Thứ bảy, 7 Tháng mười hai, 2024

Thứ Bảy, Tuần II MC, Lc 15,1-3.11-32: Dụ ngôn người cha nhân hậu

THỨ BẨY TUẦN II MÙA CHAY

Lu-ca 15,1-3.11-32

Dụ Ngôn Người Cha Nhân Hậu

Cha M. Basilio Nguyễn Văn Phán, CĐTP

Tin Mừng cho thấy Chúa Giêsu thường quan tâm, chăm sóc, gần gũi những người tội lỗi. Nhóm Pha-ri-sêu và Kinh sư trách móc, xầm xì, phản đối. Đối với họ, việc làm của Chúa Giêsu là không đáng, bởi lẽ những kẻ tội lỗi là hạng vất đi. Nhưng đối với Chúa, người tội lỗi là người cần được yêu thương nâng đỡ hơn. Chúa đã dùng những dụ ngôn để trả lời những thắc mắc chất vấn của họ.

Tin Mừng hôm nay kể về dụ ngôn “Người cha nhân hậu”. Nội dung câu chuyện đều hướng đến tình Cha. Hình ảnh của người cha thật đẹp, có vẻ như khờ khạo một chút và cũng có thể nói thật tội nghiệp khi phải đứng giữa hai người con.

Hình ảnh người con thứ đòi chia tài sản rồi bỏ xứ ra đi. Không phải đi làm ăn xây dựng sự nghiệp mà là đi phung phí, ăn chơi trác táng cho đến khi thân tàn ma dại, không còn hình tượng gì nữa. Tính kiêu ngạo của nó đã dìm nó xuống tận đáy sâu của cái đói, đến nỗi nó muốn ăn của heo ăn cho đầy bụng nhưng không ai cho. Và chỉ đến cận kề của cái chết, trong thập tử nhất sinh, sự khao khát được tiếp tục sống bùng lên. Và lúc này nó mới nhớ đến cha của nó. Và cả trong ký ức thực sự nó cũng không nhớ nó có một người cha cũng như nó không nhớ nó đã từng làm con nữa!, mà chỉ ước ao được cái gì đó nhét cho đầy bụng nên nó nhớ ra một ông chủ đã từng đối xử tốt với các đầy tớ. Thế là nó ao ước được gia nhập vào đám đầy tớ của ông ta. Với một tờ đơn viết vội:

Thưa cha, con thật đắc tội với Trời và với cha, chẳng còn đáng gọi là con cha nữa. Xin coi con như một người làm công cho cha vậy’. May mà những lời trong tờ đơn này chưa được trình bày, nó chỉ kịp nói vế thứ nhất khi gặp cha nó là: “Thưa cha, con thật đắc tội với Trời và với cha, chẳng còn đáng gọi là con cha nữa” thì Người cha đã ôm lấy nó và xóa hết tội của nó. Nếu nó đọc hết lá đơn thì quả thật, nó đã đâm vào tim của cha nó thêm một nhát gươm nữa. Vì có bao giờ cha nó hết thương nhớ mong mỏi nó về đâu, có bao giờ dù chỉ là một giây hay một ý thoáng qua cha nó nghĩ nó là tôi tớ đâu! Nếu cha nó biết rõ nó đánh giá tình yêu của ông dành cho nó có giới hạn như vậy thì ông sẽ buồn biết chừng nào.

Trong sự hoang đàng của chúng ta, có nhiều người trên con đường trở về từ vực sâu của tội lỗi cũng đã vô tình lần nữa xúc phạm đến tình yêu vô biên của Thiên Chúa là Cha như vậy đó. Suy niệm đến đây tôi nhớ đến một người đàn ông mà tôi đã gặp. Anh ta là một người đạo gốc, trước năm 75 anh đã từng là nhị ca của một băng cướp. Khi có ai nói với anh ta về việc xưng tội, anh luôn khẳng định rất chắc chắn rằng: ‘Chúa sẽ không tha tội cho tôi đâu’. Câu nói chứa đầy sự thất vọng nhưng cũng ẩn chứa một sự cao ngạo nào đó khi mình tự lấy mình làm thước đo cho Thiên Chúa. Trong khi Ngài phán: “Tội các ngươi dầu có đỏ như son, cũng ra trắng như tuyết, có thẫm tựa vải điều, cũng hóa trắng như bông” (Is 1,18). Hay “Ta không muốn tội nhân phải chết nhưng là muốn nó ăn năn trở lại để được sống” (x. Ed 13,22).

Hình ảnh của người con cả là biểu tượng của những người biệt phái. Hiếu thảo, vâng phục cha, không đi hoang, không ăn chơi. Anh là con người mẫu mực. Thế nhưng, biến cố đứa em trở về đã bộc lộ con người thật của anh. Tuy ở trong nhà cha nhưng lại xa trái tim cha. Tại sao cha đãi tiệc bê béo cho thằng con bất hiếu của cha, còn anh ta một con bê nhỏ để vui với bạn bè cũng không có? Anh tức giận vì thấy quyền lợi bị xúc phạm; Anh chẳng chịu vào nhà.

Hoá ra, cả hai người con vừa khác lại vừa giống nhau. Cả hai đều ở ngoài nhà cha. Con thứ không thấy hạnh phúc bên cha nên ra đi. Con cả không chia sẻ được hạnh phúc của cha nên không vào nhà. Anh thiếu bao dung và thiếu tha thứ cho em. Thái độ của người con cả là thái độ tiêu biểu của người biệt phái, luật sĩ hôm qua và hôm nay. Ích kỷ cho quyền lợi riêng mình. Tự mãn về cách giữ luật “con không hề trái lệnh cha một điều nào”, tự hào về cách sống đạo “không như thằng con của cha”. Tự hào tự phụ tuân giữ nghiêm nhặt lề luật, kiêu hãnh mình là người công chính mà khinh chê lên án những người khác. Chỉ muốn kẻ lỗi lầm không được cứu thoát mà phải chết.

Người Cha tội nghiệp lại hạ mình năn nỉ, anh chẳng chịu nghe. Cha bộc bạch tâm tình với anh: “Con ơi, mọi sự của cha đều là của con, chúng ta phải ăn mừng vì em con đã chết nay sống lại, đã mất nay lại tìm thấy”. Lời cha làm anh bàng hoàng xúc động vì anh hiểu rằng mình quá ích kỷ, quá nhỏ mọn. Cái ích kỷ làm anh tẩy chay sự trở về của đứa em. Cái nhỏ mọn làm anh xua tan lòng bao dung của cha. Tình cha lớn hơn cuộc đời anh, lớn hơn tính ích kỷ trong anh. Anh không hiểu được rằng, tài sản lớn nhất của người cha là hai đứa con chứ không phải là những vật chất ông đang có.

Hình ảnh người con cả thật gần với chúng ta. Phụng dưỡng cha mẹ với trách nhiệm, chứ chưa phải là tình thương. Không chia sẻ nỗi buồn, nỗi khổ tâm, nỗi âu lo của cha mẹ. Chỉ biết than trách và đòi quyền lợi cho mình thật nhiều. Ghen tị, chỉ trích phê bình, đặt mình là tiêu chuẩn cho mọi việc đạo đức. Thiếu lòng bao dung, không chịu tha thứ. Hình ảnh đó thật giống tinh thần biệt phái, có đạo mà không có đức.

Cả hai người con cần phải trở về. Sám hối chính là trở về với tình cha, trở lại với người anh em.

Chúng ta thấy người cha đã tha thứ cho người con thứ trước khi nó tự thú. Cha vui “vì đứa con đã chết nay sống lại, đã mất nay tìm thấy”.

Người cha cũng nói với người con cả bằng cung giọng thật trìu mến: “Con à, lúc nào con cũng ở với cha. Tất cả những gì của cha đều là của con… Chúng ta phải ăn mừng, phải vui vẻ, vì em con đây đã chết mà nay lại sống, đã mất mà nay lại tìm thấy”. Người cha muốn giúp con trai khám phá chiều kích tha thứ của tình yêu. Tình cha là lời mời gọi vượt qua thái độ duy luật, mở rộng tấm lòng trước tình thương yêu.

Dung mạo người cha đó, chính là Thiên Chúa, Đấng giàu lòng xót thương. Thái độ người cha đối với hai đứa con là thái độ của Thiên Chúa đối với con người. Trong trái tim Thiên Chúa chỉ có tình thương. Người không nhớ đến tội lỗi con người.

Cha yêu con dù con hư hỏng, bất trung. Cha yêu con không vì con ngoan, được việc. Cha yêu con chỉ vì con là con. Cha không muốn mất một đứa con nào. Thiên Chúa của Đức Giêsu mạc khải là người cha nhân hậu, hiền từ, bao dung, hay tha thứ.

Trong cuộc đời, cả hai người con trong dụ ngôn đều có mặt trong mỗi con người chúng ta. Nhiều lần ta hoang đàng bỏ Chúa để chạy theo những đam mê của thế gian. Thiên Chúa vẫn ngày ngày chờ đợi chúng ta trở về. Nhiều khi trong vai trò con cả, ta tưởng mình đạo đức nên lên án tẩy chay người khác. Giận hờn với Cha khi người em trở về, không chịu vào nhà. Cuộc trở về của người này lại làm cớ cho cuộc ra đi của người kia. Kẻ ra đi lại là kẻ trước đây coi như đàng hoàng! Thực đáng buồn khi thấy: chính Chúa mở rộng đôi tay đón ta trở về nhà Cha. Nhưng kẻ cản ta lại là một loại con nào đó của Chúa! Cần trở về với Cha, về với Thiên Chúa, Đấng giàu lòng xót thương. Sám hối là trở về với tình Chúa, với tình anh em. Sám hối là trở lại với tình yêu, niềm vui và sự sống.

Xin cho con nhận biết con là ai và nhận biết tình yêu của Chúa để con biết quay trở về trong nhà Cha muôn đời. Amen.

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

 Thứ 3 Tuần IV PS, Ga 10, 22-30: Chiên đích thực của Chúa

 Thứ Ba Tuần IV Phục Sinh Chiên Đích Thực Của...

18 Tháng Mười Hai – Mt 1,18-24

EMMANUEL THIÊN CHÚA Ở CÙNG CHÚNG TA Lm M.Phêrô Khoa Lê...

19 Tháng Mười Hai – Lc 1,5-25

  TIN MỪNG CHO ÔNG BỐ VÀ SỨ VỤ CỦA NGƯỜI...

21 Tháng Mười Hai – Lc 1 39-46

  BỞI ĐÂU TÔI ĐƯỢC MẸ THIÊN CHÚA VIẾNG THĂM Lm M.Phêrô...

BÀI VIẾT MỚI

spot_imgspot_img

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Ngày 3-12, lễ kính thánh Phanxicô Xaviê, Linh mục (Mc 16,15-20) Đi tìm vinh quang thật

Ngày 3-12, lễ kính thánh Phanxicô Xaviê, Linh mục (Mc 16,15-20) Đi Tìm Vinh Quang Thật Lm. Gioan Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Bản chất của Hội...

Kính thánh Phanxicô Xaviê, Mc 16,15-20

  KÍNH THÁNH PHANXICÔ XAVIÊ Lm M. Phêrô Khoa Lê Trọng Ngọc, Phước Sơn Đôi nét tiểu sử: Thánh Phanxicô Xaviê sinh năm 1506 tại Điên Xaviê thuộc...

Thứ 7, Tuần XXXIV, Kính Thánh Anrê Tồng đồ, Mt 4, 18-22

KÍNH THÁNH ANRÊ TÔNG ĐỒ Lm M. Phêrô Khoa Lê Trọng Ngọc, Phước Sơn Đôi nét về tiểu sử: Thánh Anrê quê ở Betsaida và là một...

Ngày 30.11 – Lễ kính thánh Andre Tông đồ

  HÀNH TRÌNH ƠN GỌI (Mt 4, 18-22) M. Kolbe, Phước Hiệp Lễ thánh Andre Tông đồ, là dịp để chúng ta suy niệm về tiếng gọi...

Thứ 6 Tuần XXXIV TN, Lc 21,29-33 Trời mới đất mới

TRỜI MỚI ĐẤT MỚI Lm M. Phêrô Khoa Lê Trọng Ngọc, Phước Sơn Bối cảnh: Với bài diễn từ “Cánh Chung” Đức Giêsu tiên báo thành Giêrusalem...

Thứ Năm Tuần XXXIV TN – Lc 21,20-28 Giêrusalem bị tàn phá

  GIÊRUSALEM BỊ TÀN PHÁ Lm M. Phêrô Khoa Lê Trọng Ngọc, Phước Sơn Bối cảnh: Để chúng ta biết được phần nào đoạn Tin Mừng của thánh...

Thứ 4 Tuần XXXIV TN – Lc 21,12-19 Vì danh Thầy anh em sẽ bị bắt nộp và ngược đãi

  VÌ DANH THẦY ANH EM SẼ BỊ BẮT NỘP VÀ NGƯỢC ĐÃI Lm M. Phêrô Khoa Lê Trọng Ngọc, Phước Sơn Bối cảnh: Các môn đệ cũng như...

Thứ Bảy, Tuần XXXIII, Thường niên (Lc 20,27-38) Tôi tin có sự sống đời đời

Thứ Bảy, Tuần XXXIII, Thường niên (Lc 20,27-38) Tôi Tin Có Sự Sống Đời Đời Lm. Gioan Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Chúng ta đang sống trong...

Thứ 6 Tuần XXXIII TN, Lc 19,43-48: Thanh tẩy nhà Cha

THANH TẨY NHÀ CHA Lm M. Phêrô Khoa Lê Trọng Ngọc, Phước Sơn Bối cảnh: Vào dịp trẩy hội đền Giêrusalem mừng lễ Vượt qua hơn hai...

Thứ 5, Tuần XXXIII TN, Mt 12,46-50: Ai thuộc về gia đình Đức Giêsu

    AI THUỘC VỀ GIA ĐÌNH ĐỨC GIÊSU Lm M. Phêrô Khoa Lê Trọng Ngọc, Phước Sơn Bối cảnh: Sau những lời khiển trách các người cứng tin,...

Thứ 5 Tuần XXXIII TN, Lc 19,41-44: Chúa Giêsu than khóc thành Giêrusalem

CHÚA GIÊSU THAN KHÓC THÀNH GIÊRUSALEM Lm M. Phêrô Khoa Lê Trọng Ngọc, Phước Sơn Từ Giêrikhô, Đức Giêsu đã cuốc bộ suốt quãng đường...

Thứ 4 Tuần XXXIII TN – Lc 19, 11-20 Dụ ngôn mười yến bạc

DỤ NGÔN MƯỜI YẾN BẠC Lm M. Phêrô Khoa Lê Trọng Ngọc, Phước Sơn Bối cảnh: Dụ ngôn mười yến bạc này được Đức Giêsu kể...