Thứ Tư, 25 Tháng 6, 2025

TIN MỪNG CHÚA NHẬT VII, THƯỜNG NIÊN, NĂM A, KIỆN TOÀN LUẬT BÁC ÁI

Kết quả hình ảnh cho bai ai kito giao

KIỆN TOÀN LUẬT BÁC ÁI

Mt 5, 38- 4

 

Trong Tin Mừng theo thánh Marcô, Chúa Giêsu nói rằng: “Ngày Sabát được làm ra vì con người, chứ không phải con người vì ngày Sabát” (Mc 2,7). Điều này có nghĩa là lề luật vì con người, chứ không phải con người vì lề luật. Cuộc sống của con người cần có lề luật, vì lề luật sẽ gìn giữ con người và đưa con người đạt đến hạnh phúc. Lề luật cũng rất đa dạng, và phong phú. Có luật hợp lòng dân và cũng có luật không hợp lòng dân. Luật hợp lòng dân là luật chứa đựng sự nhân đạo, nhằm hoàn thiện con người. Còn luật không hợp lòng dân là luật chỉ nhắm tới những khung hình phạt và làm sao để có lợi cho nhà chức trách hay người có quyền hành mà không cần đến bác ái yêu thương. 

Trong bài Tin Mừng Chúa Nhật VII Thường Niên,  Năm A, thánh sử Mathêu cho ta cảm nhận về một thứ lề luật siêu vời mà Chúa Giêsu mang đến để làm thăng tiến cuộc sống của con người thời của Ngài cũng như các thế hệ tiếp theo. Đó là luật Bác Ái, một thứ luật vượt qua mọi lề luật của phàm nhân: “Anh em đã nghe luật dạy rằng: mắt đền mắt, răng đền răng. Còn Thầy, Thầy bảo anh em: đừng chống cự người ác, trái lại, nếu bị ai vả má bên phải, thì hãy giơ cả má bên trái ra nữa. Nếu ai muốn kiện anh để lấy áo trong, thì hãy để cho nó lấy cả áo ngoài nữa. Nếu có người bắt anh đi một dặm, thì hãy đi với người ấy hai dặm. Ai xin, thì hãy cho; ai muốn vay mượn, thì đừng ngoảnh mặt đi (Mt 5,39-41).

Đọc đoạn luật này của Chúa Giêsu, có lẽ ta thấy rất khó thực hiện và thật là khủng khiếp vì không ai lại muốn thiệt hại về phần mình. Thực hiện được  như luật Cựu Ước quy định đã là quý hóa lắm rồi. Luật Cựu Ước xem chừng thoải mái, dễ thực hiện hơn diều luật Chúa Giêsu đòi hỏi, và nhiều người có thể làm được. Nguyên tắc: “Mắt đền mắt, răng đền răng” rất có lý với quan niệm công bằng của con người. Người ta đánh mình thế nào thì mình cũng trả đũa lại như vậy, không thì người ta sẽ cho mình là dở hơi, hay “cù lần”. Ta làm hại ai thế nào thì người ta cũng sẽ hại lại mình như vậy. Đó là một thứ lề luật công bằng và văn minh của Cựu Ước.

Luật công bằng của Cựu Ước đã là một sự tiến bộ, văn minh của con người thời xa xưa ấy. Luật đó nhằm nâng đỡ, bảo vệ, chở che những con người vô danh tiểu tốt, những kẻ thấp cổ, bé miệng… khỏi những trả thù thái quá, hay những áp bức bóc lột bất công mà người ta dành cho nhau. Còn Chúa Giêsu muốn đưa người ta đến một tầm mức cao hơn, rộng lớn hơn luật công bằng của Cựu Ước, bằng một thứ luật Bác Ái, yêu thương mà không cần phải so đo, tính toán. Nghĩa là luật của tình yêu phủ nhận sự đồng nhất với kẻ thù: “Còn Thầy, Thầy bảo thật anh em: đừng chống cự người ác, trái lại, nếu bị ai vả má bên phải thì hãy đưa cả má bên trái ra nữa” (Mt 5, 39).

Theo quan niệm của Chúa Giêsu, yêu thương là vượt ra khỏi vòng luẩn quẩn của cái ác và sống tình huynh đệ đại đồng. Nên khi Ngài bảo chúng ta “đưa cả má bên kia cho nó vả nữa,” là Ngài muốn chúng ta xây đắp tình hiệp thông anh em, không còn phân biệt thù – ta. Đưa má bên kia cho kẻ thù vả là cố tình giúp đối phương khám phá ra tình yêu và thực hành bác ái là điều tốt hơn hết, chứ không phải để khiêu khích đối phương. Đưa má bên kia còn muốn nói với kẻ ác rằng, họ đã nhận được người anh em đồng loại như họ là anh em như những anh em khác vậy.

Một hành động đáng tin cậy như thế sẽ phá tan bạo lực, sẽ chấm dứt sự hận thù. Chúa Giêsu yêu cầu gia tăng thêm tình yêu và lòng tha thứ càng nhiều càng tốt: “Hãy yêu thương kẻ thù và cầu nguyện cho những kẻ ngược đãi anh em” (c.44). Vì tình yêu có sức mạnh giúp đối phương xích lại gần ta hơn. Như thế, bằng cách trao ban yêu thương, chúng ta nhận kẻ làm hại ta là anh em của mình, vì đó là điều đẹp ý Chúa: “Vì nếu anh em yêu thương kẻ yêu thương mình, thì anh em nào có công chi” (c.46), chúng ta từ bỏ điều “có đi, có lại” và chủ động xây đắp tình hiệp thông trong tin yêu. Chúa Giêsu không chỉ lên án một hệ thống dùng bạo lực để trả thù cho cân xứng theo luật của Cựu Ước. Ngài muốn chúng ta hủy bỏ luật ăn miếng trả miếng xưa và thay thế bằng luật bác ái yêu thương cao cả, không gia tăng theo kiểu “có đi có lại mới toại lòng nhau”, nhưng hãy cho đi, cho nữa và cho mãi… đến vô chừng mà không mong đền trả: “Ai xin, thì hãy cho. Ai muốn vay mượn, thì đừng khước từ” (Mt 5, 42).

 Là con cái Thiên Chúa, là kitô hữu thực sự của Giáo Hội, chúng ta cần thuộc lòng bài học bác ái, yêu thương Kitô giáo, vì đó là lề luật của sự vượt qua và vươn tới, để xây dựng tình người, để làm thăng tiến cuộc sống cá nhân, để lề luật Tân Ước được hợp thời, và được muôn người đón nhận bác ái Kitô giáo trong yêu thương và bình an. Có như thế, ta mới có thể đạt đến lời mời gọi của Chúa Giêsu: “Anh em hãy nên hoàn thiện như Cha anh trên trời là Đấng hòan thiện” (c 48).

 Minh An (Phước Lý)

 

 

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

BÀI VIẾT MỚI

spot_imgspot_img

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Thứ sáu, ngày 27 tháng 6 Lễ Thánh Tâm Chúa Giêsu

Lễ Thánh Tâm Chúa Giêsu Mt 11,25-30 Dom. Mai Đăng Minh; CĐ: Thiên Phước Thánh Tâm Chúa Giêsu Mở Ra Vì Yêu Hôm nay chúng ta long trọng...

Ngày 24-06, lễ Sinh nhật Thánh Gioan Tẩy Giả “Tên cháu là Gioan” – Ơn gọi và sứ mạng từ lòng mẹ

Ngày 24-06, lễ Sinh nhật Thánh Gioan Tẩy Giả "Tên cháu là Gioan" – Ơn gọi và sứ mạng từ lòng mẹ Lasan Ngô Văn Vỹ,...

24/6 Lễ Sinh Nhật thánh Gioan Tẩy Giả, Lc 1,57-66.80: Người con của ân phúc

    NGƯỜI CON CỦA ÂN PHÚC (Lc 1,57-66.80) Lam Châu, Phước Lý Theo Tin Mừng Luca, ông Dacaria và bà Elisabeth đều thuộc dòng tộc tư tế Aharon...

Chúa Nhật Kính Mình và Máu Chúa Kitô: Thánh Thể – Bí tích Tình Yêu, nguồn sống

Chúa Nhật Kính Mình Và Máu Thánh Chúa Kitô Thánh Thể – Bí Tích Tình Yêu, Nguồn Sống Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Hôm nay, trong niềm...

29/6: Lễ hai thánh Tông đồ Phêrô và Phaolô

  Suy niệm  Lễ kính hai thánh Tông đồ Phêrô và Phaolô M. Tadeo OCist, Fatima Lễ kính hai Thánh Tông đồ Phêrô và Phaolô không chỉ là...

Lễ Chúa Ba Ngôi: Ba Ngôi sống trong ta

Lễ Chúa Ba Ngôi CHÚA BA NGÔI SỐNG TRONG TA (Mt 28,16-20) Luca, CĐ Phước Thiên Chúa Ba Ngôi là một trong những mầu nhiệm trung tâm của...

Lễ Chúa Ba Ngôi: Mầu Nhiệm Tình Yêu

MẦU NHIỆM TÌNH YÊU  M. Teresa Avila Thảo- PH       Mầu nhiệm Chúa Ba Ngôi muôn đời vẫn là một chân lý cao...

Lễ Chúa Thánh Thần hiện xuống: Thần Khí…

    THẦN KHÍ (Cv 2,1-11; 1Cr 12, 3b-7.12-13; Ga 20, 19-23)    M. Teresa Avila Thảo, Phước Hải      Trong hành trình làm người, mỗi người đều...