Thứ Bảy, 27 Tháng Bảy, 2024

THẬP GIÁ CỦA TỘI NHÂN, THÁNH GIÁ CỦA THÁNH NHÂN – Suy niệm lễ Suy Tôn Thánh Giá: Ga 3,13-17

 

THẬP GIÁ CỦA TỘI NHÂN, THÁNH GIÁ CỦA THÁNH NHÂN

Suy niệm lễ Suy Tôn Thánh Giá: Ga 3,13-17

M. Lasan Châu Sơn.

Từ thế kỷ thứ IV, trước công nguyên, các hoàng đế Hy lạp đã dùng thập giá để xử tử tội nhân. Đến năm 71, trước công nguyên, đế quốc La mã cũng áp dụng khổ hình này để xử tử những người Do thái đòi quyền tự trị. Chính Chúa Kitô cũng chịu khổ hình thập giá. Thập giá là nhục hình ghê rợn. Vậy thì, thập giá có ý nghĩa gì để chúng ta phải long trọng suy tôn?

Trước tiên, phải khẳng định rằng: chúng ta không suy tôn thập giá của các tội nhân, nhưng chúng ta suy tôn thập giá vinh phúc được Chúa Kitô treo thân trên đó. Thập giá này trở thành thánh giá vì là nơi treo Đấng Vô Tội chết thay cho tội nhân. Chúng ta suy tôn thánh giá Chúa Kitô không phải vì những khổ hình nó gây ra, nhưng là vì những ân sủng thánh giá mang lại: “Đây là gỗ thánh giá, nơi treo Đấng cứu độ trần gian. Chúng ta hãy đến thờ lạy”. Nơi thánh giá Thiên Chúa tỏ lộ cho con người biết tình yêu tuyệt đỉnh và ơn tha thứ vô biên của một vị Thiên Chúa làm người. Thật vậy, chính Chúa Kitô đã dùng thánh giá mà chuộc tội thiên hạ. Thập giá trở thành thánh giá vì mang tình yêu của Thiên Chúa làm người. Không có tình yêu thì thập giá không là thánh giá. Thánh giá là “vũ khí” Chúa Kitô dùng để cứu độ nhân loại: “Khi Ta được dương lên khỏi mặt đất, Ta sẽ kéo mọi người lên cùng Ta”. Mỗi khi làm dấu thánh giá, chúng ta tuyên xưng một chân lý cao cả của Thiên Chúa Ba Ngôi. Mầu nhiệm thánh giá là một mầu nhiện vĩ đại của Kitô giáo.

Mầu nhiệm này, được loan báo trong thời Cựu ước, sách Dân số 21,4-9. Và hôm nay, Chúa Giêsu giải thích cho ông Nicôđêmô biết: “Như ông Môsê đã dương cao con rắn trong sa mạc, Con Người cũng sẽ phải được dương cao như vậy để ai tin vào Người thì được sống muôn đời” (Ga 3,14-15). Hễ ai tin Đức Giêsu -đấng chịu chết trên thánh giá -là Thiên Chúa thì được sống đời đời. Nhưng người ta thật khó để chấp nhận chân lý này: Thiên Chúa mà lại bị con người đóng đinh vào thập giá ư? Không thể nào như vậy được! Thập giá là nỗ ô nhục đối với những người Do thái vốn kiêu hãnh về một vị Thiên Chúa bách chiến bách thắng, là sự điên rồ đối với người Hi lạp thông thái.

Không chỉ đối với người Do thái và người Hy lạp mà thôi, cả chúng ta thời nay nữa, thánh giá có thể là cớ làm chúng ta xa Chúa. Có biết bao người lúc bình an hoan lạc thì sốt sắng tin Chúa đi thờ, đi lễ với cộng đoàn rất vui vẻ nhưng khi nhận lấy thánh giá Chúa, thì ôi thôi, nguyền rủa, bất mãn và bỏ Chúa, bỏ đạo… Một số người tin Chúa nhưng lại không muốn vác thánh giá Chúa, đó thật là một sự mâu thuẫn. Chúa Giêsu đã chẳng mời gọi; “Ai muốn theo tôi phải từ bỏ mình vác thánh giá hằng ngày mà theo” đó sao? Thánh giá ở đây không phải làm bằng những thứ vật chất: gỗ đá ximăng… mà là thánh giá của yêu thương, thánh giá của tha thứ, thánh giá của chia sẻ, khiêm nhường, phục vụ tha nhân… thánh giá nào cũng làm người vác cảm thấy đau đớn, nặng nề, tổn thương… nhưng nhờ Chúa Kitô đã dùng thánh giá mà chuộc tội thiên hạ, thì mỗi thánh giá chúng ta đang mang vác vì tình yêu Chúa và yêu người cũng có giá trị tuyệt vời, là cứu rỗi bản thân mình và tha nhân.

Thánh giá minh chứng tình yêu, không thể nói yêu mà lại không đón nhận thánh giá. Tương tự như cha mẹ yêu con sẽ không quản ngại thức khuya dậy sớm, quạt nồng, ấp lạnh, sẵn sàng chịu gian lao đói khổ… vì yêu con. Cũng vậy, tình yêu Chúa và yêu người thúc bách người ta thêm can đảm vác thánh giá Chúa mỗi ngày.

Thánh giá dẫn tới vinh quang. ĐTC Phanxicô nhắn nhủ chúng ta rằng: “Thánh giá cho chúng ta một kho tàng mà không có một sự gì khác có thể mang lại: đó là sự chắc chắn về tình yêu không lay chuyển mà Thiên Chúa dành cho chúng ta. Một tình yêu cao vời đến nỗi Ngài đã bước xuống vũng lầy tội lỗi của chúng ta và tha thứ, Ngài đi vào nỗi thống khổ của chúng ta và ban cho chúng ta sức mạnh để chịu đựng. Chúa kitô chia sẻ cuộc lữ hành của chúng ta cho đến tận cùng. Không có thánh giá lớn nhỏ nào trong cuộc sống của chúng ta mà Chúa kitô đã không cùng chia sẻ với chúng ta”.

Xin Chúa giúp chúng ta vững tin rằng Chúa đang hiện diện và cùng vác thánh giá với chúng ta, hầu đem ơn cứu độ cho chúng ta và cho mọi người, ở mọi nơi. Amen.

 

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

BÀI VIẾT MỚI

spot_imgspot_img

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Thứ Sáu Tuần XII Thường niên, Mt 8,1-4: Chạy lại với Chúa nhận ơn chữa lành

Thứ Sáu Tuần XII Thường niên, Mt 8,1-4 Chạy lại với Chúa nhận ơn chữa lành Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Tin Mừng hôm nay mô tả...

Thứ Năm Tuần XII Thường niên, Mt 7,21.24-27: Đời hạnh phúc khi sống Tám Mối Phúc

Thứ Năm Tuần XII Thường niên, Mt 7,21.24-27  Đời hạnh phúc khi sống Tám Mối Phúc Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Đoạn Tin Mừng hôm nay...

Thứ Ba Tuần XII, Thường niên, Mt 7,6.12-14: Sống tương quan ba chiều

Thứ Ba Tuần XII, Thường niên, Mt 7,6.12-14 Sống tương quan ba chiều Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist. Đọc Tin mừng hôm nay, có một số người...

Đan Viện Xitô Thánh Mẫu Châu Sơn Đơn Dương – Trao Tác Vụ Đọc Sách & Giúp Lễ

ĐAN VIỆN XITÔ THÁNH MẪU CHÂU SƠN ĐƠN DƯƠNG TRAO TÁC VỤ ĐỌC SÁCH & GIÚP LỄ Vào lúc 5h30’, ngày 25/03/2023, Đan Viện Xitô Thánh...

“Yêu nhau muôn sự chẳng nề…” Suy niệm Tin mừng Chúa Giáng Sinh: Lc 2,1-14 (Lễ đêm)

“Yêu nhau muôn sự chẳng nề…” Suy niệm Tin mừng Chúa Giáng Sinh: Lc 2,1-14 (Lễ đêm) M. Lasan Châu Sơn Trong khung cảnh huy hoàng của...

Con biết con cần Chúa – Con biết Chúa cần con – Suy niệm Tin Mừng: Mt 1,18-24 – CN IV MV, năm A

CON BIẾT CON CẦN CHÚA - CON BIẾT CHÚA CẦN CON Suy niệm Tin Mừng: Mt 1,18-24 Chúa nhật IV Mùa vọng, Năm A M. Lasan...

Tình yêu tự hủy của Vua Kitô

TÌNH YÊU TỰ HỦY CỦA VUA KITÔ SNTM Lc 23, 35-43; Chúa Kitô - Vua vũ trụ, Chúa nhật 34, Năm C Lasan Châu Sơn Một điều...

Tôi tin một cuộc sống đời đời

TÔI TIN MỘT CUỘC SỐNG ĐỜI ĐỜI Suy niệm Lời Chúa: Mcb 7,1-2.9-14; Lc 20,27-38; Chúa nhật 32 Thường niên, Năm C M. Lasan Châu Sơn Chúng...