Thứ Bảy, 27 Tháng Bảy, 2024

TINH THẦN CHA TỔ PHỤ BIỂN ĐỨC THUẬN – Duyên Thập Tự

TINH THẦN

CHA TỔ PHỤ BIỂN ĐỨC THUẬN

 

Duyên Thập Tự

Đọc lại lịch sử các dòng tu, chúng ta sẽ thấy một vấn đề được đặt ra bởi những thế hệ kế thừa gia sản của Đấng Tổ Phụ để lại: đâu là tinh thần Đấng Tổ Phụ? Điều gì hay những điều gì cấu thành đặc sủng của Đấng Lập Dòng và của Dòng? Thật vậy, những hậu sinh, sống ưong một hoàn cảnh khác với hoàn cảnh của Đấng Tổ Phụ – không những không gian, thời gian mà cả não trạng cũng khác biệt – đặt vấn đề này, vì đối với họ điều đó có tính quyết định cho vận mạng của Dòng và của đời thánh hiến riêng họ. Vấn đề mang tính chất sống còn, vì đó sẽ là định hướng cho hiện tại và tương lai.

Tinh thần Đấng Tổ Phụ không chỉ là một gia tài cất trong bảo tàng viện và là đối tượng của những người ham mê khảo cổ, đi ngược lại thời gian để khai quật những gì đã được chôn vùi sâu trong nấm mồ của quá khứ. Tinh thần Đấng Tổ Phụ phải là một cái gì sống động – vì nó mang phẩm tính đời sống – và bao trùm cả ba chiều thời gian: quá khứ, hiện tại và tương lai; nó phải xuyên thấu mọi không gian. Chính trong chiều hướng đó, nhân dịp kỷ niệm 90 năm ngày cha Tổ Phụ Biển Đức Thuận khai mở đời đan tu Xitô trên Núi Phước, tôi xin được chia sẻ với độc giả, đặc biệt anh chị em trong Hội Dòng, một vài thông tin và suy tư về vaasn đề hết sức quan trọng này.

Vì là một vấn đề hết sức rộng lớn đòi hỏi nhiều nghiên cứu sâu rộng vượt quá khả năng người viết, nên tôi xin mạn phép nêu lên một vài khía cạnh khả dĩ giúp suy tư thêm về ơn gọi mà chúng ta đang sống. Trước hết, xác định lại lập trường của Cha Tổ Phụ và thế hệ tiếp theo – khi xin gia nhập Dòng Xitô; tiếp đến là một vài ý kiên về tinh thần Cha Tổ Phụ vào những thập niên 60 của thế kỷ trước; cuối cùng, một mời gọi cùng khám phá sự trung thành của Cha Biển Đức Thuận khi ngài thành lập dòng “Đức Bà Việt-Nam”.  

 

I MỘT LẬP TRƯỜNG QUAN TRỌNG

Trước khi lập dòng tại Phước Sơn, cha Biển Đức Thuận đã có ý định mời các đan sĩ Xitổ Nhặt Phép đến giúp đỡ, và nếu trường hợp đó thành, thì Dòng “Đức Bà Việt-Nam” sẽ sáp nhập vào Dòng Xltô cải cách này. Nhưng tiến trình sáp nhập đã không thành sự.: Cuối cùng, cha Tổ Phụ đã quay sang Dòng Xitô (Chung Phép) để xin gia nhập. Nhưng ngài chỉ xin gia nhập với điều kiện Phước Sơn giữ được bản sắc riêng. Ngài viết thư với Cha Tổng Quản Lý Xitô:

“Trọng kính Cha,

Con vội vàng gởi đến Cha một lá thư mới để xin gia nhập, được Đức cha Đại Diện Tông Toà Huế ấn ký […]

Nhưng, trọng kính Cha, con phải thú nhận rằng, khi chúng con gia nhập Dòng, thì chúng con muôn Hội Dòng chúng con là hoàn toàn An-Nam…”[1]

Khi nhấn mạnh về sự kiện Hội Dòng hoàn toàn là Việt- Nam, Cha Tổ Phụ làm nổi bật tính độc đáo của nếp sống đan sĩ Phước Sơn. Điều này cũng được cha Bemard Mendiboure, nhiệm cha Biển Đức Thuận, và Hội đồng đan viện, nhấn mạnh khi nhắc lại lời xin gia nhập Dòng xitô:

“Trọng kính Cha,

[…] Xin cho phép con được tuyên bố với cha một cách hết sức rõ ràng, với tất cả lòng trân trọng, nhưng cũng với tất cả năng lực của tâm hồn con, với tư cách cá nhân và nhân danh anh em con – trước khi việc gia nhập được hoàn tất – rằng đôi với chúng con điều kiện trở thành một đan viện sui juris (tự trị), được đặt trực tiếp dưới quyền tài phán của Cha Tổng Phụ là điều kiện sine qua non (tất yếu) của việc gia nhập.

Chúng con thật hãnh diện được gia nhập vào gia đình Xitô, nhưng nếu được trở nên thành viên, mà chúng con phải đánh mất diện mạo riêng của chúng con, thì chúng con xin từ chối vinh dự này. Con xin được nói lên điều đó một cách rõ ràng để đánh tan đi mọi nghi ngờ và chấm dứt việc loan tin vịt.

Nhớ lại những lời mang tính lịch sử “Sint ut sunt aut non sint” mà Cha Tổ Phụ đáng kính của chúng con đã nói trước khi qua đời; chúng con nhìn điều đó như là di sản linh thánh; chúng con muốn tiếp tục sống trên cùng một đường hướng với lý tưởng được sống trong quá khứ. Nếu chúng con phải cải biến về điều đó để trở thành Xi tô, thì chúng con muốn từ chối hơn là nhận. Chúng con đã được sinh ra như thế và chúng con muôn mãi là điều chúng con đã là như vậy.

Cúi xin cha chúc lành và nhận nơi đây lòng trân trọng sâu xa của chúng con.”

                                                                                                                              Đan sĩ M. Bernard

Hội Đồng Đan viện : M. Anselmo; M. Augustinô* M Placiđô; M. Roberto; M. Martinô; M. Emmanuel.[2]

Tại sao các đan sĩ Phước Sơn lai cảm thấy một sự xuyến xao khi nghĩ rằng đan viện sẽ được tháp nhập vào một hội đòng nào khác, và vì thế, sẽ đánh mất sự độc lập của mình? Tại sao các đan sĩ Phước Sơn lại cố giữ cho bằng được diện mạo riêng biệt? Tại sao họ đón nhận lời của đấng Tổ Phụ mình “Sinh ut sunt aut non sint” như là một gia bảo linh thiêng?

Tất cả những câu hỏi trên tóm tắt nỗi lo lắng của các đan sĩ Phước Sơn muôn giữ bản sắc riêng của mình. Mà bản sắc riêng này – họ nhìn và sống một cách tự nhiên trong ý nghĩa là nếp sống đan tu đó cắm rễ sâu trong não trạng và văn hoá Việt-Nam và thích hợp cho họ – lại trở thành một vấn đề dưới mắt của những ai xuất thân từ một đan viện Âu châu và tiếp nhận một nền giáo dục đan tu trong một bối cảnh khác[3].

Một vài trích đoạn trên cho phép chúng ta thoáng thấy lập trường kiên định của Cha Tổ Phụ Biển Đức Thuận và những đan sĩ trực tiếp sống với ngài. Lập trường này không phải là sản phẩm của một thứ qui kỷ quá mức hay một ám ảnh bệnh hoạn, mà phát xuất từ một xác tín về mầu nhiệm nhập thể của ơn gọi đan tu Xitô trên mảnh đất quê hương Việt-Nam. Nói cách khác, đó chính là ơn phúc của Chúa Thánh Thần ban cho chúng ta qua con người Cha Tổ Phụ Biển Đức Thuận.

Nhưng rồi từ cái nôi Phước Sơn nhỏ bé với những đan sĩ xuất thân từ nông thôn, nhưng đầy thiện chí, một Hội dòng đã thành hình như mong ước của chính Cha Biển Đức Thuận. Nhiều cộng đoàn được thành lập ưên những vùng đất khác nhau và trong những thời điểm khác nhau. Chiều rộng đã được khai mở thì chiều sâu cũng trở thành vấn đề. Và vấn đề được đặt ra, đặc biệt cho những thế hệ không biết đến Đấng Sáng Lập và cuộc sống tại nơi phát sinh đầu tiên: Đâu là tinh thần Đấng Tổ Phụ? Đâu là những yếu tố cấu thành nên đoàn sủng Đấng sáng lập? Những gì là nền tảng, những gì có thể thay đổi theo không gian và thời gian?

 

2.NHỮNG CỐ GẮNG KHÁM PHÁ

Chúng ta vừa nói ưên về lập trường của Cha Biển Đức Thuận và của thế hệ đầu tiên liên quan đến bản sắc riêng biệt; bản sắc này là kết quả của bao kiếm tìm kiên trì của Cha Biển Đức Thuận suốt bao năm tháng chuẩn bị thành lập dòng và 15 năm sống đời đan tu. Và như chúng ta cũng vừa nói trên, nhiều lý do ngoại tại đã tác động đến để vân đề tinh thần đấng sáng lập được đặt ra một cách khẩn trương. Thật vậy, một số đan viện đã được thành lập, và nhiều ứng sinh đời đan tu đến gõ cửa những đan viện. Họ chỉ nghe về Đấng Tổ Phụ và nếp sống ngày xưa qua lời kể của những vị cao niên đã một thời tiếp xúc trực tiếp với Cha Biển Đức Thuận và đã sống trên mảnh đất Phước Sơn tại Quảng Trị. Tất cả các ứng sinh vào đan viện đều mang theo lối sống, cách nhìn những vấn đề và suy tư thật khác với các vị tiền bối. Một nếp sống khác xưa dần dần định hình. Nơi một bộ phận ứng sinh trẻ, họ nhìn quá khứ với một ánh mắt nghi ngờ và cả lẫn lộn. Và để duy trì mối liên kết giữa các đan viện trong Hội Dòng, một căn bản cần phải được đưa ra làm nên nơi qui tụ tinh thần và thiêng liêng. Như thế’ tinh thần đấng sáng lập cần được minh định.

Vào những thập niên 50-60, sau cuộc đại di cư 1954, các đan sĩ Xitô Việt Nam mong ước khám phá ra tinh thần đấng tổ phụ đã bùng phát mạnh mẽ. Chiếc nôi Phước Sơn không còn, nếp sống rập khuôn ngày xưa không thể thích hợp với hiện trạng. Hoàn cảnh đó đã giúp mọi thành viên Hội dòng suy tư về vấn đề quan trọng này. Không đi sâu vào cuộc “tranh luận” (theo nghĩa tích cực), tôi xin mạn phép nêu lên một vài ý kiến ximt phát từ một số thành viên của ba đan viện đầu tiên – Phước Sơn, Châu Sơn, Phước Lý – đã được viết lên trong thời điểm trên.

“Đâu là tinh thần của Đấng Tổ Phụ? Tinh thần phải là “một”, “sống động” và phải vững bền xuyên qua thời gian và không gian. Tôi muốn nói rằng tinh thần đó phải là một “Toàn Bộ” trong mọi thời gian và không thay đổi; trong khi đó mọi thực hành khi Đấng Tổ Phụ đáng kính còn sống chỉ là những cách diễn tả bên ngoài của cái tinh thần duy nhất đó. Về vấn đề này, chúng ta có thể áp dụng và không sợ sai lầm điều mà Đức Giáo Hoàng Piô xn đã nói về đời sống chiêm niệm rằng: “Một cách căn bản, đời sống chiêm niệm không hệ tại trong sự thực thi bên ngoài một luật lệ tu trì, vì nó chỉ là khung của sự chiêm niệm, nó nâng đỡ sự chiêm niệm, khuyến khích và bảo tồn, nhưng lại không cấu thành sự chiêm niệm. ” (Pro Religiosis et missionariis. An XL. vol. xxxvm fase, m.)[4]

Theo lời của cha Berchmans Nguyễn Văn Thảo, bề trên Châu Sơn Đơn Dương, phải phân biệt hai điều: tinh thần luôn tồn tại, vì nó như linh hồn, trong khi đó nhưng thực hành cụ thể bên ngoài chỉ là những cách diễn tả bên ngoài tinh thần, nên có thể thay đổi và thích ứng với thời gian và không gian.

Đan sĩ Gioan Vương Đình Lâm, một sinh viên đang du học tại Rôma, thuộc đan viện Phước Sơn, đã quảng diễn những tư tưởng của mình về tinh thần Cha Tổ Phụ trong lá thư gởi Cha Tổng Phụ:

“Trọng kính Cha Tổng phụ,

Cha sắp đi tuần viếng lần thứ ba các đan viện của chúng con. Bởi vì con không có cơ hội thưa chuyện với cha, nên con xin mạn phép dùng lá thư này, với tư cách một đan sĩ thấp hèn của Nhà Phước Sơn.

Con kính xin cha nhận những dòng chữ này như dấu chỉ của lòng hiếu thảo của con…

Cha đã cho con đọc những tài liệu của các Linh Phụ tiên khởi của Xitô; trong những tháng vừa qua con đã vui mừng đọc lại những di chúc thiêng liêng toả tràn hương thơm nhân đức và bác ái dù xa cách hơn tám thế kỷ; cũng vậy, con đã học hỏi một chút về Bản Hiến Pháp và những văn bản của Cha Tổ Phụ chúng con. Con hết sức hân hoan khi thấy là Đấng Tổ Phụ chúng ta đã muốn chúng con thấm nhuần tinh thần thực sự Xitô. Sự tìm kiếm Chúa chân thành và nồng cháy, xa lìa thế gian, nghèo khó, giản đơn, từ bỏ; đó là tất cả những đặc điểm của Xitô được tìm gặp lại một cách sung mãn nơi Đấng Tổ Phụ chúng con, qua đời sống và trong giáo huấn của ngài. Phải chăng chính ngài đã không đặt ngay trang đầu tiên Bản Hiến Pháp, như là qui luật vàng “secundum statum primordiale Cisterciense” sao? Việc khẳng định này cho phép con ngày càng thấy rõ hơn rằng trung thành với tinh thần của Cha Tổ Phụ là một phương tiện tuyệt hảo nhất để trở nên những đan sĩ Xitô chân thật”[5].         

Sau khi đã nhấn mạnh đến tầm quan trọng của việc trung thành với tinh thần Đấng Sáng Lập, đan sĩ sinh viên trẻ này, trong cùng lá thư trên, nêu ra một vài nhận định thú vị:

“Xin cho phép con được nêu lên một sự phân biệt nho nhỏ. Như Cha đã biêt, bản Hiến Pháp của chúng con bao gồm nhiều điều khoản có thể qui tập thành hai phần chính: quản trị (số 1-154), qui luật (số 155-270).

Phần thứ nhất, ở khoản này khoản kia, những điểm cần được làm sáng tỏ hay công thức hoá lại. Phần này, trừ một vài điểm, vì nội dung hoàn toàn có tính pháp lý, chứa đựng ít những điều đụng chạm đến đời sống hay tinh thần đan tu như đòi hỏi.

Còn phần thứ hai xác định nếp sống của chúng con. Chính trong phần này mà những nét riêng biệt nhất của Đâng Tổ Phụ chúng con được tìm thấy; chính ngài đã quảng diễn cho chúng con tinh thần đan tu Xitô bằng những diễn tả của đời sống Việt-Nam. Như Cha đã hành động thích đáng trong những cuộc tuần viếng trước kia, là cha đã không đồng tình dễ dàng thay đổi những điểm này. Với tư cách là người Cha Chung của Toàn Dòng, Cha hiểu rõ hơn bất cứ ai, khuynh hướng tự nhiên và bản năng của con người thiên về những thoả mãn những gì tiện nghi và dễ chịu hơn…”

Dưới nhãn quan của đan sĩ trẻ này, tinh thần của Đấng Tổ Phụ được diễn tả một cách rõ ràng trong bản Hiến Pháp mà ngài đã dày công trước tác. Phần thứ hai đưa ra những chỉ thị và thực hành liên quan đến đời sống đan tu của các thành viên trong Hội dòng. Ngoài ra, đan sĩ sinh viên này ghi nhận một chiều hướng buông lỏng trong việc khổ chế.

Đan sĩ Ephrem Vương Đình Bích, thành viên cộng đoàn Phước Lý, sinh viên tại đại học Fribourg, cũng đã viết cho Cha Tổng Phụ một lá thư dài trước khi ngài sang Việt-Nam thực hiện cuộc tuần viếng các đan viện. Đan sĩ sinh viên này cũng đề cập đến tinh thần Đấng Tổ Phụ dưới một nhãn quan khác:

“Trọng kính Cha Tổng Phụ quí mến,

[…] Không dám nói tiên tri, tất cả chúng con nghĩ rằng chìa khoá, chìa khoá duy nhất mang lại thành công cho cuộc tuần viếng sắp tới của Cha, có thể trước hết là thiết lập một chiếc cầu giữa các Nhà chúng con. Và chìa khoá của sự “hiệp nhất” này là việc gây ý thức cho nhau về di sản chung mà Đấng Tổ Phụ chúng con đã trao lại. Ớ đây, tại Hauterive, điều qui tụ chúng con lại với nhau, chính là nhờ ý thức rằng chúng con cùng thừa hưởng một gia tài đan tu chung dành cho chúng con là những người Việt Nam; gia tài đó là sự sống Biển Đức- Xitô được Việt Nam hoá…

Con không biết Cha có đồng ý với chúng con về sự kiện là chúng con có quyền và bổn phận phải có cách diễn tả Viêt- Nàm về đời đan tu Xitô. Sau khi nghiên cứu một chút về Cha Tổ Phụ, chúng con nhận thấy rõ ràng môi bận tâm mà Cha Tổ Phụ muốn trao cho chúng con một cuộc sống chiêm niệm thật sự Việt Nam, theo não trạng và điều kiện xã hội của một dân tộc nông nghiệp, nghèo và giản đơn. Vì vậy, theo thiển ý con, Cha Tổ Phụ chúng con đã muôn chúng con trở thành, không phải là đan sĩ Biển-Đức hay Xi tô, nhưng trước hêt là đan sĩ Việt-Nam. Nhưng không phải vì thế mà con muôn giảm thiểu tầm quan trọng cảm thấy thật sự rằng hiện tại chúng con là đan sĩ Xitô giữa các đan sĩ Xitô. Dầu vậy, một cách tâm lý, con nghĩ rằng nếu Cha đạt đến chỗ khơi dậy nơi các Nhà chúng con nhận thức về “đời sống Henri”, thì thật sự Cha đã trao cho tất cả tấm ván cứu hộ, và đồng thời Cha thiết lập một mối tương giao giữa chúng con, và dựa trên nền tảng chung này, Cha có thể đạt được thành quả tuyệt vời để giải quyết mọi vân đề vì lợi ích lớn lao của chúng con…”[6].

Sau khi nhận được lá thư của cha sinh viên Ephrem Bích, Cha Tổng Phụ Sighard Kleiner đã viết thư trả lời từ đan viện Mehrerau ;

“Cha Ephrem thân mến,

Cám ơn cha về lá thư đề ngày 25 tháng 8. […] Theo lí thuyết, công thức về đời sống đan tu đã rõ ràng đối với cha: anh em là những đan sĩ Xitô Việt-Nam. Theo tinh thần của Cha Thánh chúng ta, luôn có sự liên kết và đồng nhất. Các đan sĩ Xitô-Việt Nam – như công thức tôt đẹp được cha Biển Đức sử dụng, thì Dòng cũng để tự do định đoạt. Còn những trường hợp giới hạn phải được thẩm quyền giải quyết.

Khởi điểm thực sự và thiết thực, không phải là “công thức”, nhưng là sự sống được cha Biển Đức trao lại. Nó luôn là testamentum – di chúc, mà chỉ được được sửa đổi trong trường hợp hết sức cần thiết.

Nêu tôi hiểu đúng, thì cha cũng nói những điều như vậy, có chăng nơi này nơi kia cần phải xác định bằng những từ ngữ khác.”[7]

Trong thư hồi âm của Cha Tổng Phụ, một câu hết sức quan trọng cần phải ghi nhận: “Khởi điểm thực sự và thiết thực không phải là ‘công thức’, nhưng là sự sống được Cha Biển Đức trao lại. Nó luôn là di chúc. Điều đó muốn khẳng định rằng cách sống của Phước Sơn đã được kiểm chứng bằng kinh nghiệm, và vì thế nó mới trở thành di chúc.

Để đóng lại mục này, thiết tưởng cũng cần nói lên những gì Cha Tổng Phụ Sighard Kleiner viết trong lá thư hồi âm cho cha Berchmans Thảo vào năm 1959:

“Cha kính mến,

[…] Về tinh thần Đấng Tổ Phụ. Trước hết, tôi tin rằng, nếu tôi không lầm, thì tinh thần Đấng Tổ Phụ luôn là đi vào sâu hơn và lưu lại mãi trong tinh thần của các Đấng Sáng Lập Xitô. Điều đó thật rõ ràng, nhưng có thể người ta không suy nghĩ cho đủ. Tiếp đến, phải và sẽ phải định nghĩa một cách xác thực, và một cách rộng rãi hơn, điều gì là ý hướng của Cha đáng kính Biển Đức. Và từ những ý hướng đó chúng ta mới thẩm định những việc nhỏ nhặt, ngay cả nếu cả đôi khi bên ngoài chúng ta đối ngược với điều ngài đã thực hành.[8]

Tất cả những gì vừa được nêu quên minh chứng rằng trong mức độ nào các thế hệ hậu sinh của Hội Dòng rất quan tâm đến việc khám phá và tái khám phá tinh thần Cha Tổ Phụ Biển Đức Thuận. Đó là một ý thức gắn liền sâu xa với mong muốn sống diện mạo riêng biệt của mình. Nói cách khác, đó là thao thức tìm ra căn tính Xitô-Việt Nam. Ý thức này luôn cần thiết và ích lợi với điều kiện là các đan sĩ Hội dòng ngày càng khám phá sâu xa hơn linh hứng nguyên thuỷ đã nuôi dưỡng nhiều thế hệ và còn nuôi dưỡng những hậu sinh trong việc họ đi theo Chúa Kitô, dưới sự hướng dẫn của Tin Mừng.

 

3.MỘT SỰ TRƯNG THÀNH KÉP

Cha Biển Đức Thuận đã thành lập đan viện Xitô đầu tiên cho nhánh nam, mà chính ngài đã không được ai huân luyện trong đời đan tu, tại một đan viện Á châu hay Au châu nào. Lỗ hổng này – nếu tôi được phép nói như vậy – lại có lợi ích: sự kiện không được thụ giáo trong đời đan tu lại giúp ngài ý thức mạnh mẽ về tầm quan trọng của môi trường sống. Và đó là một mặt của sự trung thành, hay là sự trung thành thứ nhất.

Thật vậy, khi thiết lập đời đan tu tại Việt-Nam, cha Biển Đức Thuận ươm trồng đời sống chiêm niệm trong đức tin, đức ái, sự cầu nguyện và việc hy sinh. Qua đời sống đan tu, ngài làm cho Kitô giáo ăn rễ sâu hơn trong dân tộc Việt- Nam. Điều đó diễn tả tình yêu ngài đối với dân tộc này. Nếu ngài thiết lập đời đan tu tại Việt-Nam, chính vì ngài đánh giá cao người Việt-Nam có khả năng sống triển nở đời chiêm niệm, về điểm này, cha Biển Đức Thuận diễn tả lòng trung thành với dân tộc mà ngài được sai đến ở với và Phúc âm hóa.

Sự trung thành này được diễn dịch qua sự kiện ngài thiết lập một đan viện với những đặc tính Việt-Nam. Khi ngài đưa một số yếu tố quí báu của nền văn hoá Việt-Nam vào lối sống đan tu, là ngài muốn rằng đan tu, dưới mắt của những người Kitô hoặc thuộc tôn giáo khác, trở thành một lời mời gọi chiêm ngưỡng các mầu nhiệm của Thiên Chúa và là một chứng tá sống động của tình yêu Thiên Chúa đối với dân tộc này. Khi ngài khuyên nhủ các đan sĩ của mình sống và hành xử như những người nghèo trong xứ sở, ngài diễn tả mối bận tâm về một Kitô giáo gần gũi với những người nghèo và giản đơn; một Kitô giáo mở ra cho mọi người trên mọi bình diện, nhất là những người nghèo. Đan tu mà Cha Biển Đức Thuận muôn thiết định gần với đan tu nguyên thủy, về điểm này, Cha Biển Đức Thuận nói lên sự trung thành với “môi trường sống”: đan tu thích ứng với những hoàn cảnh địa phương, “nghèo với những người nghèo”.

Khi tách khỏi Hội Truyền Giáo Paris – một hội thừa sai mà ngài gắn bó sâu xa – để sống đời ẩn dật trong đan viện Phước Sơn, Cha Biển Đức Thuận không bao giờ quên rằng việc hoán cải anh em chưa biết Chúa là mục đích của Hội; ngài vẫn giữ kỹ, nhưng thực hành bằng một cách khác. Chính trong mối bận tâm về ơn cứu độ của người khác mà ngài long trọng tuyên bố trong Hiến Pháp rằng việc hoán cải những người chưa biết Chúa bằng cầu nguyện và hy sinh là mục đích thứ hai của dòng Đức Bà Việt-Nam. Ngoài ra, ngài không ngại giúp đỡ Giáo Hội Việt-Nam và góp phần tài chánh trong mức độ có thể vào công cuộc truyền giáo, khi Giáo Hội cần đến mà không loại bỏ đòi hỏi của đời sống đan tu. về điểm này, ngài chứng tỏ lòng trung thành với sứ vụ của Giáo Hội trong lòng dân tộc Việt-Nam.

Dầu vậy, đan tu theo kiểu Việt-Nam không bao giờ là một sự cách ly hay đoạn tuyệt. Trái lại, nó gắn kêt và sáp nhập vào ưuyền thống đan tu lâu dài. Thật vậy, khi nhận Tu luật Thánh Biển Đức và bản Hiến Pháp của các đan sĩ Xitô Nhặt Phép như nền tảng để trước tác bản Hiến Pháp của Phước Sơn và của Hội dòng Xitô Thánh Gia được thành hình sau này, Cha Biển Đức Thuận muốn dẫn đưa đan tu Việt-Nam đên gặp gỡ những nguồn suôi sống động và năng động đã nuôi sống dồi dào bao thế hệ đan sĩ trong Giáo Hội. Khi xin Dòng Đức Bà Việt-Nam được gia nhập Dòng Xitô, ngài đã muôn các đan sĩ của mình kín múc dòng nước ân sủng của truyền thống Xitô. Qua nỗ lực này, Cha Biển Đức Thuận diễn tả lòng trung thành của mình với truyền thống đan tu thánh thiện.

Sự trung thành thứ hai này hay mặt kia của sự trung thành kép được biểu lộ qua sự kiện ngài hướng dòng của mình tới một cuộc sống hoàn toàn tận hiến cho việc chiêm niệm. Khi được truyền thống Biển Đức-Xitô hướng dẫn, Cha Biển Đức Thuận dám can đảm tạo lập một đan tu thích ứng với não trạng và văn hoá của những con người đón nhận truyền thống đó. Như vậy, truyền thống không được coi như là những chữ chết hay cái lỗi thời, trái lại, nó luôn năng động và trao ban khả năng làm những điều mới mẻ.

Qua sự trung thành kép này – trung thành với truyền thống tốt lành địa phương, môi trường sống và những linh hứng của các Linh phụ Xitô – và cả kinh nghiệm cá nhân, Chúa Thánh Thần đã vào cuộc trong việc sáng tạo này. Nếu Cha Biển Đức Thuận giải thích truyền thống đan tu trong viễn cảnh của một cuộc gặp gỡ chung giữa Kitô giáo và văn hoá Việt-Nam, và nếu Dòng ngài thiết lập vừa mang chiều kích truyền thông và tính chất địa phương, thì chúng ta có thể nói rằng ngài đã tin tưởng vào công cuộc sáng tạo của Chúa Thánh Thần và ngài đã ngoan ngoãn với những linh hứng thần linh.

Sự trung thành kép này nhấn mạnh đến tầm quan trọng của đòi hỏi nhập thể. Một truyền thống chỉ sống và năng động khi nó tôn trọng và đảm nhận những con người trong một mảnh đất mới. Nói cách khác, truyền thống hành động cách nào để những hạt giống được gieo vãi trên một mảnh đất, có thể mọc lên và được nuôi sống trong một môi sinh thích hợp. Từ đó, truyền thông đan tu Kitô giáo bắt buộc phải nhập thể với văn hóa địa phương. Đó chính là một sự thâm nhập vào nhau.

Chính sự trung thành kép này đã cho phép Cha Biển Đức Thuận ươm trồng một cách thành công đan tu trên mảnh đất quê hương Việt-Nam.

*****

Cha Biển Đức Thuận đã ra đi và ngài sẽ không còn trở lại với chính thân xác ngày xưa để sống lại những gì ngài đã cưu mang. Phước Sơn tại Quảng Trị, bên bờ sống Bến Hải, chiếc nôi đầu tiên của đan viện Xitô đầu tiên, nay không còn, mà đã trở thành một lâm trường. Những vết chân của các đan sĩ ngày xưa đã từng in dâu trên “chốn thân thương” này đã bị xoá sạch theo thời gian. Sẽ có cuộc hành hương về cội nguồn Phước Sơn, nhưng chỉ là một cuộc thăm viếng, chứ không phải một sự định cư. Tất cả những con người xưa không còn: ‘Cảnh xưa còn đó, người xưa đâu còn”. Phải chăng như thế là thất vọng, và vô vọng?

Thiết tưởng, không phải thế. Cha Tổ Phụ đã ra đi, đã yên nghỉ trong lòng đất, một chút còn lại trong thân xác ngài đang nằm yên trong ngôi mộ bằng đá ở giữa các con cái. Tưởng nhớ ngài phải chăng chỉ là thắp một nén nhang để tỏ lòng biết ơn? hay cùng nhau về thăm chôn cũ, rồi chấm dứt tại đó?

Chúng ta, như hai môn đệ Phêrô và Gioan ngày xưa, đứng trước “ngôi mộ trống”, không còn tìm thấy thân xác của Thầy, vì Thầy đã sống lại. Người môn đệ Chúa Yêu, “đã nhìn thấy và đã tin”. Chính tình yêu cho người môn đệ đó thấy Thầy đang sống và tin vào Tình Yêu; và từ xác tín đó, Thầy sống mãi, tinh thần Thầy còn đó, mãi mãi. Đối với chúng ta, kỷ niệm ngày Cha Tổ Phụ khai sinh đời đan tu Xitô là dịp để chúng ta xác tín vào TINH THẦN CỦA NGÀI CÒN MÃI trong cuộc sống chúng ta hôm nay và tương lai. Chúng ta như đứng trước “ngôi mộ trống” và chúng ta cảm thấy như được mời gọi mở ra cho những điều kỳ diệu mà Thiên Chúa đã thực hiện trong cuộc đời và sự nghiệp của CHA ĐÁNG KÍNH BIỂN ĐỨC THUẬN và đang, sẽ thực hiện cho một cuộc sống mới, một cuộc sống đan tu ngày càng phong phú.

 

 


 

[1]Thư ngày 17 tháng 9 năm 1932. Lưu trữ trong văn khô” Tổng giáo phận Huế.

[2]   Thư ngày 20 tháng 7 năm 1934 gởi Cha Tổng Quản Lý. Lưu trữ tại văn khố Dòng Xitô tại Rôma.

[3]   Đó là trường hợp cha Willibrord, đã được huấn luyện đan tu tại đan viện Briquebec. Ngài đã đến và gia nhập Phước Sơn và tuyên khấn trọn đời tại đây. Nhưng sau một vài năm, ngài đã trở lại Briquebec. Ngài viết hai lá thư dài mô tả nếp sống tại Phước Sơn và những cảm nghĩ sơ khởi của mình. Ngài cũng viết một số trang hồi ký về Cha Tổ Phụ mà ngài hêt tình quí trọng. Tất cả những tài liệu này hiện lưu giữ tại văn khố Toàn Dòng Xitô ở Rôma và Hội Thừa Sai Paris.

[4] Thư của cha Berchmas Nguyễn Văn Thảo gởi cha Tổ Phụ Dòng Xitô, tháng 11 năm 15, bằng Pháp ngữ. Lưu trữ tại văn khố dòng Xitô tại Rôma.

[5] Thư không đề ngày – có thể vào khoảng năm 1960. Lưu trữ trong văn khố Dòng Xitô tại Roma.

[6] Thư ngày 22 tháng 8 năm 1860. Lưu trữ tại văn khố Dòng Xitô tịa Rôma.

[8] Thư ngày 2 tháng 11 năm 195. Lưu trữ tại văn khố Dòng Xitô tại Rôma.

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

BÀI VIẾT MỚI

spot_imgspot_img

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Kết thúc tiến trình phong chân phước cấp giáo phận cho “Cố Thuận” – vị sáng lập Dòng Xitô ở Việt Nam

Kết thúc tiến trình phong chân phước cấp giáo phận cho "Cố Thuận" - vị sáng lập Dòng Xitô ở Việt Nam Trưa ngày 10/5/2024,...

Trực tiếp Nghi thức bế mạc án phong chân phước cho Cha Henri Denis Benoit Thuận

  https://www.youtube.com/live/pjjg-00hrZQ?app=desktop   Vào thứ Sáu ngày 10 tháng 5 lúc 12 giờ trưa, giờ Rôma, (tức là 17 giờ Việt Nam). tại Tòa Đại Diện, phiên...

Lời Giáo Huấn của Cha Henri Denis Biển Đức Thuận

  Lời Giáo Huấn của Cha Henri Denis Biển Đức Thuận (1980 - 1933)                     Đấng Sáng Lập Hội Dòng Xitô Thánh Gia Ngày 15 - 08 - 1918 "Việc...

Kinh xin ơn nhờ lời chuyển cầu của cha Henri Denis Biển Đức Thuận

    Lạy Thiên Chúa toàn năng hằng hữu, vì lòng thương vô cùng Chúa đã sai Con Một Chúa xuống thế làm người, sống cuộc...

Hạnh Tích Cha Benoit (R. P. Henri Denis Cố Thuận)

        HẠNH TÍCH CHA BENOIT (R.P. HENRI DENIS CỐ THUẬN)             Nihil obstat: F.M. Bernard Mendiboure Tu viện trưởng Thánh mẫu Phước Sơn Vĩnh Linh, Quảng Trị Die 21 martii 1943 Imprimatur Franciscus Maria...

Gương đức hạnh của Cha Henri Denis Biển Đức Thuận – Tổ Phụ Hội Dòng Xitô Thánh Gia

Gương Đức Hạnh Của Cha Henri Denis Biển Đức Thuận - Tổ Phụ Hội Dòng Xitô Thánh Gia Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Ngày 18/11/2018, Tòa...

Phần I. Vài nét về cha tổ phụ Henri Denis Benoit

Thoát thai từ cái nôi Phước Sơn Quảng...

Phần II – Cha Tổ Phụ và HDXTTGVN

PHẦN II. CHA TỔ PHỤ VÀ HỘI DÒNG XITÔ...

Phần III, Từ ngày cha Tổ Phụ tạ thế đến nay. (Alberto Vũ Bá Đạt)

Hội Dòng Xitô Thánh Gia sau ngày cha...

TIỂU SỬ CHA BIỂN ĐỨC THUẬN

  TIỂU SỬ CHA BIỂN ĐỨC THUẬN, ĐẤNG SÁNG LẬP PHƯỚC...