Thứ bảy, 7 Tháng mười hai, 2024

Thứ Hai, Tuần XI TN, Mát-thêu 5,38-42: Chớ trả thù

THỨ HAI TUẦN XI THƯỜNG NIÊN

Mát-thêu 5,38-42

Chớ Trả Thù

Cha M. Basilio Nguyễn Văn Phán, CĐTP

Tục ngữ Tây Ban Nha có câu: “Lấy ác báo thiện là ác quỷ. Lấy thiện báo thiện là con người. Lấy thiện báo ác là thánh nhân.”

Có lẽ không ai trong suốt cuộc đời lại không hề có những tổn thương do người khác gây cho mình. Có thể là tổn thương về vật chất, về thể lý, về danh dự hay đời sống tinh thần. Với bản năng tự nhiên thì người ta thích tìm cách trả thù. Và thường khi trả thù thì thích gây ra cho người khác nhiều tổn thương hơn mình. Như vậy mới đã, mới hả giận. Nhưng thực tế cho thấy, đa số người ta sau khi trả được thù hận thì lại cảm thấy buồn hơn vui. Vì lấy ác mà báo ác thì mình có cao thượng gì hơn kẻ hại mình đâu! Hơn nữa, kẻ muốn trả thù người khác thì chưa chắc đã làm hại được họ mà trước tiên mình phải nuôi hận thù trong lòng. Như vậy ta tự làm mất đi thứ tự do ở trong tâm hồn mà mình vốn có, thay vào đó là kẻ thù. Tệ hơn nữa là kẻ thù của ta chẳng hay biết ta đang phải cưu mang cái xấu xa của nó ở trong mình, nó cũng chẳng hề thấu hiểu được cảm xúc khó chịu và bực bội của mình. Kẻ thù cứ ăn ngon ngủ yên và khiến ta càng bị tổn thương, thậm chí chán ăn mất ngủ.

Trong thế giới ngày nay người ta chạy theo lợi nhuận và tài chính nên có rất nhiều bộ phim được làm theo chủ đề báo thù. Lý do tại sao có nhiều bộ phim được thực hiện theo chủ đề báo thù là bởi vì nó hấp dẫn bản năng cơ bản của con người, dần dần nó dẫn chúng ta đến việc cho rằng sự trả thù là rất tự nhiên. Tuy nhiên, Chúa Giêsu trong Tin Mừng hôm nay dạy các môn đệ của Ngài chớ trả thù. Bởi vì sự trả thù là không tự nhiên, tự phát, theo bản năng máy móc của thú tính mà thôi! Nếu báo thù là tự nhiên, nó có thể giúp ta trở nên giống người hơn. Nhưng thực chất, sự báo thù làm cho người ta ít cởi mở hơn với mối quan hệ yêu thương với người khác và nó đi ngược lại với con người tự nhiên, con người được tạo ra trong hình ảnh và chân dung của Thiên Chúa, Đấng là nguồn tình yêu (1Ga 4,8.16). Chúa Giêsu mời gọi các môn đệ của Ngài trở nên giống người hơn bằng cách vượt qua bản năng bộc phát của sự báo thù và sống theo đúng phẩm giá ưu việt của con người là con cái của Thiên Chúa. Đây là con đường duy nhất dẫn đến cuộc sống và hạnh phúc.

Chúa Giêsu đưa ra một tiêu chuẩn mới không chỉ dựa trên các yêu cầu của công lý, mà dựa trên luật ân sủng và tình yêu. Bởi vì cái mà Thiên Chúa muốn cho con người không phải là giữ họ ở lại mãi trong kiếp người “lấy thiện báo thiện”, mà Ngài muốn họ trở nên Thánh “lấy thiện báo ác” để được ở với Ngài là Đấng chí thánh. Vì thế Chúa Giêsu khẳng định rõ rằng ‘chớ trả thù’. Không lấy ác báo ác, mà phải luôn tìm kiếm điều tốt cho những người muốn bách hại mình.

Và điều gì làm cho một Ki-tô hữu khác với người khác?

  1. Ki-tô hữu sống màu nhiệm tự hủy, đi theo Chúa Ki-tô Đấng đã hủy mình ra không. (x. Pl 2,7) Vâng, theo Chúa Ki-tô không dễ dàng, đặc biệt là trong một thế giới khuyến khích người ta tích cực tìm cách trả thù trước bất công. Nhưng Chúa Ki-tô dạy các môn đệ bắt chước Ngài trong việc yêu thương cả kẻ thù; yêu cả những người nói xấu, những người giả dối, ngược đãi, buộc tội và kết án bất công với mình. Và chỉ khi đó: “Mọi người sẽ nhận biết anh em là môn đệ của Thầy ở điểm này: là anh em có lòng yêu thương nhau.” (Ga 13,35).
  2. Thể hiện hành động của Ki-tô hữu, điều này có nghĩa, không bao giờ nói về sự tiêu cực, nhưng chỉ nói những điều tích cực của người khác. Không chỉ mong muốn thấy người khác thất bại, mà hành động để thấy người khác thành công. Không chỉ cảm thấy tiếc cho người nghèo, người bệnh và những linh hồn lạc lối trong tội lỗi, mà là những hành động cụ thể từng bước một để thấy họ tốt hơn, thấy họ được an ủi, thấy họ đi trên những con đường đúng đắn. Người Ki-tô hữu không nên lãng phí năng lượng của mình để chỉ trích những gì sai trái; hãy làm công việc hữu ích cách tốt nhất trong khả năng của mình. Hãy thực hiện điều tốt để thay thế những cái xấu. Điều này luôn đúng và cần phát huy trong mọi lãnh vực của cuộc sống.
  1. Ki-tô hữu là người thực hành đức ái, bác ái không có nghĩa là bố thí cho ai đó một ít thức ăn qua ngày khi họ đến gõ cửa nhà mình, mà nó có nghĩa là sống cho người khác, liên tục hy sinh cho người khác, cho đi đến mức đau đớn. Người theo Chúa thật sự cần phải phá vỡ triệt để với sự ích kỷ để trở nên giống Thầy hơn. Và việc hoàn toàn tha thứ cho người đã làm hại, gây tổn thương cho mình, nó đòi hỏi một đức ái thực sự mặc dù ai cũng hiểu: Tha thứ là tốt hơn trả thù, vì tha thứ là dấu hiệu của một bản chất hiền lành, nhưng trả thù là dấu hiệu của một bản chất man rợ.

Lạy Chúa, Chúa dạy chúng con biết sống màu nhiệm của tha thứ là quên mình vì lợi ích của tha nhân, là sống đức ái hoàn hảo như Chúa đã thực hiện. Xin ban cho chúng con trái tim của Chúa, để chúng con có thể yêu thương, bác ái, tha thứ như Chúa đã làm và muốn chúng con làm, để lên lời ngợi ca ân sủng và vinh quang của Ngài muôn đời. Amen.

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

 Thứ 3 Tuần IV PS, Ga 10, 22-30: Chiên đích thực của Chúa

 Thứ Ba Tuần IV Phục Sinh Chiên Đích Thực Của...

18 Tháng Mười Hai – Mt 1,18-24

EMMANUEL THIÊN CHÚA Ở CÙNG CHÚNG TA Lm M.Phêrô Khoa Lê...

19 Tháng Mười Hai – Lc 1,5-25

  TIN MỪNG CHO ÔNG BỐ VÀ SỨ VỤ CỦA NGƯỜI...

21 Tháng Mười Hai – Lc 1 39-46

  BỞI ĐÂU TÔI ĐƯỢC MẸ THIÊN CHÚA VIẾNG THĂM Lm M.Phêrô...

BÀI VIẾT MỚI

spot_imgspot_img

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Ngày 3-12, lễ kính thánh Phanxicô Xaviê, Linh mục (Mc 16,15-20) Đi tìm vinh quang thật

Ngày 3-12, lễ kính thánh Phanxicô Xaviê, Linh mục (Mc 16,15-20) Đi Tìm Vinh Quang Thật Lm. Gioan Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Bản chất của Hội...

Kính thánh Phanxicô Xaviê, Mc 16,15-20

  KÍNH THÁNH PHANXICÔ XAVIÊ Lm M. Phêrô Khoa Lê Trọng Ngọc, Phước Sơn Đôi nét tiểu sử: Thánh Phanxicô Xaviê sinh năm 1506 tại Điên Xaviê thuộc...

Thứ 7, Tuần XXXIV, Kính Thánh Anrê Tồng đồ, Mt 4, 18-22

KÍNH THÁNH ANRÊ TÔNG ĐỒ Lm M. Phêrô Khoa Lê Trọng Ngọc, Phước Sơn Đôi nét về tiểu sử: Thánh Anrê quê ở Betsaida và là một...

Ngày 30.11 – Lễ kính thánh Andre Tông đồ

  HÀNH TRÌNH ƠN GỌI (Mt 4, 18-22) M. Kolbe, Phước Hiệp Lễ thánh Andre Tông đồ, là dịp để chúng ta suy niệm về tiếng gọi...

Thứ 6 Tuần XXXIV TN, Lc 21,29-33 Trời mới đất mới

TRỜI MỚI ĐẤT MỚI Lm M. Phêrô Khoa Lê Trọng Ngọc, Phước Sơn Bối cảnh: Với bài diễn từ “Cánh Chung” Đức Giêsu tiên báo thành Giêrusalem...

Thứ Năm Tuần XXXIV TN – Lc 21,20-28 Giêrusalem bị tàn phá

  GIÊRUSALEM BỊ TÀN PHÁ Lm M. Phêrô Khoa Lê Trọng Ngọc, Phước Sơn Bối cảnh: Để chúng ta biết được phần nào đoạn Tin Mừng của thánh...

Thứ 4 Tuần XXXIV TN – Lc 21,12-19 Vì danh Thầy anh em sẽ bị bắt nộp và ngược đãi

  VÌ DANH THẦY ANH EM SẼ BỊ BẮT NỘP VÀ NGƯỢC ĐÃI Lm M. Phêrô Khoa Lê Trọng Ngọc, Phước Sơn Bối cảnh: Các môn đệ cũng như...

Thứ Bảy, Tuần XXXIII, Thường niên (Lc 20,27-38) Tôi tin có sự sống đời đời

Thứ Bảy, Tuần XXXIII, Thường niên (Lc 20,27-38) Tôi Tin Có Sự Sống Đời Đời Lm. Gioan Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Chúng ta đang sống trong...

Thứ 6 Tuần XXXIII TN, Lc 19,43-48: Thanh tẩy nhà Cha

THANH TẨY NHÀ CHA Lm M. Phêrô Khoa Lê Trọng Ngọc, Phước Sơn Bối cảnh: Vào dịp trẩy hội đền Giêrusalem mừng lễ Vượt qua hơn hai...

Thứ 5, Tuần XXXIII TN, Mt 12,46-50: Ai thuộc về gia đình Đức Giêsu

    AI THUỘC VỀ GIA ĐÌNH ĐỨC GIÊSU Lm M. Phêrô Khoa Lê Trọng Ngọc, Phước Sơn Bối cảnh: Sau những lời khiển trách các người cứng tin,...

Thứ 5 Tuần XXXIII TN, Lc 19,41-44: Chúa Giêsu than khóc thành Giêrusalem

CHÚA GIÊSU THAN KHÓC THÀNH GIÊRUSALEM Lm M. Phêrô Khoa Lê Trọng Ngọc, Phước Sơn Từ Giêrikhô, Đức Giêsu đã cuốc bộ suốt quãng đường...

Thứ 4 Tuần XXXIII TN – Lc 19, 11-20 Dụ ngôn mười yến bạc

DỤ NGÔN MƯỜI YẾN BẠC Lm M. Phêrô Khoa Lê Trọng Ngọc, Phước Sơn Bối cảnh: Dụ ngôn mười yến bạc này được Đức Giêsu kể...