Thứ Bảy, 27 Tháng Bảy, 2024

TƯỜNG TRÌNH VỀ CUỘC LÀM CHỨNG CHO CHA TỔ PHỤ BIỂN ĐỨC THUẬN

TƯỜNG TRÌNH VỀ CUỘC LÀM CHỨNG

CHO CHA TỔ PHỤ BIỂN ĐỨC THUẬN

05–06/07/2021

 

Quý Bề Trên, quý Cha, quý Thầy và quý Chị trong Hội Dòng,

Con kính gởi bản tường trình về cuộc Làm Chứng cho Cha Tổ Phụ Biển Đức Thuận từ 05.07.2021 đến 06.07.2021.

Tại Monastero Monache Cistercensi Santa Caterina, Via Santa Caterina 1, 62027 San Severino Marche (MC), Italia.

Phái đoàn tham dự gồm những thành viên sau đây:

  1. Cha M. Gioan Baotixita Trần Văn Chuyên (Fatima)
  2. Cha M. Ambrosio Nguyễn Thế Lưu (Fatima)
  3. Cha M. Martino Lê Quốc Tuấn (Fatima)
  4. Cha M. Guerrico Phạm Cao Vũ (PS, Áo)
  5. Thầy M. Alberto Vũ Bá Đạt (PL, Ý)
  6. Chị Pietrus-Khanh Trần Thị Hoa (S. Caterina)
  7. Chị Angela Merici Trần Thị Thanh (S. Caterina)
  8. Chị M. Paulus-Tịnh Hà Thị Phương (S. Caterina)
  9. Chị M. Faustina Mai Thị Khanh (S. Caterina)
  10. Chị M. Phaolo-Lộc Ngô Thị Bình (S. Caterina)
  11. Chị M. Giacobê Phan Thị Vân (S. Caterina)

Vào lúc 15g30 chiều thứ Hai 05.07.2021 ba vị của Bộ Phong Thánh đã đến Đan viện Santa Caterina. Ba vị gồm có:

  1. Cha Francesco Maria Tasciotti (Thẩm phán)
  2. Cha Don Roberto Folonier (Luật sư chứng giám) (robertofolonier@gmail.com)
  3. Một nam giáo dân (Thư ký)

 

Phái đoàn Tòa Án đã đã gặp riêng từng người, cụ thể như sau: 

1. Cha Gioan Baotixita Trần Văn Chuyên làm chứng:

Sau khi chào hỏi xã giao, các vị bắt đầu làm việc với cha Gioan Baotixita Chuyên. Cha Chuyên cho biết là chỉ có cha Francesco (Thẩm phán) đặt câu hỏi, còn cha Roberto (Luật sư chứng giám) chỉ ngồi nghe. Vì cha Francesco nói tiếng Pháp yếu nên ngài đặt câu hỏi bằng tiếng Ý nhiều hơn bằng tiếng Pháp, nên Thầy Alberto Đạt phải làm thông dịch từ tiếng Ý qua tiếng Việt và ngược lại.

Mỗi người phải cho vị thư ký biết tên, tuổi, cộng đoàn nơi đang sống, tên cha và mẹ, để họ ghi vào tờ chứng của từng người.

Cha Thẩm phán đặt câu hỏi về nhiều khía cạnh liên quan đến Cha Tổ Phụ như thời thơ ấu của ngài; ai là người đã giúp Cha Tổ Phụ tìm ra ơn gọi tận hiến và truyền giáo;  thời gian sống ở tiểu và đại chủng viện;  lý do nào ngài thích đi truyền giáo; khi đến Việt Nam, tại sao đang làm cha giáo dạy ở chủng viện ngài lại xin đi coi giáo xứ? lý do gì ngài muốn lập Dòng? khi lập Dòng ngài đã sống ơn gọi đan tu như thế nào? ngài đối xử với anh em ra sao? ngài sống ba nhân đức đối thần thế nào? Tại sao ngài chết? ngài chết vào ngày nào?

Về ngày tạ thế của cha Tổ phụ, cha Gioan Baotixita Chuyên trả lời là ngày 25.07.1933. Nhưng cha Francesco (Thẩm phán) nói là ngài xem trong tờ bướm do cha Cáo Thỉnh Viên I soạn bằng tiếng Ý ghi là ngày 21.07.1933? 

Cha Chuyên nói rằng: theo sách «Hạnh tích cha Benoit Thuận» của Vp. Emmanuel Chu Kim Tuyến biên soạn thì Cha Tổ Phụ mất vào ngày 25.07.1933, trước đó ngài bị bệnh và có thời gian hấp hối.

Cha Francesco (Thẩm phán) vẫn chưa thõa mãn về câu trả lời này.

Cha Francesco cho biết là ngài cũng đang thụ lý việc điều tra phong chân phước cho Đức Hồng Y Thuận. Những nhân chứng cho ngài biết là thân phụ mẫu của Đức Hồng Y Thuận rất có lòng quí trọng Cố Thuận nên đã đặt tên Thuận cho người con trai của mình. Điều này chính Đức Hồng Y Thuận đã kể cho anh em ở Fatima nghe và ngài nói là ngài mong cho Cha Biển Đức Thuận sớm được phong thánh vì Cha Biển Đức Thuận thật thánh thiện và xứng đáng.

Sau khi Cha Chuyên kể lại cho nhóm nghe cuộc làm chứng của ngài để chuẩn bị tinh thần cho cuộc làm chứng tiếp theo của mỗi người. Con, Ambrosio Lưu tối đó đã đọc lại cuốn «Hạnh Tích Cha Benoit» để tìm hiểu tại sao cha Cáo Thỉnh Viên I dựa vào đâu mà viết ở tờ bướm câu: «padre Benoit, però, aveva già raggiunto il paradiso il 21 luglio 1933 – cha Benoit đã về cõi thiên đàng vào ngày 21 tháng 7 năm 1933». Con đã tìm ra câu trả lời trong cuốn Hạnh Tích, ở trang 103:

Khi Cha Tổ Phụ qua đời rồi Cha Bề Trên Bernard lên nối quyền, gởi ái tín cho gia đình Louvier, bà phúc đáp như sau:

«Lạy cha đáng kính, con đã được thơ Cha Bề Trên tốt lành Benoit sai một thầy viết ngày 21.07.1933 đưa tin cho chúng con biết: Chúa đã khép án tử cho Ngài! Thơ ấy ngài đã ký, có lẽ là chữ ký sau hết! Nay được tin ngài từ trần, chúng con đau đớn lắm. Chúng con quen biết ngài đã lâu, ngay từ khi tòng học tiểu chủng viện. Trước khi sang Việt Nam, ngài đến từ giã chúng con lần sau hết. Ngài tỏ ý kiến tốt lành là muốn làm thầy dòng và giúp đào luyện cho có thầy dòng Việt Nam.»

Có lẽ cha Cáo Thỉnh Viên I đã hiểu sai, nên cho rằng Cha Tổ Phụ đã mất vào ngày 21.07.1933, là ngày viết thư báo tin ngài đau nặng, chứ không phải là ngày Cha Tổ Phụ ly trần.  

2. Cha Ambrosio Nguyễn Thế Lưu làm chứng:

Vào lúc 9g sáng ngày thứ Ba 06.07.2021 con, Ambrosio Lưu là người thứ hai làm chứng về Cha Tổ Phụ. Con đã trưng dẫn câu trên với cha Francesco (Thẩm phán) và nói cho ngài biết là cha Cáo Thỉnh Viên đã hiểu sai, nghỉ rằng ngày viết lá thư báo tin Cha Tổ Phụ sắp chết là ngày ngài chết, nên viết «cha Benoit đã về cõi thiên đàng vào ngày 21.07.1933». Con đã yêu cầu cha Francesco điều chỉnh lại ngày ly trần của Cha Tổ Phụ là ngày 25.07.1933, và ngài đã đồng ý.

Ngài nhìn thấy con để trên bàn những tờ giấy viết tay bằng tiếng Pháp, ngài hỏi có phải là con đã dọn để làm chứng về Cha Tổ Phụ không? Con trả lời: Dạ, đúng vậy. Ngài xin cho ngài xem. Sau khi xem qua, ngài nói những điểm con viết rất thích hợp để làm chứng về Cha Tổ Phụ Benoit, và ngài dịch ra tiếng Ý cho vị thư ký đánh máy những điều mà con đã viết.

Con liền thông báo cho các Cha và các Chị cũng hãy dọn ra giấy bằng tiếng Pháp hay Ý, như vậy vấn đề làm việc nhanh hơn, đở thông dịch qua lại.

Trong những trang giấy đó con đã viết về 3 nhân đức đối thần của Cha Tổ Phụ, là điều mà cha Gioan Baotixita Chuyên nhắc chúng con là cha Thẩm phán có thể hỏi mỗi người, vì đây là vấn đề quan trọng trong việc tìm hiểu về sự thánh thiện của Cha Tổ Phụ. Con đã viết như sau:

«Cha Benoit Thuận đã sống 3 nhân đức đối thần một cách anh hùng:

 

– Đức Tin:

Được cha mẹ đạo đức dạy cho biết yêu mến Chúa và tha nhân ngay khi còn nhỏ, Denis đã biết thể hiện lòng tin và sự trưởng thành của mình ngay sau kỳ nghỉ hè ở Tiểu chủng viện: «Chú tự làm một thời khắc biểu: giờ thì đọc kinh xem lễ, giờ thì giúp cha khấu bột làm bánh, giờ thì lại đi cắt cỏ ngựa hoặc theo mẹ ra bờ biển hái rau. Chiều tới, chú thường dạy trả láng diềng, thế tất họ cũng chi độ ít nhiều đỡ tiền xe pháo sách vở. Chúa nhật lễ nghỉ Denis xin phép cha mẹ đi thăm viếng kẻ khó khăn, liệt lào» (HT, trg. 35, sách củ).

Sau này khi đã sang Việt Nam, làm cha xứ Nước Mặn, ngài thương yêu giúp đở người nghèo đến không còn một đồng trong túi, nhưng rồi Chúa cho có những người ẩn danh gởi tiền đến giúp ngài, và ngài tin đó chính là Chúa gởi: «Thế tất là Chúa chứ ai? Muôn năm Chúa» (HT, trg. 54).

Từ khi xin phép Đức Cha Allys Lý lập Dòng cho đến khi được ngài chấp thuận ròng rã 9 năm trường, nhưng Cha Benoit Thuận vẫn luôn kiên trì tin tưởng vào Chúa, dẫu gặp rất nhiều lời đắng cay, nghi ngờ từ phía Đức Cha và nhiều linh mục: «Việc con toan làm, nếu đẹp lòng Chúa, thì chắc sẽ thành công, bằng không thì con chịu hỏng việc, trong mọi sự con hằng phú dâng trong tay Chúa và Đức Mẹ.» (HT, trg. 103-4).

 

– Đức Cậy:

Lập Dòng với bàn tay trắng, nhờ ân nhân giúp đở Cha Benoit mới có thể dựng được vài căn nhà, nhưng chẳng may hỏa hoạn đã làm cháy rụi một căn nhà và đồ đạc trong đó:  «Mặc lòng chúng con đã hát Magnificat trọng thể tạ ơn Chúa.» (HT, trg. 150).

Cha Tổ Phụ nói với cha Gilbert Barnabé: «Luôn luôn thấy ngón tay Chúa trong hết mọi sự, bất luận xuôi thuận hay trắc trở, khi gặp điều trái ý chớ hành động ngược lại, phải phục tùng thánh ý Chúa» (HT, trg. 211).  

 

– Đức Mến:

  • Khi còn nhỏ, Denis được cha dạy mang lương thực đi chia sẽ cho những người nghèo (HT, trg. 30).
  • Khi ngài dạy học ở Chủng viện hay khi làm cha xứ Nước Mặn, ngài phân phát thuốc men, băng bó vết thương, tắm rửa tử thi và chôn cất người bị bệnh dịch chết, phân phát thực phẩm, giúp tiền bạc, đến nỗi ngài phải mắc nợ nhiều lần (x. HT, trg. 53-54).
  • Khi làm Bề trên, ngài thương yêu và chăm sóc anh em như một người cha, luôn quan tâm đến sức khỏe của anh em khi đau yếu, bảo anh em phải ăn uống nhiều hơn để mau lành bệnh (HT, trg. 192-193).
  • Vì yêu thương anh em, ngài chia sẻ mọi công việc tay chân nặng nhọc như phở đất để trồng trọt, đốn cây rừng về làm nhà, gánh lúa, chà gạo, chèo đò, v.v. một công việc dơ bẩn nhất, thấp hèn nhất là quét dọn nhà vệ sinh, ngài giử riêng công việc phục vụ này cho đến ngày ngài mất (HT, trg. 191).

 

Sau đó Cha Francesco hỏi con thêm 3 câu:

1. Mộ của Cha Tổ Phụ bây giờ ở đâu?

Con trả lời: Hài cốt của ngài đã được đưa từ nhà Dòng nơi ngài thành lập, tại Quảng Trị, về nhà Phước Sơn, tại ấp Tân Lộc – Tx. Bà Rịa Vũng Tàu.

2. Giáo dân có đến kính viếng mộ của ngài?

Con trả lời: Có.

3. Đã có phép lạ xảy ra chưa?

Con trả lời: Như con được biết là chưa.

Sau đó ngài in tờ làm chứng ra, ngài và con ký từng trang một. Những vị sau này làm chứng cũng đều phải làm thủ tục như vậy cả. 

3. Cha Martino Lê Quốc Tuấn làm chứng:

Cha Tuấn cũng đã dọn sẳn bài viết bằng tiếng Pháp về Cha Tổ Phụ và trao cho cha Thẩm phán. Ngài cũng dịch từ tiếng Pháp sang tiếng Ý cho vị thư ký đánh máy những điều cha Tuấn viết. Sau đó ngài còn hỏi thêm cha Tuấn về ngày cha Tổ phụ vào Chủng viện, sang Việt Nam, làm cha xứ Nước Mặn, ngày lập Dòng… 

4. Cha Guerrico Phạm Cao Vũ làm chứng:

Con xin tóm tắt buổi làm chứng của con như sau

Sau khi vị thẩm phán chào hỏi xã giao với con vài câu bằng tiếng Đức, ngài hỏi con có biết tiếng Ý, tiếng Anh, tiếng Pháp hay Latin không, con trả lời tiếng Đức là tốt nhất cho con. 

Và nhờ thầy Đạt (Phước Lý) làm thông dịch, sáng hôm đó, 06.07 thầy có nói với con cứ soạn bằng tiếng Đức những gì muốn làm chứng, nên con soạn trên laptop và mang theo, nhờ thế vị thẩm phán bảo con đưa bản tiếng Đức đó cho Google dịch sang tiếng Ý. Và ngài bảo thư ký soạn lại, khi có câu nào không xuôi, thì thư ký trao đổi với con.

Trong khi thư ký soạn, thì thẩm phán hỏi con có hình ảnh về ngôi mộ của cha Tổ Phụ không? Nhờ có mạng, nên con tìm từ khóa: Đan Viện Thánh Mẫu Phước Sơn, thấy được vài hình ảnh về CĐ Phước Sơn, cũng may trong đó có mộ Cha Tổ Phụ.

Ngài cũng hỏi con:

– Phước Sơn có bao nhiêu thành viên?

– Hơn 200 thành viên.

Vị thẩm phán tỏ dấu rất ngạc nhiên. Lúc đó thầy Đạt có in sẵn bản tóm tắt các Đan viện trong Hội Dòng có kèm theo nhân sự, nên đã đưa cho ngài xem. Và nhờ thầy Đạt cho biết nhà nào có Đan Viện Phụ, nhà nào chưa. Sau đó ngài muốn xem hình ảnh CĐ Phước Sơn (chụp cả CĐ), nhưng tiếc là con không có sẵn, mà kiếm trên mạng chỉ được vài hình, với một nhóm nhỏ.

  • Một chi tiết quan trọng ngài muốn biết là: Tên đầy đủ của cha Golliot là gì? Nhưng con khôg thể trả lời được, vì con cũng chỉ tham khảo các tài liệu được các cha cho để chuẩn bị. Trong cuốn Hạnh tích cũng chỉ ghi ngắn gọn là cha Golliot. 
  • Về nội dung bản con soạn bằng tiếng Đức để cho thư ký soạn lại sang tiếng Ý, thì cũng theo thứ tự: Tên cha mẹ Cha Tổ Phụ, ngày tháng năm sinh và nơi sinh. Năm mẹ Cha Tổ Phụ qua đời, rồi sau đó Cha Tổ Phụ rước lễ lần đầu, vào tiểu chủng viện, chịu chức linh mục, đến Việt Nam với ba giai đoạn: năm năm làm giáo sư tiểu chủng viên An Ninh, năm năm ở xứ Nước Mặn và lại làm giáo sư  tiểu chủng viên An Ninh năm năm trước khi lập dòng.
  • Cuối cùng Ngài qua đời 25. 07.1933

Sau khi thư ký soạn xong, đã in ra và vị luật sư chứng giám đã yêu cầu con ký tên vào.

Đó là tất cả diễn tiến buổi con làm chứng về  Cha Tổ Phụ. 

5. Chị Pietrus-Khanh Trần Thị Hoa

Chị Hoa cũng dọn sẳn bài viết về Cha Tổ Phụ bằng tiếng Ý và giao cho cha Thẩm phán. Ngài đọc cho anh thứ ký đánh máy những điểm quan trọng về tinh thần của Cha Tổ Phụ mà chị viết. Sau đó ngài hỏi chị Hoa 2 câu:

  • Dòng của chị ở Việt Nam có gần với mộ của Cha Tổ Phụ? Thưa gần.
  • Chị có đến viếng thăm mộ của Cha Tổ Phụ? Thưa có, đã vài lần.

 

Đến 18g chiều ngày 6 tháng 7 các vị chụp hình lưu niệm với chúng con, sau đó các vị từ giả để về lại Roma vì bận công vụ đột xuất (theo chương trình dự định trước thì các ngài sẽ làm việc tới ngày 9/7/2021). Các hứa vị sẽ trở lại gặp 5 Chị còn lại, nhưng chưa định ngày.

Xin gởi đến quý Bề Trên, quý Cha, quý Thầy và quý Chị trong Hội Dòng bản tường trình về cuộc làm chứng cho Cha Tổ Phụ Benoit để quý vị được tường.

Nhờ lời chuyển cầu của Cha Tổ Phụ Benoit Thuận, xin Chúa giúp chúng ta biết làm chứng cho Cha Tổ Phụ bằng chính cuộc sống dấn thân trọn vẹn của mỗi người chúng ta.

 

Đan viện Fatima Orsonnens, ngày 14 tháng 7 năm 2021

Fm. Ambrosio Nguyễn Thế Lưu, Fatima

 

Một số hình ảnh:

 

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

BÀI VIẾT MỚI

spot_imgspot_img

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Kết thúc tiến trình phong chân phước cấp giáo phận cho “Cố Thuận” – vị sáng lập Dòng Xitô ở Việt Nam

Kết thúc tiến trình phong chân phước cấp giáo phận cho "Cố Thuận" - vị sáng lập Dòng Xitô ở Việt Nam Trưa ngày 10/5/2024,...

Trực tiếp Nghi thức bế mạc án phong chân phước cho Cha Henri Denis Benoit Thuận

  https://www.youtube.com/live/pjjg-00hrZQ?app=desktop   Vào thứ Sáu ngày 10 tháng 5 lúc 12 giờ trưa, giờ Rôma, (tức là 17 giờ Việt Nam). tại Tòa Đại Diện, phiên...

Lời Giáo Huấn của Cha Henri Denis Biển Đức Thuận

  Lời Giáo Huấn của Cha Henri Denis Biển Đức Thuận (1980 - 1933)                     Đấng Sáng Lập Hội Dòng Xitô Thánh Gia Ngày 15 - 08 - 1918 "Việc...

Kinh xin ơn nhờ lời chuyển cầu của cha Henri Denis Biển Đức Thuận

    Lạy Thiên Chúa toàn năng hằng hữu, vì lòng thương vô cùng Chúa đã sai Con Một Chúa xuống thế làm người, sống cuộc...

Hạnh Tích Cha Benoit (R. P. Henri Denis Cố Thuận)

        HẠNH TÍCH CHA BENOIT (R.P. HENRI DENIS CỐ THUẬN)             Nihil obstat: F.M. Bernard Mendiboure Tu viện trưởng Thánh mẫu Phước Sơn Vĩnh Linh, Quảng Trị Die 21 martii 1943 Imprimatur Franciscus Maria...

Gương đức hạnh của Cha Henri Denis Biển Đức Thuận – Tổ Phụ Hội Dòng Xitô Thánh Gia

Gương Đức Hạnh Của Cha Henri Denis Biển Đức Thuận - Tổ Phụ Hội Dòng Xitô Thánh Gia Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Ngày 18/11/2018, Tòa...

Phần I. Vài nét về cha tổ phụ Henri Denis Benoit

Thoát thai từ cái nôi Phước Sơn Quảng...

Phần II – Cha Tổ Phụ và HDXTTGVN

PHẦN II. CHA TỔ PHỤ VÀ HỘI DÒNG XITÔ...

Phần III, Từ ngày cha Tổ Phụ tạ thế đến nay. (Alberto Vũ Bá Đạt)

Hội Dòng Xitô Thánh Gia sau ngày cha...

TIỂU SỬ CHA BIỂN ĐỨC THUẬN

  TIỂU SỬ CHA BIỂN ĐỨC THUẬN, ĐẤNG SÁNG LẬP PHƯỚC...