Thứ bảy, 5 Tháng mười, 2024

Thứ 6 Tuần XXV Thường Niên – Lc 9,18-22: Thầy là ai?

 

THẦY LÀ AI?

Lm M. Phêrô Khoa Lê Trọng Ngọc, Phước Sơn

Câu hỏi: Đức Giêsu là ai? Được đặt ra không phải chỉ trong thời Đức Giêsu còn tại thế, mà còn được đặt ra ngay trong cả thời đại chúng ta. Dĩ nhiên vấn nạn ấy được đặt ra không phải chỉ vì tò mò muốn biết dư luận nghĩ sao về Đức Giêsu, nhưng nó được đặt ra để chờ đợi một câu trả lời có ảnh hưởng quyết định trên lối sống của người đáp trả với nội dung của bài Tin Mừng hôm nay là: Một câu hỏi và ba câu trả lời:

Dân chúng trả lời: Ngài là Gioan Tẩy Giả, là Êlia, hay một trong các ngôn sứ xưa.

Ông Phêrô đại diện nhóm mười hai thưa: Thầy là Đấng Kitô của Thiên Chúa.

Đức Giêsu mặc khải: Con Người phải chịu đau khổ, bị giết chết, nhưng sau ba ngày sẽ sống lại.

Và giờ đây chúng ta sẽ cùng nhau suy niệm:

Dân chúng đã trả lời rằng Đức Giêsu cũng chỉ là một vị ngôn sứ nào đó trong các ngôn sứ như Êlia, Gioan Tẩy Giả hay một vị ngôn sứ thời xưa đã sống lại (x. Lc 9,18-19). Theo họ, các vị ngôn sứ tuy truyền đạt những sứ điệp cao thượng tốt lành và làm một số kỳ công dấu lạ minh chứng lời rao giảng của mình hay biện minh cho sứ vụ được trao phó, nhưng lắm lúc cũng khuấy động cuộc sống phẳng lặng của họ. Vì thế, khi họ không muốn khuấy động nếp sống ù lỳ của họ thì họ cũng không ngại ra tay sát hại các ngôn sứ: Họ đã lùng bắt Êlia, bỏ tù Giêrêmia, chặt đầu Gioan Tẩy Giả và họ cũng đã đánh đập, đóng đinh Đức Giêsu trên thập giá.

Ông Phêrô thay mặt cho các Tông Đồ đã tuyên xưng Đức Giêsu là Đấng Kitô của Thiên Chúa, có nghĩa là Đấng được Thiên Chúa xức dầu. Đó cũng là điều Đức Giêsu đã xác quyết ngay khi khởi đầu sứ vụ của Ngài tại hội đường Nazaret, lúc Ngài đọc đoạn văn Isaia:“ Thần Khí Chúa ngự trên tôi, vì Chúa đã xức dầu tấn phong tôi, sai tôi đi loan báo Tin Mừng cho kẻ nghèo hèn” (Lc 4,18; Is 61,1-2; 58).

Nhận ra Đức Giêsu là Đấng Kitô của Thiên Chúa trước khi Chúa đặt câu hỏi: “Anh em bảo Thầy là ai? Thì chính Ngài đã làm nhiều điềm thiêng dấu lạ trước mặt các môn đệ. Tại Galilê Ngài đã hai lần hóa bánh ra nhiều để nuôi đám đông dân chúng (Lc 9,10-17); đi trên mặt biển (Mc 6,30-44). Cứu chữa con gái bà Phênixi khỏi quỷ ám, cũng như nhiều thứ bệnh tật khác (x. Mc 7,31-37; 8,12-20). Tất cả các việc Ngài làm và những lời Ngài giảng dạy đã từ từ vén mở cho các ông thấy Ngài là ai! Đức Giêsu không trực tiếp nói cho các môn đệ biết căn tính của Ngài, những dẫn đưa họ dần dần tự khám phá ra Ngài. Còn người ngoài, họ chỉ có một cái nhìn mơ hồ và thiếu sót về Đức Giêsu. Họ coi là Gioan Tẩy Giả bị ông Hêrôđê giết nay sống lại, hay ngôn sứ Êlia hoặc một ngôn sứ nào khác xa xưa. Đức Giêsu chờ một câu trả lời rõ ràng và đầy đủ hơn từ phía các môn đệ thân tín. Ông Phêrô, đại diện cả nhóm nói lên niềm xác tín của mình: “Thầy là Đức Kitô của Thiên Chúa”. Ông đã nói đúng, nhưng hình ảnh Đức Kitô nơi Phêrô vẫn không khác với quan niệm thông thường của đám đông dân chúng: Một Đức Kitô oai phong lẫm liệt, không hề biết đến thất bại, bá chủ khắp trần gian, Đức Kitô hay Mêsia đó không phải là Đức Kitô Giêsu.

Đức Giêsu: Con Người chịu đau khổ.

Dù sao, nhờ câu tuyên xưng của ông Phêrô, mà Đức Giêsu bắt đầu nói đến cuộc thương khó, tử nạn và phục sinh của Ngài, và nói một cách rõ ràng. Đây là điều mới mẻ cả về nội dung lẫn hình thức trình bày. Ngài không dùng dụ ngôn, nhưng nói thẳng về định mệnh đang chờ đợi Ngài. Có người cho rằng lời tiên báo của Đức Giêsu về cuộc tử nạn và phục sinh chỉ là lời được viết dựa trên các biến cố đã xảy ra. Thực ra, Đức Giêsu đã thấy những phản ứng chống đối lời giảng dạy của Ngài. Ngài biết mình phải đương đầu với các đầu mục Do Thái và Ngài thấy rõ bóng dáng của cái chết đang rình rập mình, nhưng Đức Giêsu không thối lui, dù Ngài có thể thối lui. Ngài không đi tìm cái chết, nhưng Ngài muốn luôn luôn trung tín với Chúa Cha và phục vụ loài người dù phải trả giá bằng mạng sống. Đó là sự lựa chọn tự nguyện của Đức Giêsu, các chết là giá phải trả để trung tín về một tình yêu!

Lời tiên báo về cuộc khổ nạn và phục sinh của Đức Giêsu làm cho Phêrô choáng váng! Ông không sao hiểu được những điều khủng khiếp như vậy. Nên ông có lời can ngăn, nhưng bị Chúa quở trách và đã cho ông thấy chỗ đứng của ông: “Hãy lui sau Thầy! vì tư tưởng của anh không phải là tư tưởng của Thiên Chúa mà là của loài người” (Mc 8,33). Đức Giêsu thấy rõ đâu là con đường thế gian chờ đợi. Con đường của Thiên Chúa vượt trên những tính toán khôn ngoan nhân loại. “Bởi cái điên rồ của Thiên Chúa thì khôn ngoan hơn của loài người, và cái yếu đuối của Thiên Chúa thì mạnh mẽ hơn của loài người” (1Cr 1,25).

Trên đây là ba câu trả lời tiêu biểu cho câu hỏi: Đức Giêsu là ai? Còn câu trả lời của mỗi một người chúng ta sẽ là như thế nào đây?… Nếu chúng ta cùng nhất trí với thánh Phêrô trả lời: “Thầy là Đấng Kitô con Thiên Chúa Hằng Sống” (Mt 16,16), thì chúng ta hãy nhờ ơn Chúa giúp, quyết tâm, nỗ lực sống đúng với lời tuyên xưng ấy suốt cả cuộc đời. Amen.

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

 Thứ 3 Tuần IV PS, Ga 10, 22-30: Chiên đích thực của Chúa

 Thứ Ba Tuần IV Phục Sinh Chiên Đích Thực Của...

18 Tháng Mười Hai – Mt 1,18-24

EMMANUEL THIÊN CHÚA Ở CÙNG CHÚNG TA Lm M.Phêrô Khoa Lê...

19 Tháng Mười Hai – Lc 1,5-25

  TIN MỪNG CHO ÔNG BỐ VÀ SỨ VỤ CỦA NGƯỜI...

21 Tháng Mười Hai – Lc 1 39-46

  BỞI ĐÂU TÔI ĐƯỢC MẸ THIÊN CHÚA VIẾNG THĂM Lm M.Phêrô...

22 Tháng Mười Hai – Lc 1,46-56

  BÀI CA NGÀN TRÙNG MAGNIFACAT Lm M.Phêrô Khoa Lê Trọng...

BÀI VIẾT MỚI

spot_imgspot_img

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Thứ 7 Tuần XXVI Thường Niên – Lc 10,17-24 Niềm vui và hạnh phúc đích thực

  NIỀM VUI VÀ HẠNH PHÚC ĐÍCH THỰC Lm M. Phêrô Khoa Lê Trọng Ngọc, Phước Sơn Sau cuộc thực tập ra khơi với bao thành quả...

Thứ 2 Tuần XXVI Thường Niên – Lc 9,46-50 Ai là người lớn nhất

  AI LÀ NGƯỜI LỚN NHẤT Lm M. Phêrô Khoa Lê Trọng Ngọc, Phước Sơn Bối cảnh: Đoạn Tin Mừng hôm nay nằm trong giai đoạn Đức Giêsu...

Thứ 7 Tuần XXV Thường Niên – Lc 9, 43-45 Con Người sắp bị nộp

  CON NGƯỜI SẮP BỊ NỘP Lm M. Phêrô Khoa Lê Trọng Ngọc, Phước Sơn Sau thời gian, Đức Giêsu công khai loan báo Tin Mừng Nước...

Thứ 5 Tuần XXV Thường Niên – Lc 9,7-9 Hai con người

  HAI CON NGƯỜI Lm M. Phêrô Khoa Lê Trọng Ngọc, Phước Sơn Với đoạn Tin Mừng chúng ta vừa nghe thật quá vắn, vỏn vẹn...

Thứ 4 Tuần XXV Thường Niên, Lc 9,1-6: Ra khơi

    RA KHƠI Lm M. Phêrô Khoa Lê Trọng Ngọc, Phước Sơn Bối cảnh: Như chúng ta đã biết: Thánh sử Luca đã tường thuật cho chúng ta...

Thứ 4, Tuần XXV TN, Lc 9,1-6: Sống là vì sứ vụ

    SỐNG LÀ VÌ SỨ VỤ Bài suy niệm Tin Mừng Thứ tư Tuần 25 mùa Thường niên (Lc 9,1-6) M. Nguyen Sy, TP Bài Tin Mừng hôm nay,...

Thứ 3 Tuần XXV Thường Niên – Lc 8,19-21: Thành viên đích thực trong gia đình Chúa

  THÀNH VIÊN ĐÍCH THỰC TRONG GIA ĐÌNH CHÚA Lm M. Phêrô Khoa Lê Trọng Ngọc, Phước Sơn Từ giã Đức Maria Thân Mẫu và gia đình quyến...

Ngày 15/9, Lễ Đức Mẹ Sầu Bi (Ga 19,25-27) – Nữ Vương Các Thánh Tử Đạo

Ngày 15/9, Lễ Đức Mẹ Sầu Bi (Ga 19,25-27) - Nữ Vương Các Thánh Tử Đạo Lm. Gioan Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Chuyện kể rằng: “Một...

Ngày 22/8, Đức Maria Trinh Nữ Vương: Lc 1,26-38

Ngày 22/8, Đức Maria Trinh Nữ Vương: Lc 1,26-38 Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist. Trong một thị kiến Đức Mẹ nói với thánh nữ Fautina rằng:...

Thứ 6, Tuần XVIII TN, B, Mt 16,24-28: Điều kiện và kết quả

ĐIỀU KIỆN VÀ KẾT QUẢ (Mt 16,24-28) M. Nguyên Sỹ, Thiên Phước Bài Tin Mừng hôm nay Chúa Giêsu đặt điều kiện với những ai muốn làm...

Ngày 8/8, Thánh Đa Minh, linh mục, Mt 16,13-23: Nói với Chúa – Nói về Chúa

Ngày 8/8, Thánh Đa Minh, linh mục, Mt 16,13-23 Nói Với Chúa - Nói Về Chúa Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Các Lời nguyện trong Giờ Kinh...

Thứ Bảy Tuần XVII Thường niên, Mt 14,1-12: Làm chứng cho Chúa giữa đời thường

Thứ Bảy Tuần XVII Thường niên, Mt 14,1-12 Làm Chứng Cho Chúa Giữa Đời Thường Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Ông Gioan nói với vua Herode: “Ngài...