Thứ Bảy, 27 Tháng Bảy, 2024

THỨ TƯ LỄ TRO – Đan Viện Xitô Thánh Mẫu Châu Thủy

THỨ TƯ LỄ TRO

(Ge 2, 12-18 ; 2Cr 5, 20-6, 2 ; Mt 6, 1-6. 16-18)                          

 Cha M.Giuse Hoàng Văn Thắng

Hôm nay, toàn thể Giáo Hội bắt đầu bước vào Mùa Chay thánh với thứ tư Lễ Tro : Nghi thức xức tro nói lên sự sám hối. Sám hối, vang vọng lời kêu mời của các ngôn sứ từ ngàn xưa trong Cựu Ước (x. Gn 3, 1-10 ; Is 58, 1-9). Chúa Giê-su khi bắt đầu sứ vụ công khai cũng đã loan báo rằng : « Thời kỳ đã mãn và Nước Thiên Chúa đã đến gần, hãy sám hối và tin vào Tin Mừng » (Mc 1, 14-15). Hãy sám hối, đó cũng là lời mời gọi của Giáo Hội trong suốt chiều dài của lịch sử. Chính vì thế, các bài đọc trong Thánh lễ hôm nay đều tập trung vào chủ đề sám hối, vì sám hối là điều kiện tiên quyết để được vào Nước trời. Vậy có thể nói : « Sám hối là đặc sản của Mùa Chay ».

Mỗi miền, mỗi mùa đều có những « đặc sản » riêng của mình. Sám hối là đặc sản của Mùa Chay vì sám hối là khởi đầu của sự nên thánh. Sám hối đích thực bắt đầu với việc ý thức về tội lỗi và sự yếu đuối của mình. Càng ý thức về con người tội lỗi, bất toàn của mình, con người càng cảm nhận được tình yêu tha thứ của Thiên Chúa. Hơn nữa, Chúa Giê-su đã nối kết sám hối với Tin Mùng : « Hãy sám hối và tin vào Tin Mừng » (Mc 1, 15). Tin Mừng đó là tình yêu Thiên Chúa được thể hiện nơi con người của Đức Giê-su Kitô. Sám hối đích thực không dừng lại ở buồn phiền, sợ hãi và thất vọng mà là cửa ngõ tất yếu dẫn đến Tin Mừng, nghĩa là niềm vui được cứu độ.

Trong bài Tin Mừng hôm nay, Chúa Giê-su nêu lên ba việc làm cụ thể của việc sám hối đó là cầu nguyện, ăn chay và bố thí. Cầu nguyện để làm mới lại tương quan thân tình với Thiên Chúa. Nhưng lời cầu nguyện đẹp lòng Chúa phải là lời cầu nguyện phát xuất từ tấm lòng tan nát khiêm cung (x. Tv 50). Hay nói theo ngôn ngữ của thánh Phaolô nơi bài đọc 2 : Cầu nguyện là đi vào tương quan thân tình với Thiên Chúa hay trở về làm hòa lại với Thiên Chúa, nhờ Đức Giê-su Kitô Chúa Chúng ta. Ăn chay để luôn biết làm chủ chính mình. Tuy nhiên, cách ăn chay mà Thiên Chúa ưa thích là cách ăn chay kín đáo chỉ một mình Chúa biết. Hay theo cách diễn tả của ngôn sứ Giô-en nơi bài đọc 1 : « Ăn chay, khóc lóc và thống thiết than van. Đừng xé áo nhưng hãy xé lòng » (Gn 2, 12). Bố thí để thiết lập tương quan chia sẻ với anh chị em chúng ta, nhất là những người nghèo nàn, khốn khổ. Vậy, sám hối là làm mới lại tương quan của mình với Thiên Chúa, với tha nhân và với chính mình.

Trong Tu Luật, thánh Biển Đức đã xác quyết : «Lẽ ra đời đan sĩ lúc nào cũng phải như Mùa Chay » (TL 49). Hay nói cách khác, thánh Biển Đức đã nội tâm hóa lời mời gọi sám hối của Chúa Giê-su trong bài Tin Mừng hôm nay đối với các con cái của ngài trong đời sống thường ngày. Ngài mời gọi họ gột rửa lỗi lầm của các Mùa khác và gia tăng cầu nguyện và các việc đạo đức khác nhằm hoàn thiện bản thân và củng cố tình huynh đệ trong cộng đoàn. Đồng thời, cũng không quyên chia sẻ với tha nhân. Hay nói cách khác, đối với thánh Biển Đức, chay tịnh không chỉ là nhịn ăn, nhịn uống, nhưng còn là việc kiêng khem : Những ý tưởng bất chính, những lời nói thiếu trong sạch, thiếu nhã nhặn, những lời nói gây chia rẽ, oán hờn giữa anh em, những lời nói xúc phạm đến Thiên Chúa và đến anh chị em mình. Chay tịnh còn là kiêng khem : Những hành vi ám mội, những hành vi bất chính và tội lỗi… Kiêng khem như thế là thực hiện việc Sám Hối và Đổi Mới. Sám hối và Canh tân là một đòi hỏi trong Tin Mừng. Sám hối và Canh tân phải đi liền với nhau không thể tách rời được, bởi vì : nó diễn tả hai chiều kích Bên Trong và Bên Ngoài của đời sống con người. Chỉ hối hận trong lòng mà thôi, chưa đủ. Còn cần phải đổi mới cuộc sống bên ngoài, sao cho phù hợp với tâm tình sám hối bên trong.

Sám hối đích thực là khổ chế, đi vào con đường hẹp để sống tương quan thân tình với Thiên Chúa và bác ái huynh đệ với tha nhân. Ước gì lời Chúa hôm nay thêm niềm tin và sức mạnh để chúng ta không bị đè bẹp dưới sức nặng của tội lỗi, yếu hèn của kiếp nhân sinh. Nhưng xin cho chúng ta luôn tiến bước trong hân hoan và tin tưởng, vì biết rằng Thiên Chúa là Cha rất mực yêu thương và không ngừng nâng đỡ và tha thứ cho chúng ta. Và Chúa Giê-su là hiện thân của tình yêu Thiên Chúa nơi trần gian. Ngài luôn mở rộng vòng tay yêu thương chờ đón chúng ta sám hối canh tân trở về với Ngài để hưởng ơn Ngài cứu độ.

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

BÀI VIẾT MỚI

spot_imgspot_img

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Chúa Nhật XVII TN, B, Ga 6,1-15: Từ những điều bé nhỏ

  TỪ NHỮNG ĐIỀU BÉ NHỎ (2V 4,42-44; Ep 4,1-6; Ga 6,1-15) M. Tân Trang, Vĩnh Phước Sự kiện xảy ra gần biển hồ Galile, lúc sắp đến...

Chúa Nhật XVI, Thường niên, Năm B, Mc 6,30-34: Con chiên –  Mục tử

Chúa Nhật XVI, Thường niên, Năm B, Mc 6,30-3 Con chiên -  Mục tử Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Lời Chúa hôm nay gợi lên cho chúng...

Chúa Nhật XVI TN, B: Tình yêu và lòng thương xót của Thiên Chúa

  TÌNH YÊU VÀ LÒNG THƯƠNG XÓT CỦA THIÊN CHÚA FM. Paul Nguyễn, PV Chiêm ngưỡng dung mạo lòng thương xót của Đức Giêsu qua trình thuật...

Chúa Nhật XVI TN, B, Mc 6,30-34: Cần lánh riêng ra một nơi

    CẦN LÁNH RIÊNG RA MỘT NƠI (Mc 6,30-34) M. Pacômiô Nguyễn Sơn Vinh, Phước Hiệp Theo quan niệm của Kitô giáo, con người gồm xác và hồn....

Chúa Nhật XVI TN, B, Mc 6,30-34: “Hãy tìm nơi thanh vắng mà nghỉ ngơi”

     “HÃY TÌM NƠI THANH VẮNG MÀ NGHỈ NGƠI” (Mc 6,30-34) Đức Minh, Phước Lý Tin Mừng Chúa nhật XVI hôm nay tường thuật về cuộc hội ngộ...

Chúa Nhật XV TN, B, Mc 6,7-13: Thực hiện lệnh truyền của Chúa

THỰC HIỆN LỆNH TRUYỀN CỦA CHÚA (Mc 6,7-13) Lm. Trần Văn Long, Fatima Đôi khi nhìn những người ăn xin, những người tàn tật trên đường phố,...

Lễ thánh Biển Đức, Mt 19,27-29: Con đường đi tới hạnh phúc

CON ĐƯỜNG ĐI TỚI HẠNH PHÚC (Cn 2,1-9; 1Cr 1,26-31; Mt 19,27-29) M. Gioan Tân, Thiên Phước Có thể nói hạnh phúc là mục đích sống và...

Chúa Nhật XIV Thường niên, Năm B, Mc 6,1-6: Kitô hữu – Ngôn sứ giữa đời

Chúa Nhật XIV Thường niên, Năm B, Mc 6,1-6 Kitô hữu - Ngôn sứ giữa đời Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist “Ngôn sứ có bị rẻ rúng...

Chúa Nhật XIV TN, B, Mc 6,1-6: Không nhận ra Chúa

    KHÔNG NHẬN RA CHÚA (Mc 6,1-6) Tùng Linh, Phước Lý Năm 1958, sau khi Đức Giáo Hoàng Piô XII qua đời, các báo chí mô tả ngài...

Chúa Nhật XIII Thường niên, Năm B, Mc 5,21-43: Hai phép lạ của lòng tin

Chúa Nhật XIII Thường niên, Năm B, Mc 5,21-43 Hai phép lạ của lòng tin Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Tin không chỉ là loan tin,...

Chúa Nhật XIII TN, B, Mc 5,21-43: Hai cái đụng

  HAI CÁI ĐỤNG (Mc 5,21-43) M. Bosco, PS Đức tin của con người là yếu tố có thể tác động đến Thiên Chúa. Các phép lạ xảy...

Chúa Nhật XIII TN, B, Mc 5,21-43: “Đừng sợ, chỉ cần tin thôi”

    „ĐỪNG SỢ, CHỈ CẦN TIN THÔI“ (Mc 5,21-43) Đăng Khoa, Phước Lý "Đừng sợ, chỉ cần tin thôi". Đó là lời trấn an của Chúa Giêsu trước...