nhận được Thánh Thần chưa?” Họ trả lời: “Ngay cả việc có Thánh Thần, chúng tôi cũng chưa hề nghe nói.” Ông hỏi: “Vậy anh em đã chịu phép rửa nào?” Họ đáp: “Phép rửa của ông Gioan.” Ông Phao-lô nói: “Ông Gioan làm một phép rửa tỏ lòng sám hối, và ông bảo tin vào Đấng đến sau ông, tức là Đức Giêsu.” Nghe nói thế, họ chịu phép rửa nhân danh Chúa Giêsu. Và khi ông Phao-lô đặt tay trên họ, thì Thánh Thần ngự xuống trên họ…”

Trình thuật trên cho chúng ta nhận ra một điều quan trọng là đức tin vào Chúa Giêsu Kitô luôn đi đôi với sự hiện diện của Chúa Thánh Thần. Phép rửa nhân danh Chúa Giêsu Kitô luôn kết hợp với việc Chúa Thánh Thần ngự xuống. Điều đó cho thấy đức tin vào Chúa rất cần đến sự hiểu biết mà Chúa Thánh Thần ban cho. Thánh Phao-lô viết: “Không ai có thể nói “Đức Giêsu là Chúa” mà không phải bởi Chúa Thánh Thần” (1Co 12,3). Hiểu biết Đức Giêsu là Chúa và tuyên xưng như vậy, là do Chúa Thánh Thần.

Như vậy, chính Chúa Thánh Thần dẫn chúng ta đến sự hiểu biết sâu rộng hơn về Chúa Giêsu Kitô. Những người môn đệ mà Tông Đồ Phao-lô gặp trên kia, họ là môn đệ nhưng chưa có điều quan trọng của môn đệ là phép rửa nhân danh Chúa Giêsu Kitô và sự hiện diện của Chúa Thánh Thần. Họ có thể mang danh xưng là “môn đệ” nhưng để “thật sự là” và “thật sự sống” với tư cách môn đệ, thì cần đức tin vào Chúa Giêsu Kitô và hoạt động của Chúa Thánh Thần. Đó cũng là điều cần cho chúng ta. Đừng hài lòng với danh hiệu kitô hữu, nhưng cần thiết là và thật sự sống như kitô hữu, những người có đức tin sống động vào Chúa Giêsu Kitô và ngày càng đi sâu vào sự hiểu biết Chúa.

3. XIN CHO HIỂU BIẾT CHÚA HƠN

Như chúng ta nói trên kia, trong tuần này, chúng ta được mời gọi sống cầu nguyện thiết tha, sốt sắng, để xin Chúa Thánh Thần đến. Chắc chắn Thiên Chúa Cha sẽ ban cho chúng ta Chúa Thánh Thần. Chính Chúa Giêsu đã khẳng định: “Anh em là những kẻ xấu, mà còn biết cho con mình những của tốt lành, phương chi Cha trên trời, Người sẽ ban Thánh Thần cho những kẻ xin Người” (Lc 11,13). Vậy, chúng ta hãy cầu xin Chúa Thánh Thần ban cho chúng ta ƠN HIỂU BIẾT. Trước khi là sự hiểu biết về những thực tại trần gian với giá trị và chỗ đứng của nó, thì ơn hiểu biết phải mang tính thần linh, nghĩa là hiểu biết và yêu mến Chúa. Xin thêm đức tin, nghĩa là xin thêm sự hiểu biết và kính mến Chúa. Và đây là một lời cầu xin Chúa Thánh Thần trong kinh Veni Creator: Xin Ngự đến, lạy Thánh Thần Sáng Tạo

Xin Chúa thương cho biết Cha chí nhân
Mở lòng soi tỏ cho biết Chúa Con
Và vững tâm luôn giữ một niềm tin
Ở Thánh Linh bởi Chúa Cha và Con. Amen

 

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

BÀI VIẾT MỚI

spot_imgspot_img

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Thứ 7 Tuần I Mùa Vọng – Mt 9,35-10,1.6-8

SỨ VỤ TRUYỀN GIÁO Cha M. Phêrô Khoa Lê Trọng Ngọc, Phước Sơn Bối cảnh: Bước sang một giai đoạn mới tập trung tới sứ vụ truyền...

Thứ 4 Tuần I Mùa Vọng – Mt 15, 29-37

Thứ 4 Tuần I Mùa Vọng - Mt 15, 29-37 ĐỨC GIÊSU ĐẤNG CỨU NHÂN ĐỘ THẾ Cha M.Phêrô Khoa Lê Trọng Ngọc, Phước Sơn Bối cảnh: Sau...

Thứ 3 Tuần I Mùa Vọng – Lc 10, 21-24

Thứ 3 Tuần I Mùa Vọng - Lc 10, 21-24 TRONG NIỀM VUI THÁNH THẦN ĐỨC GIÊSU TÁN TẠ CHÚA CHA Cha M. Phêrô Khoa Lê...

Thứ 7, Tuần 33, Thường niên: Lc 20,27-38 – Tôi tin có sự sống đời đời

Thứ 7, Tuần 33, Thường niên: Lc 20,27-38 Tôi Tin Có Sự Sống Đời Đời Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Chúng ta đang sống trong tháng...

Thứ Sáu, Tuần XXXI TN, Lc 16,1-13: Người khôn ngoan

NGƯỜI KHÔN NGOAN (Lc 16,1-13) Tâm Thuận Thiên, PS       Bài Tin mừng hôm nay thánh Luca tường thuật lại cho chúng ta biết dụ...

Thứ Tư, Tuần XXXI TN, A, Lc 14,25-33: Yêu Chúa hay yêu người

YÊU CHÚA HAY YÊU NGƯỜI (Lc 14,25-33) M. Michael Hội, Phước Lý Trong bài Tin Mừng hôm nay, Chúa Giêsu đưa ra một số tiêu chuẩn và...

Suy niệm lễ 3 cầu hồn: Được tạo dựng để yêu thương

Thánh lễ Cầu Hồn 3 Ngày 02.11.2023 ĐƯỢC TẠO DỰNG ĐỂ YÊU THƯƠNG 2Mc 12,43-45; Kh 21,1-5a.6b-7; Ga 11,17-27   Đức TGM Giuse Ngô Quang Kiệt Cứ mỗi lần...

Chẳng lẽ Chúa cũng “xin” “cho”? Thứ 5, Tuần 27, Thường niên: Lc 11,5-13

Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist. Tin Mừng hôm nay là những lời đầy an ủi cho chúng ta, vì chính Chúa Giêsu nói với chúng...

Nguyện Danh Cha cả sáng – Thứ Tư, Tuần 27, Thường niên, Lc 11,1-13

Nguyện Danh Cha Cả Sáng Thứ Tư, Tuần 27, Thường niên; Lc 11,1-13 Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist. Có một kitô hữu kia mong muốn sống...

Phục vụ Chúa hay phục vụ tôi? Thứ Ba, Tuần 27 Thường niên, Lc 10,38-42

Phục Vụ Chúa Hay Phục Vụ Tôi? Thứ Ba, Tuần 27 Thường niên; Lc 10,38-42 Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist. Tin Mừng hôm nay cho biết Chúa...

Yêu là đón nhận hay từ chối? Thứ Hai, Tuần 27 Thường niên, Lc 10, 25-37

YÊU LÀ ĐÓN NHẬN HAY TỪ CHỐI ? Thứ Hai, Tuần 27 Thường niên; Lc 10, 25-37 Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist. Tin mừng hôm nay,...

Thứ Bảy, Tuần XXV TN, Lc 9,43-45: Đức Giêsu tiên báo buộc thương khó lần thứ hai

THỨ BẢY TUẦN XXV THƯỜNG NIÊN Lu-ca 9,43-45 Đức Giêsu Tiên Báo Cuộc Thương Khó Lần Thứ Hai  Cha M. Basilio Nguyễn Văn Phán, CĐTP Trong Tin Mừng...