Thứ Tư, 19 Tháng 3, 2025

Chúa Nhật V TN – B, Mc 1,29-39: Việc phụ nhưng quan trọng

VIỆC PHỤ NHƯNG QUAN TRỌNG

(Mc 1,29-39)

M. Bosco, PS

Trong một vở kịch thường nhân vật chính được chú ý hơn các nhân vật phụ. Tuy vậy, những nhân vật phụ cũng đóng vai trò không thể thiếu. Trong câu chuyện chữa lành bệnh tật và trừ quỷ, Đức Giêsu là nhân vật chính, đóng vai thầy thuốc. Những người bệnh và những người bị quỷ ám cũng được coi là những nhân vật chính được chữa lành. Ở đây chúng ta tập trung vào các nhân vật phụ để thấy vai trò quan trọng của họ. Họ đóng vai người nói về tình trạng bệnh cho Đức Giêsu và đưa bệnh nhân cũng như những người bị quỷ ám đến với Người.

  1. Nói cho Chúa về tình trạng bệnh nhân

Mẹ vợ ông Simon đang lên cơn sốt, bà như bất lực nằm một chỗ. Bà không tự mình tìm thầy tìm thuốc cho mình. Trong khi đó, người nhà của bà mau mắn “khai bệnh” dùm cho bà, nói cho Thầy Giêsu tình trạng bệnh của bà thế nào.

Đối với Thầy Giêsu, Người không cần ai nói cho biết tình trạng bệnh nhân thế nào, cũng chẳng cần bệnh nhân khai bệnh đau thế nào, sốt làm sao, ăn được ngủ được không… Người cũng không cần bắt mạch hay đo huyết áp, đo nhịp tim gì cả. Bởi vì Người là Thiên Chúa, Đấng thấu suốt mọi sự.

Tuy nhiên, khi người thân của bệnh nhân “khai bệnh” của bà với Đức Giêsu thì đây là một công việc hết sức quan trọng thúc đẩy Đức Giêsu ra tay chữa lành cho bà. Sự thúc đẩy này không phải bắt nguồn từ quyền lực hay uy thế của con người, nhưng bắt nguồn từ sự quan tâm của người thân đối với bệnh nhân của họ, và lòng tin tưởng vào tình yêu và quyền năng chữa lành của Đức Giêsu. Bởi lẽ khi người thân của bà nói cho Đức Giêsu về tình trạng của bà, điều này bao hàm rằng họ xin Chúa chữa lành cho người thân của họ và tin tưởng vào quyền năng chữa lành của Chúa. Kế đến là họ yêu thương quan tâm chăm sóc bệnh nhân.

Làm như thế, họ thể hiện ba nhân đức: Tin, tin vào quyền năng chữa lành của Chúa. Cậy, cậy vào tình yêu và quyền năng của Chúa. Mến, mến yêu người bệnh đang đau khổ vì bệnh tật. Việc làm bộc lộ các nhân đức như thế thì Đức Giêsu phải ra tay chữa lành.

Như vậy, nói với Chúa về tình trạng của bệnh nhân cũng đã là cầu nguyện và cầu nguyện với niềm tin, với lòng cậy trông và yêu người. Lời cầu nguyện như thế chắc chắn đẹp lòng Chúa và Chúa sẽ làm điều tốt nhất theo ý Chúa. Chúa cũng tiếp tục làm điều tốt nhất trong trường hợp người ta đưa những bệnh nhân và những người bị quỷ ám tới Chúa.

  1. Đưa bệnh nhân và người bị quỷ ám đến với Chúa

Đối với Đức Giêsu, để chữa bệnh, Đức Giêsu có thể đụng chạm vào bệnh nhân và nói một lời nào đó. Chẳng hạn trong trường hợp Chúa chữa cho một người bị bệnh phong ở Tin Mừng Lc 5,12-16. Chúa đụng vào anh ta và bảo: “Tôi muốn, anh hãy được sạch.” Thế là người bệnh phong được thanh sạch. Nhưng có khi Chúa không cần gặp gỡ bệnh nhân. Chẳng hạn Đức Giêsu từng chữa lành cho người đầy tớ của viên đại đội trưởng mà Đức Giêsu không gặp cũng không đụng chạm gì tới người đầy tớ của ông (Mt 8,5-13).

Đức Giêsu không chữa bệnh bằng nhân điện từ xa, cũng không đọc vài tên thuốc cho người nhà của bệnh nhân và họ đi mua thuốc theo toa về cho người bệnh uống, nhưng nếu cần Chúa dùng quyền năng Chúa mà chữa lành họ. Quyền năng của Chúa bao phủ cả địa cầu, can thiệp kịp thời cho người cần được cứu chữa. Sự kiện như Tin Mừng kể: Người ta đem mọi kẻ ốm đau và những ai bị quỷ ám đến cho Người. Vì họ tin vào quyền năng chữa lành của Người. Đồng thời làm việc này, họ bộc lộ mối quan tâm gắn bó của họ đối với bệnh nhân. Như thế họ đóng vai trung gian xin Chúa chữa lành cho những bệnh nhân ấy.

Đây cũng là yếu tố thúc đẩy Chúa ra tay chữa lành cho bệnh nhân. Ngược lại, giả như người ta không đem những người đau ốm bệnh tật, người bị quỷ ám tới thì những người này không có cơ hội được gặp Chúa để được Chúa chữa lành, và có lẽ câu chuyện Chúa chữa lành bệnh tật này không được xảy ra. Do đó, việc đưa bệnh nhân đến với Đức Giêsu là một việc quan trọng. Có việc làm này là có phép lạ.

Bởi vậy, chúng ta có thể nói nhu cầu chữa lành về thân xác cũng như linh hồn của những người đau yếu, cách này hay cách khác phụ thuộc không ít vào những người phụ giúp. Nếu có nhiều người đồng tâm hiệp ý cầu xin, nếu có nhiều người giúp tha nhân một tay vì họ đang cần sự giúp đỡ thì Chúa sẽ ra tay chữa lành cho và ban những ơn cần thiết cho họ. Vì Chúa từng nói trong Tin Mừng Mt 20,19: “Thầy bảo thật anh em: Nếu ở dưới đất, hai người trong anh em hiệp lời cầu xin bất cứ điều gì, thì Cha Thầy, Đấng ngự trên trời, sẽ ban cho.”

Nếu trong một vở kịch những nhân vật chính đóng vài trò quan trọng, thì những nhân vật phụ làm những công việc xem ra tầm thường nhưng không kém phần quan trọng. Trong câu chuyện Tin Mừng những người nói về tình trạng bệnh nhân hay đưa bệnh nhân và những người bị quỷ ám đến với Đức Giêsu chỉ là những nhân vật phụ. Phụ nhưng quan trọng, bởi vì dù Đức Giêsu luôn có đó và sẵn sàng ban phát ơn lành cho những ai cần đến. Tuy nhiên, nếu có những người đóng vai phụ biết quan tâm đến nhu cầu người khác, thì Chúa như bị thúc bách ban ơn cho họ.

 

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

…Xin Người cho anh em biết con người và ơn gọi của anh em là gì…

Một vài suy nghĩ về con người và ơn...

01/11 Các Thánh Nam Nữ, Mt 5,1-12a: Tấm gương Các Thánh

  TẤM GƯƠNG CÁC THÁNH (Kh 7,2-4.9-14, Mt 5,1-12a)  M. Bosco, PS  ...

Ai tín

Cái giá của người môn đệ

24/11 - LỄ KÍNH CÁC THÁNH TỬ ĐẠO VIỆT...

BÀI VIẾT MỚI

spot_imgspot_img

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Giuse – Gương khiêm nhường

  Giuse - Gương Khiêm Nhường M. Anton Trần Văn Nhâm, PV      Khi nói đến thánh Giuse chúng ta nghĩ ngay đến một vị thánh...

Thánh Giuse – Người Cha khiêm nhường

  Lễ Thánh Giuse, Bạn trăm năm Đức Maria  (Lc 2,41-51a) M. Phêrô Kim Ngôn Nguyễn Bảo Duy, Phước Hiệp Hôm nay, ngày 19-3, chúng ta cùng với toàn...

Chúa Nhật II Mùa Chay, Lc 9,28b-36: Các môn đệ chịu nhiều gian khổ khi đi theo Chúa Giêsu

    Các môn đệ chịu nhiều gian khổ khi đi theo Chúa Giêsu (Lc 9,28b-36) Fm. Emmanuel Trần Quốc Khánh, Fatima Các môn đệ đã phải chịu đói,...

Chúa nhật II MC – C: Đức tin biến đổi cuộc đời

Chúa nhật II MC - C Lc 9,28b-36  ĐỨC TIN BIẾN ĐỔI CUỘC ĐỜI Các môn đệ chịu nhiều gian khổ khi đi theo Chúa Giêsu. Các môn đệ...

Chúa Nhật I, Mùa Chay, Năm C (Lc 4,1-13) Ba cơn cám dỗ

Chúa Nhật I, Mùa Chay, Năm C (Lc 4,1-13) Ba cơn cám dỗ Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Chúa Giêsu dù là Ngôi Hai Thiên Chúa, nhưng...

Chúa Nhật I Mùa Chay, Lc 4,1-13: Những cám dỗ

    NHỮNG CÁM DỖ M. Bartholomeo Nguyễn Văn Thời, Châu Thủy Ma quỉ là loài xảo quyết nhất trên đời. Ma quỉ tìm mọi cách, mọi mánh...

Chúa Nhật I Mùa Chay, Lc 4,1-13: Cám dỗ

    CÁM DỖ (Lc 4,1-13) Luân An, Phước Lý Sống giữa xã hội Việt Nam hôm nay, chúng ta đang được chứng kiến một sự thanh lọc mạnh...

Chúa Nhật VIII, Thường Niên, Năm C (Lc 6, 39-45) “Người tốt thì lấy ra cái tốt từ lòng mình”

Chúa Nhật VIII, Thường Niên, Năm C (Lc 6, 39-45) “Người tốt thì lấy ra cái tốt từ lòng mình” Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist “Sàng rồi...

Chúa Nhật VIII TN, C, Lc 6,39-45: Những bài học đáng quý

    NHỮNG BÀI HỌC ĐÁNG QUÝ (Lc 6,39-45) M. Eugenio Nguyên, Phước Lý Không như mọi khi, bài giảng hôm nay Chúa Giêsu không nói với đám đông...